Châu chấu kẻ lười biếng là ai

Với tổng điểm 35 (đã nhận hệ số), nam sinh N.T.D hay nickname Châu Chấu từng gây sốt trên Youtube khi bàn về giáo dục VN đã thi đỗ Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp.

'Kẻ lười biếng' được 49,5 điểm tốt nghiệp THPT

'Kẻ lười biếng' có 'đồng bọn'?

Trường của 'kẻ lười biếng' mừng vì điều em làm

Hình ảnh được cắt ra từ clip "Sự trăn trở của kẻ lười biếng"

“Kẻ lười biếng” tên thật là N.T.D là học sinh của một trường THPT khu vực phía Bắc. Trong kỳ thi đại học 2013, cậu bạn dự thi vào trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, khối H đạt tổng 20 điểm. Cụ thể, Châu Chấu có số điểm như sau: Văn: 5 điểm; Bố cục màu: 7,5 điểm; Hình họa: 7,5 điểm (Chưa nhân hệ số).

Ngày 29/7, sau khi công bố điểm thi, trên website trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp đã công bố điểm chuẩn vào trường cho từng chuyên ngành.

Trong đó, với hai môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là 34,5 điểm. Trong khi đó Châu Chấu được 35 điểm (đã nhân hệ số). Với điểm số này, N.T.D đã đỗ vào trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp.

Trước đó, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT “kẻ lười biếng” đã đạt được tổng số điểm là 49,5 điểm.

Được đăng tải trên Youtube vào ngày 13/4, clip mang tên “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” dài hơn 1 tiếng của Châu Chấu đã bày tỏ những quan điểm về việc học tập, về những bất cập, yếu kém của giáo dục Việt Nam.

Phát ngôn “gây sốc” nhất của cậu là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ”, bởi theo cậu, ở tuổi 14, 15, nhiều người đã biết xác định được khả năng và lối đi riêng cho mình.

Sau clip luận về giáo dục Việt gây sốt, nam sinh lớp 12 chọn cách im lặng trước báo giới. Còn nhà trường nơi cậu theo học từ hồi hộp đến thở phào khi xem bình luận của mọi người về em. Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Tôi mừng vì những điều em ấy đã làm”.

Theo tìm hiểu của VietNamNet, nơi chàng Châu Chấu (nick name của chủ nhân clip luận về giáo dục gây tranh cãi) đang theo học là lớp 12 một trường THPT phía Bắc.

Trường THPT nơi Châu Chấu đang theo học.

“Mong muốn tiếng nói của mình góp phần mang đến sự thay đổi nào đó” nhưng do thời gian cuối năm phải tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH nên Châu Chấu không muốn xuất hiện trên báo chí.

Trao đổi với VietNamNet, hiệu trưởng trường nơi cậu bạn đang theo học cho biết: “D. (tên của Châu Chấu - PV) là học sinh khá. Em ít tham gia các hoạt động đoàn đội. Về tính cách của D. cởi mở, hòa đồng với mọi người và không có gì đặc biệt”.

Dù vậy, vị hiệu trưởng không quá bất ngờ trước khả năng hùng biện của D. được nhiều người nhận xét là tốt.

“Trong trường, học sinh của chúng tôi cũng quen với cách làm việc nhóm. Hơn nữa mỗi học sinh đều có những tiềm năng mà nhiều khi các em không có “đất” để thể hiện thôi” - hiệu trưởng này phân tích.

Vị lãnh đạo cũng thừa nhận: “Mạng Internet là nơi các em không có rào cản nào nên em đã lựa chọn để nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình về nền giáo dục Việt Nam. Điều này đôi khi là khó nếu em trình bày trên một diễn đàn hay hội nghị nào ngoài đời bởi phải tuân theo những chuẩn mực nhất định”.

Tuy nhiên, theo vị hiệu trưởng: “Hành động của D. do em thấy cần thiết phải nói lên suy nghĩ của mình. Nếu trường biết trước chúng tôi sẽ cố gắng tạo điều kiện cho em bày tỏ ý kiến nhưng có lẽ không phải qua cách này”.

Một điểm khiến vị hiệu trưởng lo lắng đã không xảy ra. “Sau clip chúng tôi đều hồi hộp chờ đợi những bình luận của mọi người. Tuy nhiên, phần đông đều sẻ chia với nỗi niềm của em”.

Nhận xét về những điều Châu Chấu nói trên clip, hiệu trưởng cho biết: “Ý kiến của em là đáng trân trọng. Bản thân tôi mừng vì những điều em đã làm. Mỗi người như chúng tôi đều phải suy nghĩ khi xem clip để nhìn nhận lại những gì trò cần, mong muốn ở thầy cô”.

