Khi Nhà nước bơm tiền vào thị trường

Ghi nhận trong báo cáo thị trường tiền tệ trái phiếu tuần 25-29.4, SSI Research cho biết thị trường tiền tệ đã khép lại tháng 4 với diễn biến bật tăng mạnh của lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, cho thấy thanh khoản các ngân hàng đã gặp căng thẳng trước kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày.

Theo dữ liệu thị trường, trong tuần cuối cùng tháng 4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm 4.300 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Các giao dịch chủ yếu được thực hiện vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng, trong đó, riêng lượng tín phiếu cơ quan quản lý tiền tệ bơm ra trong ngày 29.4 đã là 3.100 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch này, chỉ 2 thành viên tham gia nhận thanh khoản tiền Đồng từ NHNN, tuy nhiên giá trị giao dịch đã tăng gấp 9-10 lần so với những ngày trước đó. Đây cũng là phiên ghi nhận khối lượng bơm tiền từ NHNN lớn nhất trong tháng 4.

Ở chiều ngược lại, tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn trong tuần chỉ là 987 tỷ đồng, điều này khiến khối lượng tín phiếu đang lưu hành có giá trị lên tới 6.000 tỷ đồng.

Khi Nhà nước bơm tiền vào thị trường

Tuần vừa qua cũng đánh dấu tuần bơm tiền thứ 14 liên tiếp của cơ quan quản lý tiền tệ. Theo đó, kể từ giữa tháng 1 đến nay, NHNN đã liên tục duy trì trạng thái bơm tiền hỗ trợ thanh khoản các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động thu mua tín phiếu.

Việc NHNN bơm mạnh tiền Đồng hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng trong tuần cuối cùng của tháng 4 có nguyên nhân từ việc thanh khoản hệ thống ngân hàng xuất hiện áp lực trong bối cảnh nhu cầu tiền mặt tăng mạnh trước dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng tích cực cùng động thái bán USD kỳ hạn của NHNN thời gian qua đã khiến thanh khoản các ngân hàng gặp căng thẳng.

Bất chấp việc được NHNN hỗ trợ thanh khoản mạnh qua kênh tín phiếu, việc thiếu hụt thanh khoản vẫn khiến lãi suất tiền Đồng trên thị trường liên ngân hàng bật tăng mạnh trong tuần vừa qua.

Cụ thể, tính đến cuối tuần trước, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đóng cửa ở mức 2,3%/năm, tăng 0,4 điểm % so với tuần trước, trong khi lãi suất cho vay kỳ hạn 1 tuần tăng 0,6 điểm %, cố định ở mức 2,6%/năm.

Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra mới đây, NHNN thông báo tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 25.4 đã đạt 6,75%. Với mức tăng trưởng này, ước tính từ đầu năm đến 25.4, các ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế hơn 700.000 tỷ đồng qua kênh cho vay.

Khi Nhà nước bơm tiền vào thị trường

Đây là mức bơm tiền qua kênh tín dụng mạnh nhất mà các ngân hàng thương mại thực hiện trong hơn một thập niên trở lại đây. Điều này phản ánh nhu cầu tín dụng rất lớn của các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Việc tín dụng vẫn tăng tốc thời gian qua bất chấp Chính phủ và NHNN có những động thái cứng rắn đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và lĩnh vực bất động sản là tín hiệu tích cực, cho thấy dòng vốn tín dụng đang thực sự chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Các chuyên gia phân tích tại SSI Research dự báo, với tốc độ này, tăng trưởng tín dụng năm 2022 có thể đạt 14-15%, cao hơn mức kỳ vọng của NHNN.

Trong đó, tăng trưởng tín dụng cải thiện sẽ kéo theo mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư và doanh nghiệp tăng theo.

Trong những tuần gần đây, một số ngân hàng đã tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở cả 2 khu vực, với mức tăng phổ biến trong khoảng 0,1-0,2 điểm %.

Theo Zing

  • TAG
  • NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
  • BƠM TIỀN
  • TÍNH THANH KHOẢN
  • THỊ TRƯỜNG

Các giao dịch bơm tiền diễn ra trong tháng 3-4 vừa qua của Kho bạc Nhà nước diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang có xu hướng tạm dừng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại qua kênh thị trường mở.

Bơm tiền thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ giao ngay

Cụ thể, trong thông báo mới nhất, Kho Bạc Nhà nước đã chào thầu giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đợt 3 trong năm 2022, khối lượng 200 triệu USD với các ngân hàng thương mại. Với tỷ giá hiện tại, dự kiến cơ quan quản lý ngân quỹ sẽ bơm khoảng 4.600 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thương mại đợt này.

Tháng 3 trước đó, cũng chính Kho bạc Nhà nước đã thực hiện bơm gần 5.700 tỷ đồng ra thị trường thông qua giao dịch mua 250 triệu USD ngoại tệ giao ngay.

Nhờ động thái bơm tiền từ Kho bạc Nhà nước thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ giao ngay, thanh khoản hệ thống ngân hàng phần nào vẫn được hỗ trợ. Kết quả là lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng đã có tuần thứ 3 liên tiếp duy trì mức dưới 2%/năm.

Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm kết tuần ở mức 1,85%/năm, không đổi so với tuần trước và kỳ hạn kỳ hạn 1 tuần giảm 0,1 điểm %, cố định ở 2,15%/năm.

Trước đó, áp lực thanh khoản khi tín dụng tăng tích cực đã khiến lãi suất liên ngân hàng duy trì mức trên 2%/năm suốt nhiều tháng.

