Có máy yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe.

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

Hành vi trung gian: là các hành vi không có lợi và cũng không có hại cho sức khỏe. Ví dụ một số bà mẹ đeo vòng bạc (hay vòng hạt cây) cho trẻ em để tránh gió, tránh bệnh. Với các loại hành vi trung gian này thì không cần phải tác động để loại bỏ, đôi khi cần chú ý khai thác những khía cạnh có lợi của các hành vi này đối với sức khỏe, ví dụ như hướng dẫn các bà mẹ theo dõi độ chặt, lỏng của vòng cổ tay, cổ chân của trẻ để đánh giá tình trạng tăng trưởng của trẻ.


Bạn đang xem: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

1234

Có máy yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe


Có máy yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

-- Vietnamese -- -- English -- Sản Sơ sinh Vô sinh Nhũ khoa Phụ ngoại Phụ nội Sản bệnh Tai biến sản khoa Sản thường Câu hỏi lượng giá Khác Homework Hình ảnh học Nghiên cứu Khoa học Tê-mê-Vô cảm Tình dục học-sexology Ngoại thần kinh Chấn thương chỉnh hình Lồng ngực - mạch máu Tiết niệu-Urology Nam khoa-Andrology Hậu môn - trực tràng Gan mật - Tụy Tiêu hóa Bệnh án Khác

Xem thêm: Uống Thuốc Tẩy Giun Uống Trước Hay Sau Ăn Và Đi Ngoài, Thuốc Tẩy Giun Và Những Thắc Mắc Thường Gặp

Arthro Mindmap Đông Y ICU Huyết học Nội thần kinh - tâm thần Gan mật tụy Tiêu hóa Hô hấp Tim mạch Thận Nội tiết Bệnh án Da liễu Cấp cứu Truyền nhiễm Sơ sinh Huyết học - Nội tiết Thận - niệu Tiêu hóa - gan mật Hô hấp Tim mạch Dinh dưỡng Khác Tiếng Anh ngành Dược Tiếng Anh ngành Nha phonetics Mỗi ngày học 1 từ Học giỏi anh văn Từ điển Tiếng Anh chuyên ngành Y One word a day Khoa Học Văn Học Nghệ thuật sống Tôn giáo Ẩm thực Y tế Giáo dục Địa chính trị Kinh tế Thể thao Văn hóa-âm nhạc Thành ngữ-tục ngữ Football Billiards Đố vui Tập đọc nhanh-speed reading Mỗi ngày học một từ Âm nhạc-cải lương Video Truyện vui Giải phẫu học Sinh lý học-di truyền Miễn dịch-slb Mô - phôi - gpb Sinh hóa anato&physio ứng dụng LS Hình ảnh học Vi sinh-KST Kỹ năng sống&Kỹ năng LS YTCC Luyện thi nội trú YDS Luyện chuyên ngành nội trú yds Thi basic Skills - Video tiếng Anh có phụ đề Thi Lâm sàng

