Khoa học lịch sử là gì năm 2024

- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ (chính trị, quân sự, kinh tế…)

- Trong quá trình nghiên cứu, sử học cần phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học.

\= > Sử học là bộ môn khoa học có tính liên ngành.

2. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

  1. Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu, nguồn cảm hứng => ra đời các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội nhân văn.

- Lịch sử còn là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.

  1. Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học

- Khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

- Sử học sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu nghiên cứu của các ngành xã hội và nhân văn để phục dựng đối tượng nghiên cứu, giải thích, chứng minh…từ đó rút ra bài học, quy luật lịch sử. => Nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ hơn.

3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

  1. vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, xem xét ở góc độ lịch sử.

- Ví dụ: Bối cảnh ra đời, điều kiện lịch sử, tác dụng, ý nghĩa với sự phát triển xã hội.

- Lịch sử giúp cho các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước.

  1. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học.

Sử học cần sử sụng thông tin, phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người.

Ví dụ: Ứng dụng công nghệ 3D, thực tế ảo vào triển lãm giới thiệu các di tích lịch sử, hiện vật lịch sử.

Trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước, dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng. Nhưng cũng trên chặng đường dài hàng chục thế kỷ ấy, chúng ta cũng từng nếm trải biết bao nỗi đắng cay, gian truân. Lịch sử không chỉ là những cái đã qua mà còn là thầy dạy cho chúng ta hiểu hiện tại và giúp chúng ta dự báo cả tương lai.

Nghiên cứu lịch sử là con đường đưa chúng ta đến với kho tàng những kinh nghiệm vô giá mà cha ông đã đúc kết bằng mồ hôi và xương máu. Lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc. Khoa học lịch sử còn là cánh cửa mở ra cho dân tộc ta đến với các nền văn hóa, văn minh của nhân loại.

Sứ mệnh của khoa học lịch sử, vì vậy, hết sức nặng nề nhưng cũng vô cùng vẻ vang.

Với ý nghĩa đó, tôi luôn đánh giá rất cao vai trò của khoa học lịch sử và các nhà sử học.

Không phải ngẫu nhiên mà thời điểm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lại là năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào thời kỳ cam go, ác liệt nhất. Hình ảnh người chiến sĩ ra trận với hành trang không chỉ là súng đạn mà còn là một quyển lịch sử đã trở thành biểu tượng của một đất nước đã huy động cả mấy nghìn năm vào sự nghiệp chống ngoại xâm. Những chiến công oai hùng của dân tộc ta trong thế kỷ XX có những cống hiến xứng đáng của các nhà sử học.

Trong sự nghiệp Đổi mới, giới sử học cũng có những đóng góp đáng kể. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình được xuất bản đã góp phần nâng cao nhận thức của chúng ta về con đường đã qua và củng cố niềm tin vào bước đường đi tới.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi Biển Đông dậy sóng, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc bị xâm phạm, các nhà sử học đã tích cực nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những chứng cứ lịch sử góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tôi luôn chăm chú theo dõi và được biết, trong đóng góp chung của giới sử học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng. Với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của các nhà sử học Việt Nam, Hội đã tập hợp được đông đảo các nhà sử học từ trung ương tới các địa phương thành một khối thống nhất, điều mà một tổ chức Hội không dễ gì làm được. Với sự thống nhất cao đó, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã bám rất sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, tham gia tích cực vào sự nghiệp Đổi mới, công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội. Hội cũng đã có nhiều đề xuất tích cực cho việc đổi mới dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng và đóng góp của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Trong thời gian tới đây, bên cạnh những vận hội lớn, đất nước ta cũng đứng trước những thách thức không hề nhỏ. Làm sao để chúng ta có căn cứ khoa học cho việc phải biến tất cả những gì mình có, trong đó con người là nhân tố quan trọng nhất, thành lợi thế cạnh tranh quốc tế, sử học phải nâng cao năng lực và trình độ hơn nữa để xứng đáng là một lĩnh vực khoa học giúp dân tộc tự nhận thức. Đồng thời giới sử học cũng cần lưu ý đẩy mạnh việc nghiên cứu lịch sử thế giới để xây dựng những luận cứ khoa học xác đáng cho các chiến lược quốc tế và chủ trương trở thành bạn của tất cả các nước trong thời đại toàn cầu hóa. TRƯỚC mắt, tôi đề nghị Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tập trung vào một số công việc sau đây:

Thứ nhất, động viên đến mức cao nhất lực lượng và công sức của giới sử học vào việc triển khai và hoàn thành với chất lượng tốt nhất bộ Lịch sử Việt Nam theo tinh thần chỉ thị của Ban Bí thư. Đây sẽ là một dấu mốc lớn trong lịch sử phát triển của khoa học Việt Nam và là một cống hiến vô giá của các nhà sử học với đất nước.

Thứ hai, động viên các nhà sử học và trực tiếp tham gia với tư cách là một tổ chức tư vấn, phản biện vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trước hết là vai trò, chức năng của môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông. Hội Khoa học Lịch sử phải có trách nhiệm làm cho các cơ quan quản lý và xã hội thấy được tầm quan trọng đặc biệt của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân và có những đóng góp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.

Thứ ba, Hội Khoa học Lịch sử cần có kế hoạch tổng thể và những bước đi cụ thể để giới sử học Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, học tập những phương pháp và kỹ năng tiên tiến đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của giới sử học quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ tư, thông qua hệ thống tổ chức của mình, Hội Khoa học Lịch sử cần đẩy mạnh hoạt động giúp các tỉnh, thành phố nâng cao chất lượng nghiên cứu và giáo dục các vấn đề lịch sử của địa phương.

Thứ năm, Hội Khoa học Lịch sử cần triển khai tích cực những hoạt động để nâng cao hiểu biết và niềm yêu thích của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ đối với lịch sử dân tộc.

Thưa Đại hội, Đất nước đang đứng trước những vận hội và thử thách, phải không ngừng phát triển để nâng cao sức mạnh toàn diện, trong đó lịch sử, văn hóa là cội nguồn của sức sống, của sự trường tồn của dân tộc và là nền tảng tinh thần cực kỳ quan trọng cho sự phát triển bền vững. Các nhà sử học cần không ngừng nâng cao trình độ lý luận và phương pháp luận, phát huy cao trách nhiệm và nhiệt huyết được hun đúc từ truyền thống hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc, phải là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận này.

Đảng, Nhà nước sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đồng thời cũng đặt kỳ vọng lớn lao vào các nhà sử học.

Môn học lịch sử là gì?

Lịch sử, sử học hay gọi tắt là sử (Tiếng Anh: history) là một môn khoa học xã hội nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.

Lịch sử là như thế nào?

Lịch sự (hay còn gọi phép lịch sự, tiếng Anh: politeness) là cách cư xử hay phép xã giao tốt trong xã hội loài người. Mục đích của phép lịch sự là làm thỏa mãn và hài lòng các bên.

Ai là người sáng tạo ra lịch sử?

Chính vì vậy mà Đồng chí đã làm ra lịch sử”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên tìm được con đường cứu nước đúng đắn, khoa học, cách mạng, vừa đáp ứng nhu cầu lịch sử dân tộc, hợp lòng dân, vừa phù hợp xu thế của thời đại mới được mở ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Người ghi chép lại lịch sử là gì?

Và việc chép sử luôn được coi như một sứ mệnh cao cả của các sử gia. Với công lao trước tác bộ “Sử ký”, Tư Mã Thiên thời nhà Hán đã được dân gian tôn vinh thành “Sử thánh”. Trong triều đình phong kiến ngày xưa thường có một cơ quan gọi là “Sử quán” chuyên việc ghi chép và san định các sử liệu.