Chỉ số acid là gì

Cách xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo hay, chi tiết

Bài giảng: Bài toán thủy phân Este, chất béo – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

– Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo

– Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.

– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit

Ví dụ minh họa

Bài 1: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14 gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:

A. 6,0

B. 7,2

C. 4,8

D. 5,5

Hướng dẫn:

Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.

Ta có: mKOH = 0,015 x 0,1 x 56000 = 84 (mg)

⇒ Chỉ số axit là: 84/14 = 6

Bài 2: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:

A. 108,265 g

B. 170 g

C. 82,265 g

D. 107,57 g

Hướng dẫn:

Ta có: mKOH cần dùng = 7 x 100 = 700 mg = 0,7 (gam)

⇒ nKOH = 0,7/56 = 0,0125 (mol)

Vậy mmuối = 100 + mKOH – mH2O – mglixerol

= 100 + 17,92 – 0,0125 x 18 – 0,3075/3 x 92 = 108, 265 (gam)

Bài 3: Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.

Hướng dẫn:

Theo định nghĩa, chỉ số axit của chất béo bằng 7 nghĩa là muốn trung hòa lượng axit béo tự do trong 1 gam chất béo phải dùng 7 mg KOH. Vậy muốn trung hòa axit béo tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số 7 thì phải dùng 5 * 7 = 35 mg KOH, hay 0,035/56 mol KOH

⇒ 0,035/56 mol OH- ⇒ 0,035/56 mol NaOH ⇒ khối lượng NaOH cần để trung hòa axit tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 là:

mNaOH = 0,035/56*40g = 25(mg) = 0,025g|5g chất béo

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipit là:

A. 210

B. 150

C. 187

D. 200

Bài 2: Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. tính chỉ số axit chủa chất béo đó.

A. 6 B. 5 C. 7 D. 8

Bài 3: Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X đó cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X và tính lượng KOH cần trung hòa 4 gam chất béo có Y chỉ số axit bằng 7.

A. 5 và 14mg KOH

B. 4 và 26mg KOH

C. 3 và 56mg KOH

D. 6 và 28mg KOH

Bài 4: Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 26,0

B. 86,2

C. 82,3

D. 102,0

Bài 5: Số miligam KOH trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

A. 175 B. 168 C. 184 D. 158

Bài 6: Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng.

A.112 B. 124 C.224 D.214

Bài giảng: Tổng hợp bài tập Este – Lipit – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

  • Dạng 1: Tính chất hóa học và tên gọi của este
  • Dạng 2: Các phản ứng hóa học của este
  • Dạng 3: Cách điều chế, nhận biết este
  • Dạng 4: Bài toán về phản ứng đốt cháy este
  • Dạng 5: Bài toán về phản ứng thủy phân
  • Dạng 7: Bài toán về chất béo
  • Dạng 8: Hiệu suất phản ứng este hóa

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại banmaynuocnong.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Như chúng ta đã biết sự tăng quá mức acid uric trong huyết thanh là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gout. Việc nhận biết sự bất thường của chỉ số acid uric trong máu và nước tiểu có thể giúp chúng ta nhận biết sớm cũng như chẩn đoán được căn bệnh này.

Acid uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên của các base purin trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, Acid uric nội sinh là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin (adenine và guadinine của các acid nucleic). Acid uric ngoại sinh đến từ các chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu...

Thông thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu là con đường chính, một phần nhỏ được đào thải qua đường tiêu hóa. Nhưng khi chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến cơ thể tăng tổng hợp acid uric hoặc do chức năng của thận suy giảm hoặc do sử dụng một số loại thuốc làm giảm đào thải acid uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.

Trong bệnh lý gout, ban đầu nồng độ acid uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là giai đoạn “tăng acid uric máu”, Tuy nhiên, khi lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gout cấp. Khi đó, tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.

Lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp tiến triển thành bệnh gút

Ngoài ra, Acid uric thúc đẩy oxide hóa LDL trong tiến trình xơ vữa động mạch, gây tác động xấu đến lớp nội mạc thông qua hoạt hóa bạch cầu và sự tăng tương quan giữa acid uric với nồng độ chất gây viêm. Acid uric đi qua tế bào nội mô đã bị rối loạn chức năng sẽ lắng đọng tinh thể bên trong mảng xơ vữa. Những tinh thể này gây ra phản ứng viêm tại chỗ và hình thành mảng xơ vữa, gây ra các bệnh lý về tim mạch. Các tinh thể natri urat trong khoảng kẽ vùng tủy thận ở những bệnh nhân có tăng acid uric mạn tính gây viêm thận ống kẽ thận mạn tính. Các tinh thể này lắng ở đường niệu gây ra sỏi thận.

Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l với nam) và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l với nữ) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất của cơ thể.

Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong máu.

Người bệnh được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn khoảng tham chiếu cho phép (tùy thuộc mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l).

Với chứng tăng acid uric máu không có triệu chứng, các trường hợp tăng acid uric máu ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl hay 600 micromol/l), người bệnh cần được hướng dẫn thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể không tạo ra thêm acid uric.

Cụ thể, bệnh nhân phải hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều base purin như đạm động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia. Một khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống mà acid uric vẫn cao thì việc sử dụng thuốc là cần thiết.

Bệnh nhân phải hạn chế ăn đạm động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia

Còn trong trường hợp lượng acid uric ở mức trên 12mg/dl (710 micromol/l), người bệnh có nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch thì cần dùng thuốc điều trị hạ acid uric.

Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều, xuất hiện sự sản xuất acid uric cấp tính ở bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị thì có thể dùng liệu pháp dự phòng tăng acid uric máu nhằm tránh tình trạng suy thận cấp do lượng tinh thể urat lắng đọng ở ống thận.

Các trường hợp đặc biệt, xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc gia đình có tiền sử bị gút, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric.

Thuốc được lựa chọn để điều trị hội chứng tăng acid uric máu thường là thuốc ức chế men xanthin oxidase có tác dụng làm giảm tạo thành acid uric như allopurinol, thiopurinol hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase).

Lưu ý, không dùng nhóm thuốc tăng thải acid uric qua thận như probenecid ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: Tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bệnh nhân có thể tiến hành khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, tránh nguy cơ mắc bệnh lâu dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề