Cảm nhân Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức bà Paris được viết bởi văn hào Victor Hugo, là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. Lấy bối cảnh là nhà thờ Đức bà tráng lệ và vĩ đại, tác giả đã đưa ta về với một Paris thời kì tăm tối và bị chi phối bởi thần học. Những câu chuyện về những con người vùng vẫy trong nhà thờ được miêu tả với ngòi bút sắc bén, câu chuyện về nàng vũ nữ Esméralda xinh đẹp, thằng gù Quasimodo, vị đại úy và vị phó giám mục.

Cảm nhân Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Xem thêm: Chiến binh cầu vồng - bài ca cho khát vọng và niềm tin

Paris thời kì đen tối – khi cái ác không thể định vị chỉ bằng mắt thường

Victor Hugo tựa như nhà quay phim tài ba, từng thước phim của ông đều không bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Một Paris thời kì bị chi phối bởi thần học, cái ác và cái thiện lẫn lộn bất phân. Những biểu tượng tượng trưng cho cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái hào hoa phong nhã là những tâm hồn của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn tại ngay trong lãnh địa của Chúa.

Đại diện cho cái xấu cái ác tiềm ẩn trước hết là phó giám mục Claude Frollo. Dáng dấp của một kẻ tu hành đạo mạo được mọi người tung hô là hình hài của một quỷ dữ. Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng kính ghê người. Ông ta là hiện thân của chủ nghĩa cực đoan mang trong mình trái tim lạnh buốt. Vốn dĩ là đứa con của Chúa song lại đi ngược lại với bổn phận của mình, nhẫn tâm giết người và hành hạ những người khác.

Cảm nhân Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Kế đến là viên đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Một lần nữa tác giả khẳng định sự tráo ngôi ở những nhân vật vốn dĩ là đại diện của cái đẹp, nay lại nằm trong vùng của cái ác. Anh chàng đại úy hào hoa phong độ vốn chỉ là vỏ bọc, hắn chẳng bao giờ quan tâm đến tình yêu của nàng vũ nữ xinh đẹp.

Và cuối cùng, cái xấu của chàng gù nhà thờ Đức bà Paris. Được miêu tả với ngoại hình của một quỷ dữ, không một ai dám đến gần, là đứa con rơi của tạo hóa khi hắn không có cho mình bất cứ điểm gì đẹp đẽ. Song Quasimodo lại là kẻ đáng được coi là con người nhất trong tác phẩm. Vẻ đẹp của tâm hồn tựa hạt ngọc trong ngần ẩn sâu trong vỏ bọc xù xì xấu xí.

Văn hào đã thể hiện rất rõ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật. Tác phẩm liên tục đi lại giữa hai miền sáng – tối. Thế nào là tốt, xấu, là tình yêu thật sự phải đi tới những trang cuối cùng mới trả lời được câu hỏi đó.

Cảm nhân Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Xem thêm: Thiên thần nổi giận - Một tác phẩm nữ quyền

Những gam màu khác nhau của tình yêu

Bi kịch và tình yêu vùng vẫy trong Paris ngọt ngào và lãng mạn. Song tình yêu mà văn hào miêu tả không chỉ một màu như thế. Ba tình yêu xoay quanh nàng  Esméralda xinh đẹp theo cấp độ tăng dần.

Tình yêu đầu với chàng đại úy, nàng vũ nữ si mê và sẵn sàng từ bỏ tất cả vì nó, song đó lại chỉ là tình yêu qua đường, hời hợt và nông cạn nhất.

Tình yêu của phó giám mục dành cho Esméralda là tình yêu giữa bóng tối và ánh sáng. Một bên quá đỗi đẹp và thuần khiết, một bên lại quá đỗi cực đoan, đến mức trở nên sai trái và khiến người ta ghê tởm.

Cảm nhân Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Tình yêu của thằng gù, được định nghĩa bằng sự hi sinh, thứ tình yêu đẹp nhất cao thượng nhất. Tiếc thay cô gái chỉ nhận ra điều đó khi sự sống đã đi đến hồi kết.