Trong tuần vừa qua, Chính phủ cũng đã chính thức ban hành Nghị định 31/2022 hướng dẫn chi tiết về hỗ trợ lãi suất (giảm 2%/năm lãi suất cho vay) từ ngày 20/5/2022 đến 31/12/2023 đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Các giao dịch bơm tiền diễn ra trong tháng 3-4 vừa qua của Kho bạc Nhà nước diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang có xu hướng tạm dừng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại qua kênh thị trường mở.

Cụ thể, trong thông báo mới nhất, Kho Bạc Nhà nước đã chào thầu giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đợt 3 trong năm 2022, khối lượng 200 triệu USD với các ngân hàng thương mại. Với tỷ giá hiện tại, dự kiến cơ quan quản lý ngân quỹ sẽ bơm khoảng 4.600 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thương mại đợt này.

Tháng 3 trước đó, cũng chính Kho bạc Nhà nước đã thực hiện bơm gần 5.700 tỷ đồng ra thị trường thông qua giao dịch mua 250 triệu USD ngoại tệ giao ngay.

Nhờ động thái này, thanh khoản hệ thống ngân hàng phần nào vẫn được hỗ trợ. Kết quả là lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng đã có tuần thứ 3 liên tiếp duy trì mức dưới 2%/năm.

Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm kết tuần ở mức 1,85%/năm, không đổi so với tuần trước và kỳ hạn kỳ hạn 1 tuần giảm 0,1 điểm %, cố định ở 2,15%/năm.

Trước đó, áp lực thanh khoản khi tín dụng tăng tích cực đã khiến lãi suất liên ngân hàng duy trì mức trên 2%/năm suốt nhiều tháng.

Bơm tiền thông qua nghiệp vụ giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ

Bên cạnh việc bơm tiền thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ giao ngay, Kho bạc Nhà nước trước đó đã tiến hành điều chỉnh hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ trong quý 2/2022.

Theo đó, tổng hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ trong quý 2 là 73.470 tỷ đồng, tăng đáng kể so với quy mô dự kiến 67.027 tỷ đồng công bố trong tháng 4 vừa qua.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, không phải ngân hàng nào cũng được quyền giao dịch với Kho bạc Nhà nước. Các ngân hàng thương mại muốn được mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ phải đáp ứng đồng thời ba tiêu chí:

Trong danh sách các ngân hàng thương mại được xếp hạng theo mức độ an toàn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài chính hàng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 24/2016/NĐ-CP.

Thứ hai, đang là thành viên giao dịch trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.

Thứ ba, không vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ với Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này trong vòng một năm (tính theo ngày) liền kề trước tính đến ngày Kho bạc Nhà nước thực hiện giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ.

Mặt khác, trái phiếu chính phủ được Kho bạc Nhà nước chấp nhận sử dụng trong giao dịch mua lại có kỳ hạn cũng phải đảm bảo hai điều kiện. Trong đó, trái phiếu Chính phủ đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán, có kỳ hạn còn lại tối đa không quá 1 năm.

Đồng thời, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán và được phép chuyển nhượng; không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo trong thời gian mua lại có kỳ hạn, kể từ ngày thanh toán giao dịch lần 1.

Như vậy với các kế hoạch trên, Kho bạc Nhà nước dự kiến cung ra thị trường khoảng 78.000 tỷ đồng trong quý 2 này.

Như VnEconomy đã đưa, diễn biến trên thị trường mở (OMO) phiên khai xuân Nhâm Dần 2022 khá khác biệt so với cùng thời điểm những năm trước.

Theo đó, mặc dù trạng thái hút ròng tiền về vẫn được Ngân hàng Nhà nước thiết lập, nhưng đã có tổ chức tín dụng phải tiếp cận nguồn hỗ trợ trên kênh cầm cố. Trong khi, những năm trước đó, sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, nhà điều hành hầu như không cần cân đối lượng tiền bị hút về và chỉ liên tục hút ròng.

Đáng chú ý, sang đến ngày hôm qua (8/2), trạng thái bơm ròng tiền để hỗ trợ thanh khoản đã chính thức được thiết lập.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chào thầu 5.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,5%. Có 4.478,49 tỷ đồng trúng thầu. Trong ngày có 970,45 tỷ đồng đáo hạn.

Như vậy, tại phiên 8/2, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 3.508,04 tỷ đồng ra thị trường. Đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 23.534,11 tỷ đồng.

Giới chuyên môn cho rằng, diễn biến trên chủ yếu do 3 nguyên nhân. Thứ nhất, dư nợ tín dụng bứt phá ngay từ những ngày đầu năm. Tính đến ngày 28/1/2022, dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,74% so với cuối năm trước (tăng 16,32% so cùng kỳ năm trước; tháng 1/2021 chỉ tăng 0,53%).

Thứ hai, nguồn tiền mặt đi ra khỏi hệ thống ngân hàng trước tết chưa kịp trở lại do độ trễ năm nay kéo dài hơn những năm trước đó.

Thứ ba, lãi suất hỗ trợ nguồn 2,5% mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho kỳ hạn 14 ngày thấp hơn nhiều so với mức lãi suất giao dịch giữa các thành viên với nhau.

Hiện tại, phản ánh thanh khoản hệ thống tạm thời căng thẳng, lãi suất chào bình quân VND liên ngân hàng ngày 8/2 tăng mạnh 0,1 – 0,19 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên trước đó. Các mức lãi suất giao dịch tại: qua đêm 2,43%; 1 tuần 2,56%; 2 tuần 2,53% và 1 tháng 2,5%.

Trong khi lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD giữ nguyên ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Thậm chí, giảm 0,02-0,03 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng. Giao dịch tại mức: qua đêm 0,15%; 1 tuần 0,20%; 2 tuần 0,24% và 1 tháng 0,32%.