Dù còn những điểm mà cô trò cần ngồi lại với nhau nhưng vị hiệu trưởng cũng chung suy nghĩ với Châu Chấu rằng nhiều học sinh ngày nay không xác định được việc học để “cho mình hay cho ai đó, phải thúc ép mới học. Rồi chuyện trò ngày nay gặp nhiều áp lực, phải học thêm quá nhiều....”.

Theo VietNamNet

Đạt 35 điểm thi đại học (đã nhân hệ số), nam sinh từng gây sốt trên mạng khi bàn về giáo dục Việt Nam có nickname Châu Chấu đã thi đỗ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp.

“ Kẻ lười biếng” tên thật là N.T.D là học sinh của một trường THPT ở Hà Nội. Trong kỳ thi đại học năm nay, Châu Chấu dự thi vào trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, khối H đạt tổng 20 điểm. Cụ thể, Châu Chấu có số điểm như sau: Văn: 5 điểm; Bố cục màu: 7,5 điểm; Hình họa: 7,5 điểm (chưa nhân hệ số). Khi đã nhân hệ, Châu Chấu đạt 35 điểm.

Ngày 29/7, sau khi công bố điểm thi, trên website trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp đã công bố điểm chuẩn vào trường cho từng chuyên ngành. Trong đó, với hai môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là 34,5 điểm. Trong khi đó Châu Chấu được 35 điểm (đã nhân hệ số). Như vậy, Châu Chấu đã đỗ vào trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp.

Trước đó, trong kỳ thi tốt nghiệp “kẻ lười biếng” đã đạt được tổng số điểm là 49,5 điểm.

Hình ảnh cắt ra từ clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng”.

“Kẻ lười biếng” được biết đến với clip đăng tải trên Youtube vào ngày 13/4 mang tên “Sự trăn trở của kẻ lười biếng”. Trong clip, Châu Chấu bày tỏ những quan điểm về việc học tập, về những bất cập, yếu kém của giáo dục Việt Nam.

“Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” khiến nhiều người phải trăn trở. Trong đó cậu có những phát ngôn gây sốc như: “Chỉ cần học đến lớp 9 là đủ”, “Học để thi tạo ra thế hệ đối phó với mọi thứ”, “Những người giỏi chỉ ở trên mặt báo”…

Sau khi chinh phục đỉnh Phan Si Păng, sinh viên Phạm Ngọc Ánh đã mất tích trên đường trở về. Dù đã huy động hàng trăm công an, kiểm lâm và người dân địa phương tìm kiếm nhưng chàng sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp vẫn bặt vô âm tín.

Chúng tôi tìm đến gia đình Phạm Ngọc Ánh (SN 1993) tại thôn Trung, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội khi rất nhiều người thân và họ hàng của chàng sinh viên này đang mất ăn, mất ngủ sau 2 tuần anh mất tích. Trong khi đó, suốt nhiều ngày qua, ông Ninh Anh Vũ, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), cũng đã dẫn đầu lực lượng tìm kiếm lên đến hàng trăm người lần mò dấu tích của Ánh.

Thích khám phá, mạo hiểm

Theo bạn bè và người thân, Ánh là một thanh niên thông minh và khá lãng tử. Thi đỗ khoa trang trí nội ngoại thất, chuyên ngành hội họa của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Ánh đã chứng tỏ năng khiếu của mình. Với tính hiền lành, Ánh dễ gây thiện cảm với mọi người. Việc anh mất tích hơn 10 ngày nay đã khiến nhiều người lo lắng.

Sinh viên Phạm Ngọc Ánh. (Ảnh do gia đình cung cấp).

Theo bà Đỗ Phương Nhung (mẹ của Ánh), con trai bà là người "ít nói và chững chạc hơn so với bạn bè cùng trang lứa". Bà Nhung cho biết: "Ánh chưa bao giờ đi chơi qua đêm mà không gọi điện về nhà. Cũng như nhiều bạn cùng trang lứa, Ánh thích du lịch vùng núi cao, ưa khám phá, mạo hiểm nhưng trước mỗi chuyến đi, đều xin phép gia đình". Trước khi chinh phục Phan Si Păng ít ngày, Ánh và bạn cùng lớp đi chơi tại Khu Du lịch Mai Châu (tỉnh Hòa Bình).