Tác phẩm đặt ra câu hỏi thế nào là tình yêu thật sự. Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt vọng, rốt cuộc chỉ một trong số đó mới tìm ra được thánh ca thật sự của mình. Những con người tự nhân xưng vì tình yêu nói cho cùng cũng chỉ là vị bản thân mình chỉ khao khát muốn chiếm hữu trọn vẹn mà quên đi sự đồng cảm cần có giữa hai người. Cái ác nuốt trọn cái thiện, bởi vậy mà nhà văn đã không để cái kết có hậu khi khép lại tác phẩm, như một hồi chuông cảnh báo về sự tinh vi của cái ác, ngấm ngầm và xảo quyệt trong vỏ bọc đẹp đẽ; đồng thời tiếc thương cho những vẻ đẹp thật sự bị lãng quên.

Xem thêm: Trà Hoa Nữ - một đoá hoa trà thay đổi cả khung trời xã hội Pháp

Tiếng thét gào trong tâm khảm của một kẻ muốn chối bỏ hình hài của quỷ dữ

Hình tượng thằng gù ở nhà thờ Đức bà Paris là một trong những hình tượng kinh điển của văn học thế giới. Tượng trưng cho giới hạn cao nhất của cái đẹp và vĩ đại sâu thẳm của tình yêu, khiến người ta phải thốt lên, tình yêu của một con người tại sao lại có thể cao thượng như vậy. Quasimodo yêu theo cách riêng của cậu, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ cảm thương, và lặng lẽ hi sinh. Một tình yêu thầm lặng đến mức độ chỉ tới những trang cuối cùng độc giả mới phát hiện ra sự cao quý và thiêng liêng của nó. Esméralda đã bỏ qua một tình yêu như thế.

Cảm nhân Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Hình ảnh của một tên gù chiến đấu với phó giám mục và đẩy hắn xuống dưới nhà thờ như cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối mà phần thắng đã thuộc về ánh sáng. Dấu chấm hết cho một thế lực đen tối cực đoan, và sự vùng dậy của một tâm hồn khát khao được làm người. Cho đến cuối cùng Quasimodo đã đấu tranh được cho tình yêu đẫm nước mắt của mình. Một tấn bi kịch được định sẵn, song, tại nhà thờ còn tồn tại một sức mạnh lớn hơn tồn tại trong một nhân vật tưởng chừng chỉ là vai phụ.

Tác phẩm kết thúc với hình ảnh của hai bộ xương ôm chặt lấy nhau qua thời gian bão tố, tấn bi kịch giữa thành phố hoa lệ đã kết thúc, những con người đã tìm thấy điểm tựa cuối cùng của mình, ngọt ngào và bình yên. Câu chuyện giữa người đẹp và quái vật đã khép lại nơi Paris một thời đen tối, nay bỗng rực sáng bởi tình yêu của hai nhân vật.

Nhà thờ Đức bà Paris xứng đáng là một tác phẩm văn học kinh điển, không tô hồng tình yêu, các tình tiết đều rất nhân văn để làm nổi bật nên tình yêu đích thực.

Thảo Nguyên

Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà (tiếng Anh: The Hunchback of Notre Dame) là một phim hoạt hình thứ 34 của hãng hoạt hình Walt Disney vào năm 1996, được công chiếu vào ngày 21 tháng 6 năm 1996, lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo[2]. Đạo diễn của bộ phim này là Kirk Wise và Gary Trousdale, từng đạo diễn cho bộ phim Người đẹp và quái thú. Phần tiếp theo của bộ phim, Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà 2, đã được sản xuất để phát hành thẳng dưới dạng đĩa hình năm 2002.

Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Cảm nhân Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Cổng thông tin Film in the United States
  • Cổng thông tin Disney
  • Cổng thông tin Cartoon
  • Cổng thông tin 1990s
    • Trang web chính thức
    • The Hunchback of Notre Dame trên Internet Movie Database
    • The Hunchback of Notre Dame tại Big Cartoon DataBase
    • The Hunchback of Notre Dame tại AllMovie
    • The Hunchback of Notre Dame tại Rotten Tomatoes
    • The Hunchback of Notre Dame: Comically Framing Virtue and Vice, chapter four in Mouse Morality: The Rhetoric of Disney Animated Film
    • de Giere, Carol (2008). Defying Gravity: The Creative Career of Stephen Schwartz from Godspell to Wicked. Applause Theatre & Cinema Books. ISBN978-155783745-5.
    • Laird, Paul (2014). The Musical Theater of Stephen Schwartz: From Godspell to Wicked and Beyond. Rowman & Littlefield Publishers. ISBN978-0810891913.
    • Robello, Stephen (1996). The Art of The Hunchback of Notre Dame. Hyperion Books. ISBN978-0786862085.