Thọ trì ngũ giới là gì năm 2024

Trước khi muốn THỌ NGŨ GIỚI, thì các bạn phải tìm hiểu THỌ NGŨ GIỚI nghĩa là gì?

Cụm từ THỌ NGŨ GIỚI có hai phần:

1- THỌ

2- NGŨ GIỚI

Bây giờ các bạn tìm hiểu nghĩa danh từ THỌ. Vậy THỌ nghĩa là gì?

“THỌ” có nghĩa là chấp nhận, đồng ý, chịu phép.

“NGŨ GIỚI” có nghĩa là năm giới cấm. Hai từ ghép chung lại là “THỌ NGŨ GIỚI”. THỌ NGŨ GIỚI” có nghĩa là chấp nhận sống đúng năm giới cấm không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này.

Trong đạo Phật năm giới cấm này là năm tiêu chuẩn làm người; người nào sống không đúng năm giới này là chưa xứng đáng làm người.

Bây giờ Thầy sẽ truyền năm giới cấm này cho quý Phật tử, quý vị hãy lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ để thông suốt những giới cấm này.

Ở đây Thầy không truyền năm giới cấm suông. Vì đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện nên ai đến với đạo Phật đều phải đến với sự giác ngộ thông suốt bốn chân lý của nó. Do thông suốt bốn chân lý của nó, nên đến với niềm tin sâu thẳm tận đáy lòng của mình. Do đó mình phải tự nguyện tự giác chấp nhận những giới đức, giới hạnh làm cuộc sống. Cho nên đạo Phật không khuyến dụ ai hết.

Đạo Phật là đạo giải thoát nên không có năm giới cấm, vì có giới cấm là có sự bắt buộc kẻ khác. Có sự bắt buộc kẻ khác thì làm sao gọi là đạo giải thoát? Năm giới cấm này là do các Tổ chế ra để cấm các tu sĩ Đại Thừa phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới v.v…

Ở đây Thầy truyền năm giới cấm, tức là truyền dạy quý Phật tử năm đức hạnh làm người. Người nào giữ tròn năm đức hạnh này mới xứng đáng làm người. Vậy năm đức hạnh này là gì?

Ngũ giới là 5 quy chuẩn đạo đức mà Đức Phật chế ra cho chúng ta thực hành. Giữ giới sẽ mang lại cho người thọ trì nhiều phước lành, sức khỏe, trí thông minh, tài sản,... và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tuy nhiên nhiều người cũng lo sợ, nếu lỡ phạm giới có mắc tội không? Phải làm thế nào nếu phạm giới? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết khái niệm ngũ giới là gì, lợi ích của việc giữ giới, cách sám hối khi lỡ phạm giới,... để quý vị thực hành được lợi ích nhất.

“Ngũ” là 5, “giới” là giới hạn, phạm vi. “Ngũ giới” (5 giới) là 5 giới hạn, phạm vi, quy chuẩn đạo đức mà Đức Phật đưa ra cho chúng ta thực hành.

Ngũ giới bao gồm: 1. Không sát sinh 2. Không trộm cắp 3. Không nói dối 4. Không tà dâm 5. Không say sưa, nghiện ngập

Chúng ta tu được giới nào thì sẽ được phước báo trong giới đó. Chúng ta có thể nhận bất cứ giới nào phù hợp với hoàn cảnh của mình ngay trong hiện tại để thọ trì, sẽ đều có phước.

Lợi ích của việc giữ 5 giới

Nếu chúng ta thọ trì 5 giới này thì sẽ được phước báu khiến không phải chịu những quả báo đau khổ, mà sẽ được an toàn, hạnh phúc. Vì đây là những quy định của thiện, khi chúng ta suy nghĩ, nói và hành động nằm trong những quy định, phạm vi này, sẽ khiến chúng ta được kết quả an vui. Còn chúng ta bị khổ đau là do làm ác. Nếu chúng ta suy nghĩ, nói và hành động ngoài phạm vi của 5 giới thiện này thì sẽ bị quả báo đau khổ.

Ví dụ: + Vào những ngày có bão lớn, chúng ta nên ở trong phạm vi ngôi nhà của mình thì sẽ không bị gió thổi, bão cuốn. + Với cây lá ngón, phạm vi tất cả lá mọc ra từ cây lá ngón thì chúng ta không được ăn. Vì nếu ăn vào là sẽ chết người. Còn với cây cam, quả nào mọc lên từ cây cam thì chúng ta nên ăn, vì sẽ có dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. + Nếu chúng ta không giữ giới mà phạm giới sát sinh, đi giết người thì sẽ phải vào tù, mất đi cuộc sống tự do hiện có. Đó chính là việc không giữ giới sẽ đưa đến quả báo đau khổ.

Người giữ 5 giới sẽ được những lợi ích cụ thể sau đây:

1. Được khỏe mạnh, sống thọ

Nếu giữ giới không sát sinh thì chúng ta sẽ được tuổi thọ dài và được mạnh khỏe. Còn nếu có sát sinh, tùy theo sự sát sinh nhiều hay ít mà chúng ta sẽ bị suy giảm tuổi thọ và gia tăng bệnh tật.

Thọ trì ngũ giới là gì năm 2024

Giữ giới không sát sinh sẽ được phước báu về tuổi thọ (ảnh minh họa)

2. Có của cải và không bị thất thoát tài sản

Nếu không trộm cắp, chúng ta sẽ có được tài sản và không bao giờ bị thất thoát tài sản. Đức Phật dạy, chúng ta thường bị thất thoát tài sản bởi 7 nguyên nhân: - Nước trôi (lũ lụt) - Lửa cháy (hỏa hoạn) - Tai nạn - Bệnh tật - Con hư (con hư hỏng chơi bời, làm ăn thất bát, bệnh tật,...khiến cha mẹ tốn tiền chạy chữa) - Bị lừa đảo, trộm cướp - Bị vua quan tịch thu (vướng vào vòng pháp luật mà bị tịch thu tài sản)

Nếu chúng ta giữ giới không trộm cắp thì sẽ không gặp phải 7 yếu tố trên dẫn đến phải chịu cảnh thất thoát tài sản. Chúng ta cứ làm được bao nhiêu thì sẽ giữ được bấy nhiêu tài sản.

3. Không bị người khác xâm phạm vào đời sống hôn nhân

Tà dâm tức là ngoại tình, cặp bồ với người khác. Còn vợ chồng là chính dâm. Nếu chúng ta giữ giới không tà dâm mà sống chung thủy thì sẽ không bị người khác xâm phạm vào đời sống hôn nhân của mình.

Thọ trì ngũ giới là gì năm 2024

Giữ giới không tà dâm sẽ giúp chúng ta có được hôn nhân hạnh phúc, không bị người khác xâm phạm (ảnh minh họa)

4. Không bị lu mờ trí tuệ

Hiện nay, có rất nhiều các thứ gây nghiện như rượu bia, á phiện, xì ke, ma túy,... Tất cả những thứ làm ảnh hưởng đến thể chất, nhân cách, trí tuệ của con người thì người Phật tử đều không được dùng, không được say sưa, nghiện ngập những thứ đó. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ không bị lu mờ trí tuệ.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng về việc say sưa nghiện ngập khác với uống rượu. Chúng ta vẫn có thể uống được nhưng phải biết kiềm chế, làm sao vừa đủ để phục vụ cho giao tiếp công việc chứ không say sưa, nghiện ngập.

Thọ trì ngũ giới là gì năm 2024

Chúng ta sẽ được trí tuệ nếu giữ giới không say sưa, nghiện ngập (ảnh minh họa)

5. Đem lại an lạc, niềm tin cho xã hội

Nếu chúng ta giữ được giới thứ 5, sống chân thật, không gian dối, không lừa dối, không nói dối, không lừa gạt người khác thì chúng ta sẽ đem lại an lạc, niềm tin cho xã hội. Từ đó, xã hội cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Thọ trì ngũ giới là gì năm 2024

Sống chân thật, không gian dối sẽ đem lại an lạc và niềm tin cho xã hội (ảnh minh họa)

Nếu phạm giới, phải làm sao?

Chúng ta là người đang thực tập giữ giới thì đâu đã phải là người thuần thục, giỏi giang nên vẫn có thể phạm giới, đó là chuyện bình thường. Nếu chúng ta lỡ phạm giới thì phước báu không được trọn vẹn như ban đầu mà sẽ bị giảm đi theo việc làm của mình, chứ Phật không bắt tội. Chúng ta giữ giới nghiêm túc bao nhiêu thì sẽ được lợi ích bấy nhiêu.

Khi phạm giới, chúng ta cần phải sám hối, chỉnh sửa suy nghĩ, lời nói, hành động của mình để cho giới thanh tịnh trở lại. Khi sám hối rồi thì phải sửa đổi, cố gắng không tái phạm, nếu tái phạm thì sám hối không có tác dụng gì.