Cô gái lam hồng nghĩa là gì

Nhạc sĩ Ánh Dương là cha đẻ của ca khúc nổi tiếng "Chào em cô gái Lam Hồng". Ông tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, nguyên Trưởng đoàn Văn công Quân khu 4. Ông vinh dự  được giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt II năm 2007, với cụm tác phẩm: "Chào em cô gái Lam Hồng", "Dốc lũng, Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam", "Hoa đào nở trên biên giới", "Phu Chăm Xy", giao hưởng "Tượng đài chiến thắng". 

  • NSƯT Ánh Dương: Bí quyết "níu" nghề

Cuộc đời gắn bó với âm nhạc, nhưng đến nay ông vẫn chưa có một đêm nhạc cho riêng mình, "tài sản" duy nhất còn lưu giữ là chiếc đĩa CD về bài hát này do Đài PTTH Hà Tĩnh thực hiện vào năm 2007 mà nhạc sĩ luôn giữ gìn và coi là "một niềm vui nho nhỏ".

Từ nhiều năm qua, kể từ khi bà Nguyễn Thị Mậu - người vợ, người đồng chí, cũng là người đầu tiên thẩm âm các tác phẩm mới của mình mất đi, nhạc sĩ Ánh Dương gần như sống lặng lẽ, khép kín và tìm vui với những sáng tác nho nhỏ của mình mà nói như lời ông tếu táo, là "viết theo đơn đặt hàng". Thì đấy, mới năm kia, ông còn đứng lên bục để nhận giải Ba cuộc vận động ca khúc viết cho thanh thiếu nhi do Trung ương Đoàn phát động.

Cô gái lam hồng nghĩa là gì
Nhạc sĩ Ánh Dương thời trẻ.

Cũng giống như nhạc phẩm bất hủ "Chào em cô gái Lam Hồng", ông cũng viết từ lời "đặt hàng" của đồng chí chủ nhiệm chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh. Chỉ trong một đêm, ca khúc ra đời đã tạo tiếng vang lớn trong đời sống âm nhạc của cả nước nói chung và với người dân xứ Nghệ nói riêng từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ  trước.

Trở lại với câu chuyện đời thường của nhạc sĩ Ánh Dương, lần đầu tiên tôi chính thức gặp ông vào năm 2011 tại nhà riêng ở khối 11 phường Trường Thi, TP Vinh (Nghệ An). Dù trước đó đã nghe danh tiếng nhạc sĩ, nhưng khi diện kiến cuộc sống "cơm niêu nước lọ", sớm tối lủi thủi một mình trong căn nhà cấp 4 nép mình bên dòng kênh nhỏ, tôi không khỏi bất ngờ.

Dường như đọc được những thắc mắc ấy, vị nhạc sĩ già cho rằng, ông không muốn sống cảnh nhà cao cửa rộng, chỉ muốn vui thú cảnh thôn dã, điền viên. Quan trọng hơn, ngay tại ngôi nhà này, nhạc sĩ tìm thấy những kỷ niệm đầy ắp của thời quá khứ cùng người vợ đã khuất núi. Nhạc sĩ Ánh Dương cho biết thêm, ông có 4 người con, mỗi đứa một nghiệp khác nhau. Trong đó, duy nhất cô con gái thứ 3 là nối nghiệp bố mẹ. Chị là nữ ca sỹ Thu Giang, Thượng tá, đoàn phó Đoàn văn công Quân khu 7.

Lần gặp mới đây nhất, nhạc sĩ Ánh Dương đã "chịu" về ở với vợ chồng cậu con trai út ở phường Đông Vĩnh (TP Vinh), nhưng ngôi nhà cũ và những kỷ niệm lưu dấu với người vợ hiền, ông vẫn giữ lại để làm "một cõi đi về". 

Nhạc sĩ Ánh Dương, tên thật là Lê Ánh Dương sinh năm 1935 ở xã Sơn Hải, huyện địa đầu xứ Nghệ Quỳnh Lưu (Nghệ An). Năm 18 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng và bén duyên với nghệ thuật, hoạt động chuyên nghiệp tại Đoàn Văn công Đại đoàn 325 (Quân khu IV), vừa biểu diễn vừa sáng tác.

Ngoài nhạc phẩm bất hủ "Chào em cô gái Lam Hồng", ông còn có một số tác phẩm tiêu biểu khác như "Tạm biệt em", "Tiếng trống tòng quân", "Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam", "Hoa đào nở trên biên giới", "Phu Cham Xy", "O dân quân và chàng lính pháo trẻ", "Hành khúc Sư đoàn Sông Lam".. Trong số này, có một số ca khúc đoạt giải thưởng Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc.  Ngoài sáng tác nhạc, Ánh Dương còn viết thơ giao hưởng "Tượng đài chiến thắng" (1979) dành riêng cho dàn nhạc và tác phẩm này đã đoạt Huy chương vàng Hội diễn toàn quốc năm 1980.

Cô gái lam hồng nghĩa là gì
Nhạc sĩ Ánh Dương hiện nay.

Thêm một danh hiệu hiếm hoi khác của nhạc sĩ là tại Hội diễn toàn quốc năm 1981, ông tiếp tục đoạt giải khi viết nhạc cho múa với các thể loại Múa Tày Hạy. Năm 2007, Ánh Dương vinh dự được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Cùng với PGS.TS Ninh Viết Giao, nhà thơ Minh Huệ, nhà thơ Trần Hữu Thung, nhạc sĩ Ánh Dương là một trong những văn nghệ sĩ sống và công tác ở Nghệ An được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật nhưng đến nay, chỉ duy nhất nhạc sĩ Ánh Dương còn lại với trần thế.

Chia sẻ nốt lặng đời mình, nhạc sĩ Ánh Dương cho biết, nỗi buồn bám riết ông suốt hơn 10 năm qua, ấy là người vợ, người bạn đời của ông đã bỏ ông mà đi quá sớm. Bà Nguyễn Thị Mậu, từ giã cõi đời ở tuổi 67 bởi căn bệnh ung thư quái ác vào năm 2004. Ông bảo, dẫu rằng, sinh lão bệnh tử, nhưng bà Mậu như là người chắp thêm đôi cánh cho tác phẩm của nhạc sĩ bay cao hơn, xa hơn nên khi bà khuất núi, cảm hứng sáng tác của ông cũng vì thế mà có phần sao nhãng đi.

Nhạc sĩ Ánh Dương chia sẻ thêm, bà Nguyễn Thị Mậu là một ca sĩ, trước khi nên nghĩa phu thê, ông đã biết đến bà qua những ca khúc do bà thể hiện trong các đợt hội diễn Quân khu như "Bến nước" (Nhật Lai), "Tiếng hò trên đất Nghệ An" (Tân Huyền)... Hai người gặp nhau trong đợt tập kết vào Nam năm 1964, bà Mậu là cô gái miền Nam từ Bắc trở về phục vụ cách mạng tại quê nhà. Khi hành quân qua đất Nghệ An, tình hình chiến sự phức tạp nên dừng lại ở Quân khu IV để bổ sung cho hoạt động văn hóa, văn nghệ tại đây và hai người đã gặp nhau, từ trên sân khấu đến phía sau cánh gà, từ đồng chí, đồng đội đến nghĩa phu thê chỉ trong thời gian chưa đầy một năm trời.

Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của bài hát "Chào em cô gái Lam Hồng", nhạc sĩ Ánh Dương kể: Mùa hè năm 1967, ông được đi dự Đại hội Thi đua Quyết thắng, tổ chức tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Nhận lời mời sau Đại hội về giúp đỡ đoàn văn công Tỉnh đội, nhạc sĩ Ánh Dương đã được một người tên Hảo, lúc bấy giờ là Chủ nhiệm chính trị, đưa về trong bối cảnh bom đạn đánh phá rất ác liệt trên con đường 15A. Trên đường về, hai người gặp rất nhiều nữ TNXP trẻ đẹp vẫy tay chào, dù bom đạn nã thường xuyên nhưng các chị vẫn tươi cười rạng rỡ. Đồng chí Chủ nhiệm chính trị bày tỏ muốn có một tác phẩm về các nữ TNXP quả cảm này.

Cô gái lam hồng nghĩa là gì
Đoạn mở đầu ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” của nhạc sĩ Ánh Dương.

Chứng kiến cảnh các nữ TNXP xả thân để san đường trong đêm trăng rất lãng mạn, nhạc sĩ Ánh Dương đã nhận lời viết về họ và suốt đêm hôm đó, nhạc sĩ đã thức trọn để hoàn thành ca khúc "Chào em cô gái Lam Hồng". Năm 1969, nhạc sỹ Đỗ Nhuận khi đó là Tổng Thư ký Hội Nhạc sỹ Việt Nam vào dự Đại hội Quyết thắng Quân khu 4 tổ chức ở Tân Kỳ (Nghệ An), khi nghe bài hát này ông ấy đã ghi âm đem về Hà Nội gửi Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng rộng rãi. Kể từ đó, sức lan tỏa của ca khúc mới rộng rãi và đi vào đời sống âm nhạc của mọi tầng lớp trong xã hội.

