Cảng hải phòng nằm bên bờ sông nào năm 2024

Theo quy hoạch của TP, 2 cây cầu mới là Hoàng Văn Thụ và cầu Nguyễn Trãi sẽ kết nối khu Trung tâm TP cũ với Trung tâm hành chính mới Bắc sông Cấm mở ra hướng phát triển đô thị mới về phía Bắc. Vì vậy, các bến cảng tại Hoàng Diệu - Lê Thánh Tông sẽ bị thu hồi.

Cảng Hoàng Diệu nhìn từ trên cao xuống. (Ảnh Vĩnh Quân)

Mục tiêu di dời cảng Hoàng Diệu nhằm thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và quy hoạch TP. Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cảng Hoàng Diệu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với gần 150 năm hoạt động. (Ảnh Vĩnh Quân)

Trước đó, Công ty CP Cảng Hải Phòng đã tạm ngừng khai thác các cầu cảng số 9,10,11.

Cảng Hoàng Diệu nằm bên bờ sông Cấm. Ảnh Vĩnh Quân

Cảng Hoàng Diệu – Hải Phòng nằm bên bờ sông Cấm, được người Pháp xây dựng từ năm 1874, là một trong 3 bến cảng của Công ty CP Cảng Hải Phòng, có hệ thống đường sắt kết nối đồng bộ với đường sắt quốc gia (Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai). Bến cảng gồm 11 cầu cảng với 1.717 m dài, tổng diện tích kho hàng là 31.320 m2, diện tích bãi hàng là 163.000 m2 cùng hệ thống các công trình phụ trợ. Bến cảng Hoàng Diệu chủ yếu tiếp nhận các loại hàng rời phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng của các tỉnh, TP thuộc khu vực phía Bắc.

Toàn cảnh Hoàng Diệu. (Ảnh Vĩnh Quân)

Theo Quy hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, về định hướng phát triển không gian đô thị, đất phần cảng ven sông Cấm sau khi di dời dành cho phát triển khu chức năng đô thị, ưu tiên công trình dịch vụ công cộng, cây xanh, văn phòng, thương mại.

Cổng cảng Hoàng Diệu. (Ảnh Vĩnh Quân)

Khu bến cảng Hoàng Diệu gồm 11 cầu cảng với 1.717 m dài, tiếp nhận cỡ tàu đến 50.000 tấn giảm tải, công suất 8 - 10 triệu tấn/năm.

Mục tiêu của TP Hải Phòng là để phát triển không gian đô thị sau khi cảng Hoàng Diệu di dời. ( Ảnh Vĩnh Quân)

Phạm vi di dời bến cảng Hoàng Diệu gồm 2 đơn vị trong hàng rào cảng là bến cảng Hoàng Diệu với 11 cầu cảng cùng hệ thống kho bãi, văn phòng…rộng khoảng 2.000 m2 và Nhà ga lập đoàn tàu tuyến đường sắt cùng các cơ quan đơn vị liên quan khác.

TP Hải Phòng sẽ xây dựng cầu Nguyễn Trãi bắc qua sông Cấm. ( Ảnh Vĩnh Quân)

Theo quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và quyết định số 2367/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Các bến sông Cấm không phát triển mở rộng, từng bước di dời, chuyển đổi công năng bến cảng Hoàng Diệu; lộ trình di dời phù hợp với kế hoạch xây dựng cầu Nguyễn Trãi và tiến độ xây dựng các bến cảng tại khu bến Lạch Huyện.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TP Hải Phòng sẽ khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi bắc qua Sông Cấm tại vị trí cầu cảng số 1, 2, 3 bến cảng Hoàng Diệu với tĩnh không 25 m. Tại thời điểm xây dựng cầu Nguyễn Trãi, các cầu cảng 1, 2, 3 trực tiếp bị ảnh hưởng và do hạn chế về tĩnh không, sau đó một thời gian toàn bộ các cầu cảng còn lại của bến cảng Hoàng Diệu sẽ không thể tiếp tục khai thác theo năng lực thiết kế.

Sông Cấm, một nhánh của sông Kinh Thầy chảy vào địa phận Hải Phòng tại xóm Trà Te, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Sông chảy theo hướng tây bắc đông nam, rồi chuyển hướng đông, đông nam, đổ ra biển tại cửa Cấm. Sông dài 37km, rộng trung bình từ 400-600m, sâu từ 6-8m. Sách Đại Nam Nhất Thống chí cho biết “Tấn Trực Cát, rộng 90 trượng, thủy triều lên sâu 2 trượng 5 thước, tục gọi ngã 3 cửa Cấm, có đặt thủ sở, là địa điểm xung yếu”

Sông có tên “Cấm” vì chảy qua làng “Cấm”, “cửa Cấm”, một tên gọi khác của làng Gia Viên, huyện An Dương xưa. Sở dĩ gọi là làng Cấm, bởi vùng đất cửa sông này thời phong kiến là nơi tàu thuyền có thể từ biển ngược lên Thăng Long và vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ nhanh và thuận tiện nhất, nên có lẽ vì thế mà cha ông ta đã cấm người nước ngoài vào lối sông này. Mãi đến thời Tự Đức mới đặt trạm Thuế quan nhu viễn (lúc đầu ở bãi sông làng An Biên, sau chuyển lên làng Lương Quy, xã Lê Lợi, huyện An Dương). Như vậy, vào cuối thế kỷ 19, tuy có mở cửa sông Cấm, nhưng đến ngã 3 Ninh Hải (mom Thủy Đội bây giờ), thì tàu thuyền của người nước ngoài phải theo đường sông Trạm Bạc, chuyển sang sông Lạch Tray, chứ không được đi vào sông Kinh Môn, Kinh Thày ngược lên sông Hồng, sông Lục Đầu.

Đổi thay bên bờ sông Cấm

Sông Cấm là sông lớn, quan trọng vào loại bậc nhất Hải Phòng, giữ vị trí quan yếu về chính trị, kinh tế, quốc phòng và văn hóa không chỉ của địa phương mà của miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy mà từ hàng ngàn năm trước, người Việt đã tụ cư ven sông mở đất, lập làng, sáng tạo nên nền văn hóa bản địa dọc hai bên bờ sông.

Tại vùng thượng lưu sông Cấm, trên mảnh đất An Sơn, Phù Ninh, hơn 2000 năm trước người Việt đã có mặt nơi đây khai phá đất đai, tạo dựng những trang ấp đầu tiên. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho biết khu vực ven sông, tại làng Trại Sơn và Ngọc Khê đã phát hiện được rất nhiều mộ thuyền, trong đó có mộ Việt Khê chứa đựng hơn 100 hiện vật bằng đồng, đồ gỗ sơn mài như trống đồng, thạp đồng, giáo và dao găm đồng… có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm, cho thấy chủ nhân của ngôi mộ này là một thủ lĩnh rất có thế lực và giàu có, chứng tỏ người Việt cổ đã quần cư đông đúc và lâu dài ở khu vực này.

Tại làng Trại Sơn, xã An Sơn, ven sông, còn lưu giữ một chứng tích lịch sử hào hùng của cha ông ta chống giặc Pháp xâm lược, đó là hang Đốc Tít (nằm trong khu di tích Trại Sơn, đã được xếp hạng cấp thành phố). Tên hang cũng chính là tên người anh hùng chống Pháp. Ông có tên thật là Mạc Văn Tích (Tiết), người làng Lưu Thượng (nay thuộc thị trấn Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Năm 1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Tháng 10/1886, vua Hàm Nghi phong ông là Đề đốc quân vụ Hải Dương (nên gọi ông là Đốc Tít), ông đã chọn động Thiên Thai, chùa Kim Liên (một ngôi chùa được dựng từ thời Mạc) và làng Trại Sơn, nơi có địa thế hiểm trở, có rừng núi, hang sâu, cù lao đầy lau sậy kẹp giữa sông Kinh Thày (thượng lưu sông Cấm) và sông Đá Bạc làm căn cứ. Nghĩa quân đã tổ chức nhiều trận đánh đồn Đông Triều (Quảng Ninh), Tượng Sơn (Núi voi, An Lão), đánh tàu địch trên sông Đá Bạc, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Tháng 7-1889, Pháp huy động lực lượng tấn công Trại Sơn. Để bảo toàn tính mạng cho nghĩa quân, Đốc Tít chấp nhận đàm phán, ký hòa ước với Pháp. Cuộc đàm phán được tổ chức tại đình Phù Lưu Nội (xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên). Ông bị Hoàng Cao Khải lừa bắt giao cho Pháp và bị đưa đi đày tại Angiêri, sau đưa ông về quản thúc và mất tại Pháp năm 1916.