Theo bà Nhung, Ánh đồng ý chinh phục đỉnh Phan Si Păng sau khi được người anh họ là Đỗ Thanh Sang rủ đi. Sau đó, Ánh cùng 4 người khác lên tàu Hà Nội - Lào Cai vào tối 7/7.

Anh Sang cho biết sau khi chinh phục đỉnh Phan Si Păng, cả nhóm cùng xuống núi theo đường đi lúc xuất phát từ Trạm Tôn. Đây là đường lên Phan Si Păng tương đối thuận lợi hơn so với những tuyến khác nên thường được những người lần đầu chinh phục đỉnh núi này lựa chọn. Đến trạm nghỉ chân ở mốc 2.800 m, khi cả nhóm đang ngồi nghỉ mệt, Ánh nói với bạn đồng hành là sẽ xuống trước.

Sau khi xuống núi, cả nhóm đã chờ suốt đêm 9/7 nhưng không thấy Ánh. Đến ngày 11/7, không thấy con trai gọi điện thoại về, gia đình đã báo tin với cơ quan công an và kiểm lâm địa phương về việc Ánh mất tích. Ngay hôm sau, Trạm Kiểm lâm Trạm Tôn và gia đình Ánh bắt đầu cuộc tìm kiếm.

Tìm kiếm đến cùng

Sau 2 ngày không nhận được tin con, ông Phạm Ngọc Hải đã dự cảm những chuyện chẳng lành nên lập tức lên huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai để nhờ các cơ quan chức năng giúp đỡ, tìm kiếm Ánh. Sau đó, đích thân ông Ninh Anh Vũ đã chỉ đạo lực lượng gần 50 kiểm lâm viên tham gia tìm kiếm. Hiện nay, lực lượng này đã tăng lên gần 100 người.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động hôm qua (24/7), ông Vũ cho biết: "Chúng tôi đang tăng cường lực lượng để tìm kiếm Ánh nhưng đến nay, đã là ngày thứ 12 mà vẫn chưa tìm được tung tích nạn nhân". Theo ông Vũ, ngoài lực lượng công an và kiểm lâm, gia đình Ánh còn thuê thêm nhiều người dân tộc bản địa có kinh nghiệm đi rừng, biết nhiều đường ngang, lối tắt hỗ trợ tìm kiếm. "Kỳ lạ là lực lượng kiểm lâm và người đi rừng cùng khẳng định đã lùng sục tất cả những điểm trên đường leo núi của Ánh nhưng vẫn không tìm ra dấu vết nạn nhân" - ông Vũ băn khoăn.

Theo anh Thào A Phình, một người dân địa phương có nhiều kinh nghiệm đi rừng, vào thời điểm này, rất ít người lên đỉnh Phan Si Păng bởi mùa mưa, đường trơn. Theo phân tích của nhiều người, Ánh đã vượt chặng đường khó khăn và hiểm trở nhất từ đỉnh Phan Si Păng xuống trạm nghỉ 2.800 m. Chặng còn lại từ trạm này xuống núi lại không quá hiểm trở nên khả năng Ánh đi lạc là rất thấp.

Ông Vũ khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm đến cùng". Thậm chí, theo ông Vũ, lực lượng kiểm lâm tìm kiếm cả đoạn từ trạm dừng chân ngược lên đỉnh núi và không bỏ sót bất cứ dốc, vực hiểm trở nào mà những người leo núi có thể trượt ngã.

Theo một kiểm lâm viên thường xuyên túc trực tại trạm dừng chân 2.800 m, trước đây, cũng có vài người leo núi đi lạc vào rừng nhưng lâu nhất cũng không quá 2 ngày. Trường hợp mất tích hơn 10 ngày như Ánh là chưa từng xảy ra.

Bạn bè muốn tham gia tìm kiếm Ông Nguyễn Hữu Vị, Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, cho biết qua các kênh thông tin khác nhau, nhà trường đang theo sát diễn biến của công cuộc tìm kiếm Ánh. Hiện tại, nhiều người đang muốn thành lập thêm nhóm tìm kiếm sinh viên này.

Theo Dantri

Valentino đề cao tính ứng dụng trong BST mới Mượn lời danh họa Leonardo da Vinci "Đơn giản chính là tinh tế cuối cùng" để nói về bộ sưu tập thu đông 2013 Valentino mang tới Paris fashion week. Valentino đã tự tạo cho mình sự khác biệt tại tuần lễ thời trang Paris cao cấp 2013 bởi chính sự tinh tế và khả năng ứng dụng cao của các mẫu thiết...

Video liên quan

Chủ đề