Có một nỗi buồn trầm mặc, có lẽ cũng là tâm sự mà nhạc sĩ Ánh Dương giữ kín trong lòng từ trước đến nay, là gần như trọn đời cống hiến cho âm nhạc, nhưng gia tài của nhạc sĩ Ánh Dương đến nay chỉ vỏn vẹn là chiếc đĩa CD tài liệu nói về bài hát "Chào em cô gái Lam Hồng" do Đài PTTH Hà Tĩnh thực hiện nhân dịp ông đón nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật vào tháng 3/2007. Cái mà ông luôn nâng niu, gìn giữ, gọi là "một niềm vui nho nhỏ", đến nay cũng chỉ có vài bản.

Bởi tính nhạc sĩ rấy lởi xởi, quý ai ông cũng ký tặng, như một kỷ vật vui vui và một "niềm vui nho nhỏ" theo cách nói của người nhạc sĩ già. Hơn nửa thế kỷ cống hiến cho nền âm nhạc cách mạng, Ánh Dương chưa từng có một đêm nhạc nào duy nhất cho bản thân mình. Trong căn phòng làm việc bộn bề sách vở, chỉ còn vài tấm ảnh chân dung do bạn bè, đồng đội chụp lại, được ông trân trọng đóng khung, giữ gìn như báu vật. Ông cười hiền, cho biết, gần như không giữ lại được những tư liệu, bức ảnh hoạt động nào, và đó thực sự là một hoài niệm đầy nuối tiếc.

80 tuổi, nhạc sĩ Ánh Dương vẫn chọn cho mình lối sống khép kín, tìm vui ở những ký ức ngày xưa cũ và ít giao lưu với thế giới bên ngoài. Ông cũng là người ít khi trải lòng về những thăng trầm trong cuộc sống. Ông bảo, đời sống âm nhạc bây giờ phong phú và sôi động, có điều kiện phát triển hơn ngày trước rất nhiều. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận văn nghệ sĩ, đặc biệt là lớp trẻ còn xô bồ, ào ạt và nhiều cái hổ lốn quá, chạy theo thị hiếu của một bộ phận khán thính giả mà quên mất chiều sâu, chất lượng trong sáng tác.

Tuy nhiên, đó chỉ là một nốt lặng rất nhỏ trong đời sống âm nhạc hiện nay. Bản thân ông hiện nay vẫn viết, ngoài những ca khúc theo "đơn đặt hàng", thi thoảng lại hứng chí lên, ngồi viết những nốt nhạc cho riêng bản thân mình và cuộc đời. Lẽ dĩ nhiên, vì dành riêng cho mình nên ông chưa từng công bố đến công chúng.

Thiên Thảo

Nhạc sĩ Ánh Dương đã khéo vận dụng dân ca Nghệ Tĩnh để làm nên một tác phẩm âm nhạc dễ hát, dễ thuộc và đầy tình người đến thế. Trong những năm kháng chiến cứu nước, mỗi lần Đoàn Văn công Quân Khu 4 ra tập huấn ở Hà Nội, nhạc sĩ Ánh Dương đều thông báo cho tôi và nhạc sĩ Văn An (Buổi phát thanh văn nghệ Quân đội) biết. Chúng tôi không chỉ đến thăm nhau mà còn đến nghe và xem chương trình của quê hương. Phải nói rằng Văn công Quân khu 4 rất khéo kết hợp giữa kim và cổ, giữa âm nhạc dân tộc và âm nhạc hiện đại, đặc biệt là có nhiều bài hát sáng tác mới mang đậm chất dân ca Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình Trị, Thiên - trong đó ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” mà mấy năm liền chiếm được cảm tình của người nghe. Tôi nhớ năm 1970 chúng tôi đến Binh trạm 66 ở Phố Phan Đình Phùng, Hà Nội do ông Thống (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phụ trách. Ông rất tự hào về bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng” vì địa danh núi Hồng, Sông Lam phần lớn đều thuộc huyện Nghi Xuân và ông thường hát mỗi khi trò chuyện. Chúng tôi mở máy ghi âm, thu thanh ông Thống phát biểu cảm nhận về bài hát, còn Ánh Dương thì kể chuyện xuất xứ khi nhạc sĩ sáng tác ca khúc này…

Cô gái lam hồng nghĩa là gì
 

“Mùa hè năm 1967, là cán bộ của Đoàn văn công Quân khu 4 mình được đi dự Đại hội thi đua Quyết thắng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn. Dự Đại hội xong được mời về giúp đỡ Đoàn văn công Tỉnh đội đóng ở xã Nhân Lộc, huyện Can Lộc. Đường về không xa nhưng địch đánh phá rất ác liệt, phải đi ban đêm. Đồng chí Hảo, Chủ nhiệm Chính trị đưa tôi về, không quên dặn: “Đồng chí yên tâm, hai bên đường bà con làm rất nhiều hầm, chỗ nào cũng có thanh niên xung phong bảo vệ”. Đêm hôm đó trăng mờ, trời lất phất mưa, máy bay địch bắn pháo, sáng rực trời. Trên đường liên tục có các nữ thanh niên xung phong ra chào, hỏi thăm rất thân tình và vui vẻ. Anh Hảo còn nói anh  rất muốn có một tác phẩm viết về nữ thanh niên xung phong can trường, dũng cảm này. Họ quên cả thân mình để con đường thông suốt. Tôi nói: Đúng là các cô gái thanh niên xung phong Hà Tĩnh thật gan dạ. Con đường 15A bom đạn cày đi, xới lại hai bên không còn màu xanh, sống chết kề trong gang tấc, thế mà các cô gái mới mười tám, đôi mươi kiên cường bám trụ suốt ngày đêm. Xe đang chạy tự nhiên phải dừng lại. Bom nổ trước mặt. Mặc cho máy bay đang gầm rú, các cô hối hả lấp hố bom cho xe chúng tôi qua. Họ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Mỗi chiếc xe đi qua trọng điểm lại bắt gặp tiếng nói, tiếng cười, lời chào thân thiện. Thỉnh thoảng lại có giọng hò bằng làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vút lên làm xao xuyến lòng người: “Hỡi anh chiến sĩ lái xe / Chiến thắng anh về vui với chúng em…nhé”. nhac si anh duong va bai hat "chao em co gai lam hong" hinh 0 Chứng kiến những hình ảnh cảm động đó, trong tôi trào lên cảm xúc. Đêm đó, tôi hoàn thành ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng”. Về Tỉnh đội, tôi đem dàn dựng cho anh chị em diễn viên. Trước khi trở về đơn vị, tôi báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, ông khen bài hát hay và chép cho ông một bản. Đầu năm 1968, Đại hội thi đua Quyết thắng toàn Quân khu 4, Đoàn văn công dàn dựng thành tiết mục tam ca bài hát này để chào mừng Đại hội. Không ngờ bài hát lại cuốn hút người nghe đến thế! Chẳng mấy chốc, ca khúc lan ra toàn Quân khu, người trên sân khấu hát, khán giả ở dưới cũng vỗ tay hát theo...  Từ đó, ca khúc được khán giả và thính giả cả nước yêu thích thông qua chương trinh ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt nam…”                                                           *** Mỗi lần nghe lại những lời hát: “Xe ta bon trên dặm đường giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo đồi nương mà xe ta băng ra chiến trường”... Tôi cứ tưởng tượng người lái xe đó đang trên đường vô Nam xe phải qua vùng Nghệ Tĩnh quê mình. Con đường gồ ghề sỏi đá của chiến tranh không ngăn được vòng bánh xe cứ lăn đều dưới tay anh chiến sĩ lái xe ấy. Anh cứ vui vẻ hát, vui vẻ lái xe, mặc bao nguy nan đang rình rập, và tình cảm biết bao khi bên anh là “Cô gái Lam Hồng, giữa tiếng bom gào đạn nổ vẫn nghe vang vang câu hò trên đường”... Và cũng đầy ắp niềm tin yêu, lạc quan: “Dù xe anh chạy đêm chạy ngày; cũng chẳng bằng tình nghĩa em vì miền Nam bao yêu thương”... “Dù xe anh chạy đêm chạy ngày, cũng chẳng bằng tình nghĩa em băng mình trong bao gian nan”…

Nhạc sĩ Ánh Dương (Tên khai sinh là Lê Văn Dương, sinh năm 1935, quê ở xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cựu Trưởng đoàn Văn công Quân khu 4), ông đã khéo vận dụng dân ca Nghệ Tĩnh để làm nên một tác phẩm âm nhạc dễ hát, dễ thuộc và đầy tình người đến thế. Trong giải thưởng nhà nước mà ông được tặng có ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng”.

Theo VOV