Dự án Khu đô thị Bắc sông Cấm

Cũng trên vùng thượng lưu sông Cấm, nơi Cấm giang nhận nước của sông Kinh Môn, vùng đất bên Tả của dòng sông chính thôn Câu Tử Nội, xã Hợp Thành, nơi lưu giữ một di tích khá đặc biệt là từ đường và lăng mộ Ninh Vương Mạc Phúc Tư, một thân vương, danh tướng nhà Mạc. Mạc Phúc Tư là con trai thứ 2 của Mạc Đăng Doanh, được vua Mạc cử đi trấn thủ vùng Hải Đông (vùng biển Đông Bắc ngày nay). Khi làm quan trấn thủ vùng này, ông ra sức vỗ về dân chúng, đốc thúc đắp đê, đào sông khơi ngòi, khai khẩn đất đai, khuyến khích nghề đánh cá, mở chợ Chanh ở Quảng Yên, chợ Thưa, chợ Đá Bia và phố Khách Long Mã ở huyện Thủy Đường (Thủy Nguyên ngày nay). Ông cũng chính là người cho đắp thành Dền (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên) và chỉ huy tướng sĩ giao tranh quyết liệt với quân Trịnh tại thành Dền vào năm 1593. Do lực lượng quá chênh lệch, Ninh vương và hai thân vương khác đã tuẫn tiết tại thành Dền. Phần mộ của ba vương được táng tại cánh đồng Thiểm Khê, xã Liên Khê, được dân gọi là mả ba vua. Sau phu nhân của Ninh Vương là Đoàn Thị Từ Ninh chuyển hài cốt của ông về an táng tại thôn Câu Tử Nội. Vào thời Nguyễn, con cháu họ Mạc xây dựng từ đường để thờ Ninh Vương Mạc Phúc Tư. Hiện nay tại di tích còn lưu giữ, bảo tồn được 3 tấm bia đá thời Nguyễn ghi chép về việc xây dựng từ đường. Di tích được xếp hạng cấp thành phố năm 2008.

Sau khi nhận nước của sông Kinh Môn, sông Cấm vẫn tiếp tục theo hướng tây bắc đông nam xuôi dòng đưa ta đến một di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đó là đình Kiền Bái, thuộc xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên.

Đình Kiền Bái nằm gần bến Kiền, xưa thuộc trang Hổ Bái, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được khởi dựng vào năm Chính Hòa lục niên (1685), cùng với đình Hàng Kênh là hai ngôi đình hiện còn cổ nhất Hải Phòng. Đình Kiền Bái vẫn còn lưu giữ được nhiều mảng chạm khắc cực kỳ sinh động, đầy náo nức của nghệ thuật triều Lê Trung Hưng, cuối thế kỷ 17. Đình Kiền bái được xếp hạng cấp quốc gia năm 1986.

Hết đất Kiền Bái, sông Cấm chảy theo hướng đông, đông nam. Bên bờ bắc của sông vẫn là những xóm làng trù phú, nơi sản sinh, bảo tồn nhiều công trình kiến trúc cổ, nổi tiếng nhất phải kể đến là chùa Lâm, tên chữ là Sùng Nguyên tự, được khởi dựng vào thời Lý-Trần. Năm 1928, chùa được Hòa thượng Thông Thanh tôn tạo, với tam quan bề thế kiểu gác chuông, tháp cửu phẩm liên hoa 9 tầng bằng đá. Chân tháp xây khá lớn kiểu hình lục lăng, tạo 6 vòm cửa. Xưa, các nhà sư thường làm lễ chạy đàn dưới chân tháp.

Bên bờ nam sông Cấm, địa phận từ vùng đất Sở Dầu đến cửa Cấm, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của đô thị và cảng Hải Phòng. Ngược dòng lịch sử, vào tháng 1-1872 Đuyprê (dupre) tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ đã cử một chiến hạm nhỏ, dưới sự chỉ huy của Trung tá Sơnê ra thám hiểm vùng biển Hải Phòng, thả neo ở cửa Cấm.

Sau hòa ước Giáp Tuất (1874), Pháp chiếm Hải Phòng, đã cho khảo sát toàn bộ tuyến đường sông Cấm. Năm 1884, kỹ sư thủy văn giôdép rơnô (J.renaud), Giám đốc Cục Đô thị Pháp đã lập xong bản đồ. Năm 1885 đến năm 1890, xây dựng cầu tầu nổi, kho bãi… Lúc mới mở cảng Hải Phòng gọi là bến Sáu kho. Ca dao Hải Phòng xưa có câu: “Hải Phòng có bến Sáu kho, có sông cửa Cấm, có lò xi măng”.Tại cảng Hải Phòng vào tháng 5/1918, vua Khải Định, khi ra thăm Bắc Kỳ đã ngự giá tại bến này (khu vực cầu Hoàng Văn Thụ hiện nay), nên khu vực cầu tàu này sau được gọi là Bến Ngự.

Ngày 20/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hải Phòng sau một thời gian Người ở thăm nước Pháp. Nơi Người đặt bước chân đầu tiên xuống mảnh đất Hải Phòng chính là Bến Ngự. Nói chuyện với nhân dân Hải Phòng, Người căn dặn: “Anh chị em đồng tâm hiệp lực thì chắc chắn thành phố sẽ trở thành thành phố gương mẫu của cả nước ta”.

Bên cạnh cảng Hải Phòng còn có bến Bính. Lúc đầu gọi là bến đò Bính, vì bến do người làng Bính chở đò đưa khách sang sông. Khi Pháp sang, đất khu vực này chở thành đất nhượng địa, bến có tên Lục Độ, vì Ty Lục Độ (tức sở Công chính đặt gần đó). Sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955), nơi đây trở thành bến phà. Bến phà Bính một thời là bến lớn, sầm uất bậc nhất của thành phố cũng như miền Bắc. Ở đây ngoài phà chở xe và khách sang sông, còn có các tàu khách Hải Phòng đi Cát Hải, Cát Bà, Hòn Gai, Cửa Ông, Mũi Ngọc, Phả Lại, Bắc Giang. Địa danh bến Bính nổi tiếng không chỉ với người Hải Phòng mà còn với nhân dân cả nước và đã đi vào thơ, nhạc: “Những bến Bính, Xi măng, cầu Rào, cầu Đất, Lạc Viên. Những cái tên nghe chẳng thơ đâu, nhưng với ta vô cùng oanh liệt”.

Bờ Nam sông Cấm vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngoài cảng Hải Phòng, một loạt các nhà máy được xây dựng đó là nhà máy điện Cửa Cấm (hoàn thành năm 1894, nay thuộc phường Máy Chai), nhà máy điện đầu tiên ở Đông Dương; nhà máy Xi măng Hải Phòng (khởi công năm 1899, nay thuộc phường Thượng Lý), nhà máy xi măng đầu tiên ở Đông Dương; Nhà máy Phốt Phát, Nhà máy Chỉ (ở khu vực Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng ngày nay); Hãng dầu lửa Pháp Á, hãng Shell của Pháp, hãng dầu Standa của Mĩ lần lượt đặt kho kinh doanh xăng dầu tại vùng đất ven sông Cấm thuộc làng Thượng Lý (nay thuộc Sở Dầu).

Như vậy, giải đất ven sông Cấm (từ phường Sở Dầu đến phường Máy Chai ngày nay) vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ và cảng không chỉ của thành phố Hải Phòng mà còn của cả miền Bắc Việt Nam.

Ngày nay, bên bờ sông Cấm đã có nhiều đổi thay, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Bính, cầu Kiền, như những dải lụa mềm bắc qua sông thay thế cho những bến phà Bính, phà Kiền, Đò Lâm, một thời gian khó. Đô thị Vinhomes, một biểu tượng của đô thị xanh đã mọc lên trên nền nhà máy xi măng Hải Phòng cũ. Cảng Hải Phòng đang dần tiến ra biển với hệ thống cảng nước sâu Đình Vũ, Lạch Huyện liên hoàn, hiện đại. Bên bờ Bắc sông Cấm, một trung tâm chính trị-hành chính-văn hóa, một đô thị mới năng động đang được hình thành, sẽ tạo nên một bức tranh kiến trúc hiện đại, đa màu sắc, soi bóng lung linh xuống dòng sông Cấm.

Chủ đề