Chính sách quản lý an toàn là gì năm 2024

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là một hệ thống quản lý xác định những yêu cầu nhằm tăng cường sức khỏe và an toàn lao động, giảm thiểu các mối nguy rủi ro tại nơi làm việc và thúc đẩy tinh thần nhân viên. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho tất cả các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 3/2018.

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là gì?

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là một hệ thống quản lý xác định những yêu cầu nhằm tăng cường sức khỏe và an toàn lao động, giảm thiểu các mối nguy rủi ro tại nơi làm việc và thúc đẩy tinh thần nhân viên. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho tất cả các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Chứng nhận ISO 45001 – Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 3/2018.

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp?

Khi doanh nghiệp không áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, người lao động phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại như trực tiếp tiếp xúc với hóa chất hoặc làm việc nguy cơ cao với những rủi ro tai nạn như thợ điện, thợ xây dựng, thợ mỏ, môi trường điện từ, khí độc hại… Điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe về lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người lao động.

Một khi doanh nghiệp không đảm bảo vấn đề an toàn và sức khỏe lao động sẽ khiến niềm tin đối với doanh nghiệp đổ vỡ. Khó mà thu hút được nhân tài cũng như công nhân viên cho các doanh nghiệp đó. Mặc khác, doanh nghiệp không đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động cũng chính là làm trái với quy định của pháp luật.

3. Tầm quan trọng của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với công nhân và doanh nghiệp

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động đóng quan trò quan trọng đối với cả người lao động và cả doanh nghiệp, cụ thể:

Chính sách quản lý an toàn là gì năm 2024

3.1. Đối với người lao động

Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc. Một khi thực hiện tốt biện pháp an toàn sức khỏe và nghề nghiệp sẽ giúp công nhân làm việc an tâm, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp đảm bảo lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp

3.2. Đối với doanh nghiệp

Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất của công ty… giảm và hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra. Ngoài ra, khi doanh nghiệp áp dụng công tác an toàn sức khỏe nghề nghiệp chặt chẽ theo quy định sẽ giúp cho doanh nghiệp gây dựng nên sự uy tín đối với người lao động. thu hút được nguồn nhân lực tham gia ứng tuyển khi doanh nghiệp tuyển dụng.

Việc đạt được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thể hiện sự cải tiến liên tục trong việc áp dụng các quy trình của hệ thống hệ thống An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp trong hệ thống vận hành của công ty, cung cấp ra thị trường một cách nhất quán sản phẩm và dịch vụ, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và các bên liên quan. Bên cạnh đó còn giúp giải quyết các rủi ro, đảm bảo hệ thống quản lý của công ty phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.

Đồng thời, người lao động chính là nhân tố trọng yếu trong sự phát triển kinh tế cả nước. Khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tai nạn lao động ở mức thấp nhất. Từ đó đời sống người lao động được nâng lên, đất nước ngày một phát triển.

4. Mục đích của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHS – ISO 45001

Mục đích của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý các rủi ro. Các đầu ra mong đợi của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là để ngăn ngừa tổn thương & sức khỏe kém của người lao động và để cung cấp nơi làm việc an toàn & lành mạnh; do đó, nó được xem là rất quan trọng cho tổ chức để loại trừ các mối nguy và giảm thiểu rủi ro bằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hữu hiệu.

Chính sách quản lý an toàn là gì năm 2024

Khi các biện pháp này được áp dụng bởi tổ chức thông hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình, họ cải hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Việc thực hiện một hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn này cho phép một tổ chức quản lý các rủi ro và cải tiến hoạt động của mình. Một an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể trợ giúp tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.

5. Điều kiện cấp chứng nhận iso 45001- hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

Để được cấp chứng nhận iso 45001- hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp doanh nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện chính sau:

5.1. Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018

5.2. Điều kiện thứ hai: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 45001 bởi Tổ chức chứng nhận.

5.3. Điều kiện thứ ba: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 45001:2018- Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Chính sách quản lý an toàn là gì năm 2024

6. Quy trình chứng nhận ISO 45001 tại TTP gồm 6 bước

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 45001 tại TTP

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Bước 3: Đánh giá tài liệu tại TTP

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chứng nhận và giám định hàng hóa, TTP được nhiều đối tác, khách hàng đánh giá cao vì sự uy tín, chuyên nghiệp trong quá trình làm việc. Khách hàng có mong muốn nhận được tư vấn từ đội ngũ của TTP xin vui lòng liên hệ:

Chính sách an toàn lao động bao gồm những gì?

Chính sách An Toàn Lao Động là các hoạt động thi công trên tất cả các công trình phải an toàn và hiệu quả. Việc tuân thủ những nguyên tắc an toàn lao động, vệ sinh môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết trong tất cả các hoạt động của Công ty.

Chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của công ty là gì?

Chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp được hiểu là định hướng của tổ chức liên quan tới kết quả hoạt động ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc đối với người lao động và cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe.

Quản lý an toàn là gì?

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một hệ thống quản lý cung cấp các yêu cầu và khuôn khổ nhằm cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc, đồng thời tạo nên một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, ngăn ngừa thương tích và bệnh tật từ môi trường làm việc.

Các chính sách HSE là gì?

Chính sách HSE: Là tài liệu quan trọng để thiết lập các mục tiêu và cam kết của tổ chức trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe và môi trường làm việc. Đánh giá rủi ro: Đây là quá trình đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro cho nhân viên và môi trường, từ đó xác định các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro.