Chuyển hóa thuốc ở gan qua hai pha năm 2024

Chuyển hóa thuốc ở gan qua hai pha năm 2024
thuốc kháng sinh

khái niệm :

–Chuyển hoá là quá trình chuyển đổi chất mẹ (chất ban đầu) thành sản phẩm không còn hoạt tính. Chất chuyển hoá thường không còn tác dụng dược lí nữa nhưng vẫn còn trong cơ thể. -Thải trừ là quá trình loại hẳn thuốc ra khỏi cơ thể.

Chuyển hóa thuốc ở gan qua hai pha năm 2024
chuyển hóa thuốc qua gan

2 giai đoạn của chuyển hoá thuốc tại gan :

  • Chuyển hoá thuốc qua pha I :

– Qua pha này thuốc đang ở dạng tan trong mỡ sẽ trở nên có cực hơn dễ tan trong nước hơn. Nhưng về mặt tác dụng sinh lí học thuốc có thể làm mất hoạt tính hoặc chỉ giảm hoạt tính hoặc đôi khi tăng hoạt tính trở nên có hoạt tính cao hơn chất ban đầu. – Hệ enzim chịu trách nhiệm chuyển hoá thuốc ở pha I chủ yếu là cytocrom P450 – Các phản ứng chuyển hoá ở pha I là phản ứng oxi hoá, khử, thuỷ phân. – Trong đa số trường hợp chất làm mất hoặc giảm hoạt tính. – VD: + Phenylbutazon(có hoạt tính) oxi hoá thành Oxyphenylbutazon(còn hoạt tính) +Acetylcholin(có hoạt tính) thuỷ phân thành Cholin và axit acetic (mất hoạt tính) +Prontosil oxy khử thành Sunfanilamid(có hoạt tính).

  • Chuyển hoá thuốc qua pha II :

– Hệ enzim chịu trách nhiệm chuyển hoá thuốc ở giai đoạn này là hệ enzim liên hợp (glucuronic, glutathion,acetyl,sulfat…). Các sản phẩm liên hợp đa số không còn hoạt tính , tan dễ trong nước và bị thải trừ ra ngoài theo nước tiểu hoặc đỏ vào mật rồi ra ngoài theo phân. – VD: + sản phẩm chuyển hoá của morphin ở pha II là morphin-6-glucuronic còn hoạt tính và morphin-3-glucuronic không còn hoạt tính . – Thông thường các phản ứng ở pha I sẽ tạo ra các nhóm chức cần thiết cho pha II, đó là các nhóm -OH, -COOH, -NH2 . – Các phản ứng chính: liên hợp axit glucoronic, liên hợp axit sulfuric, liên hợp axit amin( glycin), phản ứng etyl hoá,metyl hoá…. – Có nhưng thuốc thải trừ qua quá trình chuyển hoá rất phức tạp trong dó các sản phẩm chuyển hoá đều có tác dụng dược lí dẫn đén tác dụng kéo dài hơn. Vì vậy , ta lợi dụng các chất trung gian làm thuốc để giảm bớt gánh nặng cho gan. – VD: + oxazepam là sản phẩm chuyển hoá tại gan của diazepam có tác dụng an thần như diazepam. – Ngoài ra có một số thuốc hoàn toàn không bị chuyển hoá đó là những hợp chất có cực cao ( như axit, bazo mạnh) không thấm qua được lớp mỡ của microsom. Phần lớn thải trừ nhanh. Một số chất không có cực cũng không thể bị chuyển như : barbital, ete, halothan,…

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Y tế: Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan thường trải qua hai giai đoạn là pha 1 và pha 2. Một vài loại thuốc chỉ chuyển hóa ở pha 1 hoặc pha 2.

Pha 1 xảy ra các phản ứng sinh hóa như phản ứng khử, phản ứng thủy phân nhưng chủ yếu là phản ứng oxy hóa do enzym Cytochrome P450 xúc tác, thuốc bị ion hóa do các phân tử thuốc bị mất điện tử.

Pha 2 xảy ra các phản ứng kết hợp giữa thuốc với các nhóm ion hóa như axit glucuronic, glutathione, glycin, gốc methyl, acetyl... tại tế bào chất của tế bào gan, kết quả tạo ra chất chuyển hóa dễ hòa tan trong nước.

Ở người cao tuổi và trẻ sơ sinh tốc độ chuyển hóa thuốc ở gan chậm. Một số bệnh lý như suy tim, suy thận... làm giảm lưu lượng máu đến gan nên làm giảm khả năng chuyển hóa thuốc.

Mục tiêu: 1. Pt ảnh hưởng của chuyển hóa thuốc đến tác dụng sinh học và độc tính của thuốc. 2. Tb khái niệm hiện tượng cảm ứng ức chế enzym, vận dụng được để giải thích ý nghĩa của hiện tượng này trong sử dụng thuốc. Đại cương:-Chuyển hóa thuốc là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể dưới ảnh hưởng của enzym tạo chất ít nhiều khác với chất mẹ, được gọi là chất chuyển hóa.-Bản chất của chuyển hóa: Biến đổi thuốc trong cơ thể từ dạng không phân cực thành phân cực hoặc từ phân cực yếu thành phân cực mạnh để dễ đào thải.-Cơ quan làm nhiệm vụ chuyển hóa: Thận, lách, phổi, máu… nhưng chủ yếu ở gan.-Phần lớn các thuốc đều bị chuyển hóa trước khi thải trừ, trừ 1 số thuốc sau khi vào cơ thể không bị biến đổi, được thải trừ nguyên vẹn như các chất vô cơ thân nước, strychnin, kháng sinh aminosid…-Mục đích quá trình chuyển hóa: + Tăng thân nước  Tăng đào thải qua thận. + Tăng KLPT  Tăng đào thải qua mật.

Hiệu quả lâm sàng có thể khác nhau phụ thuộc vào sinh khả dụng của thuốc, đặc biệt là bệnh gan mạn tính; ví dụ, nhạy cảm của não đối với opioid và thuốc an thần thường tăng ở bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính. Do đó, liều nhỏ của các loại thuốc này cho bệnh nhân xơ gan có thể dẫn đến bệnh não. Cơ chế gây ảnh hưởng có thể liên quan đến thay đổi thụ thể của thuốc trên não.

Chuyển hóa thuốc ở gan qua hai pha năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.