Cách trữ đông cháo cho bé an dặm

Mẹo trữ đông rau cho bé ăn dặm, an toàn mà không mất chất

Rau củ quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong buổi ăn dặm cho bé. Tuy nhiên với các mẹ bận rộn thì cần biết cách trữ đông rau cho bé an toàn để dùng dần vừa tiết kiệm thời gian...

Xem nhanh

  • 1. Mẹo trữ đông rau cho bé ăn dặm, an toàn mà không mất chất

1. Mẹo trữ đông rau cho bé ăn dặm, an toàn mà không mất chất

Rau củ quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong buổi ăn dặm cho bé. Tuy nhiên với các mẹ bận rộn thì cần biết cách trữ đông rau cho bé an toàn để dùng dần vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn rất bổ dưỡng như rau củ tươi.
Không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng, rau củ quả còn rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Theo Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh: Nếu bảo quản đúng thì thức ăn dặm sau khi rã đông vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn cho bé.
Vì thế mẹ phải biết cách trữ rau cho bé một cách nghiêm ngặt, khoa học để bảo quản đồ ăn cho con tốt nhất.
Cách chế biến rau củ để trữ đông
Trước khi tìm hiểu cách trữ đông rau cho bé, mẹ cũng cần biết cách chế biến các món ăn dặm cho bé
đúng cách và hợp quy chuẩn. Nhìn chung cũng không quá phức tạp và rườm rà.
Đồ dùng cần thiết khi chế biến và trữ đông rau cho bé ăn dặm
Khay/mâm lớn để rau củ
Khay/đĩa nhỏ để đồ ăn của bé, 2-3 chén đựng cháo và thực phẩm cho bé
Máy xay
Dao nhỏ, dao lớn, dao bào
Thớt nhựa
Rây thực phẩm (lỗ vừa, lỗ lớn)
Hộp đựng cháo trắng trữ trong tủ ăn hàng ngày
Nồi nấu cháo
Hộp/khay đựng thức ăn trữ đông
Dụng cụ nghiền trái cây
Giấy note để ghi tên các loại thực phẩm và ngày chế biến

Cách trữ đông cháo cho bé an dặm


Mẹ nên chuẩn bị các loại khay nhựa, túi zip an toàn để trữ đông rau cho bé
Cách chế biến rau củ cho bé ăn dặm
Khi chăm sóc con
, mẹ có thể chế biến nhiều loại súp theo cách chung như sau:
Hầm mía lấy nước luộc rau củ.
Với các loại củ (khoai lang, khoai tây, cà chua, mướp, su su, củ cải) sau khi đã rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ và cho vào nồi nước mía luộc cùng cho ngọt
Các loại rau lá xanh như mùng tơi, rau ngót, rửa sạch, xay/nghiền sống
Củ quả sau khi đã luộc chín mềm, cho vào xay hoặc rây rồi lược bỏ bớt xác cho mịn
Thành phẩm sau khi để nguội chia phần cho vào hộp (khay) và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh trong vòng 1 tuần.

Cách trữ đông cháo cho bé an dặm


Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé yêu. Việc sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày khoa học, hợp lý đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của trẻ.
Cách trữ đông rau cho bé an toàn
Mẹ có thể bảo quản thức ăn của trẻ
trong ngăn đá rau quả đã xay đến 2 ngày. Nếu bảo quản tốt trong tủ đá, với các dụng cụ chuyên dụng thì thời gian bảo quản có thể lên đến 2 tháng.
Bảo quản bằng khai nhựa
Đông lạnh rau đã chế biến cho bé trong các khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải. Sau đó đựng trong hộp kín; dán nhãn ngày cũng như tên loại rau trên hộp.
Bảo quản bằng túi nilon
Các mẹ có thể sử dụng khay thức ăn với lớp nylon chuyên dụng, dùng để bọc rau cho bé. Khi thức ăn đã đông, đựng trong hộp kín và dán nhãn ngày cũng như tên thức ăn trên hộp.
Hoặc bảo quản nguyên phần thức ăn trong túi. Khi rã đông, chia nhỏ thành các phần và giữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách trữ đông cháo cho bé an dặm


Sau khi rã đông, mẹ cần cho bé ăn ngay để đảm bảo dinh dưỡng
Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé
Mẹ có thể rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh, đun cách thủy hoặc lò vi sóng:
Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh:
Mẹ lấy những phần ăn trong khay đá ra đĩa ăn của bé, bọc lại và để vào ngăn mát qua đêm.
Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy:
Để túi thức ăn đông lạnh dán kín miệng vào nước ấm, có thể thay nước nếu cần. Khi đã rã đông, chia nhỏ phần thức ăn vào bát, bọc lại và để tủ lạnh cho đến khi sử dụng.
Lò vi sóng:
Rã đông bằng lò vi sóng trong thời gian quy định. Khuấy và đảo thường xuyên, đảm bảo thức ăn hoàn toàn được rã đông trước khi dùng.
Những lưu ý quan trọng
Tuy nhiên, để thực hiện cách trữ đông rau cho bé trên, các mẹ cũng cần phải chú ý những điều cực kỳ quan trọng sau:
Chú ý dán giấy ngày làm thực phẩm và tên thực phẩm vào từng bao bì:
Điều này sẽ hạn chế khả năng quên lãng của các bà mẹ do công việc quá bận rộn.
Chỉ sử dụng thức ăn đông trong 1 tuần để có kết quả tốt nhất:
Không nên để quá lâu. Dù là phương pháp có tối ưu đến mấy, vẫn chỉ có thể bảo quản thực phẩm được trong khoảng thời gian nhất định.
Một khi đã rã đông thì không tiếp tục bảo quản nữa:
Không nên tiếp tục làm đông những thực phẩm đã rã đông 1 lần.
Không sử dụng những sản phẩm từ thủy tinh để bảo quản ngăn đá:
Dùng thủy tinh sẽ dẫn đến tình trạng nứt chai, lọ và gây nguy hiểm.

Cách trữ đông cháo cho bé an dặm


Không nên trữ đông lại thực phẩm đã rx đông để đảm bảo an toàn vệ sinh
Mẹ cũng cần lưu ý phải thường xuyên vệ sinh tủ lạnh nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn trong đó. Nhiệt độ của tủ lạnh phải được duy trì ổn định, hạn chế việc mở ra mở vào liên tục vì sẽ dễ làm hỏng thức ăn.
Với phương pháp trữ đông thức ăn này, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm làm việc và không phải lo lắng khi mỗi lần chuẩn bị đồ ăn từng bữa cho con nữa.

Tags:

trữ đông rau cho bé , trữ đông rau an toàn cho bé , trữ đông rau không bị mất chất , các cách trữ đông rau cho trẻ , hướng dẫn trữ đông rau cho bé , hướng dẫn trữ đông rau cho bé ,