BÀI 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỨC KHỎEMục tiêu học tậpSau khi học xong bài này học viên có khả năng:1. Trình bày được những yếu tố quyết định sức khoẻ.2. Trình bày được khái niệm về hành vi, hành vi sức khỏe.3. Phân tích được một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi cá nhân.Nội dung1. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHOẺVới những kiến thức cơ bản, chúng ta có thể nhận biết được có một số yếu tố làm cho con ngườitrở nên khỏe mạnh và duy trì được sức khỏe của họ, cũng như vì sao họ lại bị đau ốm. Có thể liệtkê một số ví dụ về các yếu tố gây tác động xấu đến sức khỏe, như:- Các tác nhân nhỏ bé như vi khuẩn, vi rút, nấm, giun sán...có thể xâm nhập vào cơ thể qua tiếpxúc, qua thức ăn, do hít phải hoặc do côn trùng hay các con vật khác đốt, cắn, cào từ đó gâybệnh.- Các hóa chất như dầu hỏa, thuốc trừ sâu, khí đốt, phân bón, chì và a xít có thể gây ngộ độchoặc có hại cho cơ thể. Thâm chí một số thuốc điều trị nếu dùng không đúng có thể dẫn đếnnhững tác dụng phụ ngoài ý muốn.- Yếu tố di truyền trong một số bệnh như hồng cầu liềm, đái đường, thiểu năng trí tuệ có thểgây hậu quả xấu cho thế hệ con cái.- Yếu tố môi trường như: lụt lội, bão, động đất, các thiên tai khác có thể gây thương tích hoặctử vong nhiều người. Các yếu khác có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn như: cháy nổ, nhàcửa tồi tàn, đường xá xuống cấp v.v. Những điều kiện khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, tronggia đình và cộng đồng dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần.Những yếu tố trên không phải bất cứ lúc nào cũng có thể gây tổn thương cho con người, khôngphải lúc nào cũng làm cho họ đau ốm. Nếu người dân hiểu rõ và biết cách đối phó với nhữngnguy cơ tiềm tàng này thì họ có thể tránh được nhiều bệnh tật và những điều bất lợi cho sức khỏe.Có 4 nhóm yếu tố quyết định sức khoẻ, đó là (xem hình 2.1):- Các yếu tố sinh học (di truyền, gien) quyết định tố chất cá nhân.- Các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội: không khí, nguồn nước, sự ô nhiễm...; thuật ngữmôi trường còn bao hàm cả những yếu tố luật pháp, điều kiện kinh tế, điều kiện sống, làmviệc, văn hóa...- Các yếu tố về hành vi và phong cách sống (yếu tố cá nhân).- Các yếu tố về dịch vụ chăm sóc sức khỏe (qui mô và chất lượng).1Hình 2.1. Mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe của Lalonde (1981)1.1 Yếu tố sinh họcCác yếu tố sinh học như yếu tố di truyền (gen) quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chứcnăng của cơ thể. Gần đây, khoa học đã chứng minh khi có sự biến đổi, bất thường trong cấu trúccủa những đoạn gen cụ thể có thể gây ra những bệnh tật tương ứng. Hiện nay khoa học đã có thểsử dụng bản đồ gen làm công cụ chẩn đoán cho một số bệnh như: thiếu máu do hồng cầu hìnhliềm; bệnh xơ nang tụy; bệnh đái đường... Phần lớn các yếu tố gen thường không thể thay đổiđược và hiện nay y học có thể can thiệp được một phần nhưng với những chi phí lớn.1.2 Yếu tố môi trườngYếu tố môi trường đã và sẽ tiếp tục đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định tình trạng sứckhoẻ của bất cứ một cộng đồng nào. Thuật ngữ môi trường ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nóbao gồm: môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, luật pháp, các nguồn lực... Các yếu tốthuộc môi trường tự nhiên như: không khí, nước, thiên tai, ..., cũng như yếu tố môi trường sống,làm việc cụ thể như: nhà ở, đường xá, nhà máy công nghiệp, bệnh viện...Sự dư thừa hoặc thiếu thốn những nguồn lực cần thiết sẽ quyết định cách giải quyết của các cánhân và cộng đồng về những vấn đề sức khoẻ của họ. Những yếu tố xã hội như chủng tộc, giới,thu nhập, giáo dục... cũng cho thấy có mối tương quan đến trạng thái sức khoẻ của người dân. Môhình bệnh tật và tử vong của các nước giàu và những nước nghèo có sự khác biệt đáng kể.Luật pháp, qui định của một số quốc gia, khu vực về một vấn đề có liên quan đến sức khỏe nàođó sẽ phản ánh thái độ của cộng đồng này đối với vấn đề đó như thế nào. Ví dụ về Luật thắt dâyan toàn khi ngồi trên xe ô tô ở Mỹ, Úc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Luật này được thihành nghiêm ngặt vì xã hội rất quan tâm đến tỉ lệ tàn tật và tử vong cao do tai nạn giao thông gâynên, điều này đã làm cho tỉ lệ tử vong, tàn tật do tai nạn ô tô có xu hướng giảm đi đáng kể.21.3 Những yếu tố liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻDịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng sức khoẻ của người dân.Chất lượng chăm sóc, tình trạng có thuốc đầy đủ hay không, khả năng tiếp cận dịch vụ của ngườidân (chi phí, khoảng cách tiếp cận các dịch vụ y tế, thời gian chờ đợi ...). Thái độ, trình độchuyên môn của cán bộ y tế; tính chất của hệ thống chăm sóc sức khỏe (chăm sóc sức khoẻ banđầu hay chuyên ngành, y tế nhà nước hay y tế tư nhân), ... thể hiện sự ảnh hưởng của hệ thốngchăm sóc sức khỏe đến sức khoẻ của cộng đồng.1.4 Yếu tố hành vi và lối sống của con người: được đề cập chi tiết trong mục 2.2. HÀNH VI SỨC KHOẺ VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG2.1 Hành vi sức khoẻHành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, sự kiện, hiện tượng trong một hoàncảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định. Hành vi conngười hàm chứa các yếu tố nhận thức, kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của conngười. Các yếu tố này thường đan xen, liên kết chặt chẽ với nhau, khó có thể phân tách rõ ràng.Hành vi sức khoẻ là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao sứckhoẻ, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khoẻ nhất định, như: hành vi tập thể dục buổi sáng;chuẩn bị chế độ ăn đủ dinh dưỡng; vệ sinh môi trường quanh hộ gia đình đều đặn...Hành vi sức khoẻ của cá nhân là yếu tố trọng tâm cần tác động của giáo dục sức khỏe và nângcao sức khỏe (NCSK). Gochman (1982) đã định nghĩa hành vi sức khoẻ là “những thuộc tính cánhân như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức, và kinh nghiệm; nhữngđặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hình hành vi, hành động, và thóiquen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi, và cải thiện sức khoẻ.“ Hành vi sức khỏe có khi rõràng, công khai, có thể quan sát được như hút thuốc lá, cũng có khi là những trạng thái cảm xúckhông dễ dàng quan sát được như thái độ đối với việc dùng mũ bảo hiểm khi đi xe máy...Từ khi mô hình bệnh tật có sự chuyển đổi, tỉ lệ các dạng bệnh tật có liên quan đến hành vi cánhân có xu hướng tăng như chấn thương do tai nạn giao thông, bệnh tim mạch, ung thư phổi, lạmdụng thuốc, béo phì, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua tình dục, v.v..., cho ta thấy hành vi sứckhoẻ của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực nâng cao sức khoẻ của người dân. Nhữnghành vi sức khoẻ của cá nhân như hút thuốc lá, sử dụng mũ bảo hiểm, uống bia rượu, dùng baocao su trong quan hệ tình dục, chế độ ăn uống, tập thể dục, v.v... đã cho thấy rõ tác động quantrọng của nó với trạng thái sức khoẻ của cá nhân và của xã hội. Đại dịch HIV/AIDS là một ví dụ.Đây là một vấn đề sức khoẻ có liên hệ rất chặt chẽ với hành vi sức khỏe cá nhân. Sự điều độ, antoàn trong quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, và tránh dùng bơm kimtiêm không tiệt trùng là một vài ví dụ về hành vi có lợi cho sức khoẻ đã được xác nhận là có hiệuquả trong công cuộc phòng chống sự lan truyền HIV/AIDS. Thậm chí đối với các bệnh truyềnnhiễm "truyền thống" và suy dinh dưỡng cũng sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng ta quan tâm đếnthay đổi hành vi cá nhân cùng với một số yếu tố khác như việc dùng nước sạch, nằm màn, chocon bú sữa mẹ, v.v...3Con người khỏe mạnh hoặc đau ốm thường là hậu quả của chính hành vi của họ. Có những hànhvi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe như: rửa tay trước khi ăn; nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệtmuỗi sẽ chống lại các loại muỗi truyền bệnh; không hút thuốc lá sẽ giảm được nguy cơ ung thưphổi. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng... Ngược lạicũng có những hành vi của con người có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính họ hoặccho những người xung quanh như: đi xe máy trên đường cao tốc mà không đôi mũ bảo hiểm; hútthuốc lá; ăn nhiều chất béo, uống nhiều bia, rượu; uống nước lã; hút thuốc lá; quan hệ tình dụckhông an toàn, tiêm chích ma túy... Cũng có những hành vi chưa được chứng minh rõ có lợi haykhông đối với sức khoẻ như đeo vòng bạc ở cổ tay, cổ chân ở trẻ em.Một số ví dụ về hành vi lành mạnh có thể giúp cho người ta tránh được các nguy cơ về sức khỏe:- Rửa tay trước khi ăn có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.- Nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi có thể góp phần phòng các bệnh do muỗi truyền.- Để những chai hóa chất tránh xa tầm với của trẻ em có thể tránh được sự uống nhầm nhữngchất này và tránh được ngộ độc.- Không hút thuốc lá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.Việc xác định được hành vi nào gây ra bệnh tật, hành vi nào phòng ngừa được bệnh tật là điều rấtquan trọng trong GDSK. Ví dụ tiêu chảy là một triệu chứng chung của nhiều bệnh và thường làhậu quả của việc mất vệ sinh trong chăm sóc trẻ.Một số hành vi có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ như:- Uống nước lã từ sông, suối, ao, hồ mà không xử lí.- Không rửa sạch các dụng cụ, đồ dùng cho trẻ ăn.- Quản lí phân rác không tốt dẫn đến việc nhiễm bẩn các đồ vật mà trẻ có thể nhặt đưa vàomiệng.- Thức ăn không được bảo quản tốt.- Sử dụng thực phẩm để lâu, ôi thiu.Một số việc làm có thể tránh được tiêu chảy cho trẻ em như:- Nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế bú chai đối với trẻ chưa cai sữa.- Tiếp tục nuôi trẻ bằng thức ăn nhiều dinh dưỡng.- Rửa tay sạch trước và sau ăn.- Bảo quản thức ăn đúng cách.- Uống nước chín (đun sôi để nguội)Mối liên quan giữa hành vi sức khoẻ và một số bệnh thường gặpTrong nhiều thập kỉ qua, mô hình bệnh tật trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêngđã có nhiều thay đổi. Các bệnh nhiễm trùng cấp tính như bệnh lao, cảm cúm, sởi, và bại liệt đãkhông còn phổ biến như trước nhờ đổi mới trong phương pháp điều trị cũng như thay đổi về cáctiêu chuẩn sức khoẻ cộng đồng, ví dụ như những cải thiện trong vấn đề kiểm soát rác và nướcthải. Trong khi đó, những loại rối loạn hoặc bệnh tật có thể “ngăn ngừa được” thì lại gia tăng,trong đó có ung thư phổi, bệnh tim mạch, nghiện rượu, ma tuý và các tai nạn xe cộ.Vai trò của yếu tố hành vi đối với những vấn đề sức khỏe và bệnh tật này rất rõ ràng (xem Bảng2.1). Ví dụ, có thể tránh được 25% tổng số tử vong do ung thư và nhiều trường hợp tử vong dođau tim chỉ bằng cách điều chỉnh một hành vi như không hút thuốc lá. Chỉ cần 10% đàn ông4trong độ tuổi từ 35 đến 55 giảm cân đã làm giảm khoảng 20% bệnh về tim; ung thư dạ dày, tiểuđường, đột quị và đau tim. Nói chung, khoảng 50% số tử vong do 10 nguyên nhân gây tử vonghàng đầu là vì những yếu tố về lối sống mà những yếu tố này đều có thể điều chỉnh được. Thực tếcho chúng ta thấy rằng một số bệnh tật liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn hành vi sức khoẻ củacon người (ví dụ như uống rượu, hút thuốc lá).Thành công trong việc điều chỉnh các hành vi sức khoẻ sẽ mang lại một số tác động có lợi. Trướchết, nó sẽ làm giảm số tử vong do những căn bệnh liên quan đến lối sống. Thứ hai, nó có thể trìhoãn thời gian dẫn đến tử vong, vì thế kéo dài tuổi thọ của cá nhân và tuổi thọ trung bình chungcủa quần thể. Thứ ba và cũng là điều quan trọng nhất, luyện tập những hành vi tốt để bảo vệ sứckhoẻ có thể kéo dài thời gian hưởng thụ cuộc sống của con người mà không phải lo lắng đến cácbiến chứng của các căn bệnh mãn tính. Cuối cùng, thành công trong việc điều chỉnh các hành visức khoẻ có thể giúp tiết kiệm khoản tiền hơn 1 nghìn tỉ đô la chi dùng hàng năm cho việc chămsóc sức khoẻ và chữa bệnh. Bảng 2.2 sẽ cho thấy chi phí khổng lồ cho việc chữa trị một số bệnhmãn tính thường gặp nhất.Bảng 2.1: Những yếu tố nguy cơ dẫn đến những nguyên nhân gây tử vong hàng đầuBệnhBệnh timNhững yếu tố nguy cơThuốc lá, béo phì, cao huyết áp, chất béo gây xơ cứng độngmạch, lối sống ít vận động.Ung thưThuốc lá, ăn kiêng không đúng cách, rượu, chịu tác độngcủa môi trườngBệnh tim mạchThuốc lá, cao huyết áp, chất béo gây xơ cứng động mạch,lối sống ít vận độngCác chấn thương do tai nạnKhông dùng mũ bảo hiểm khi lái xe, uống rượu, những rủiBệnh phổi mãn tínhro, tai nạn ở nhà.Thuốc lá, chịu tác động của môi trường(Theo M. McGinnis, 1994)Bảng 2.2: Chi phí để điều trị cho một số vấn đề sức khỏe có thể ngăn ngừa đượcVấn đề sức khỏeCan thiệp có thể tránh đượcChi phí/bệnh nhân (USD)Bệnh timPhẫu thuật tim30.000Ung thưĐiều trị ung thư phổi29.000Các chấn thươngĐiều trị và phục hồi....570.000 (cả đời)Điều trị và phục hồi gãy xương chậu40.000Điều trị hội chứng thiểu năng hô hấp26.500Trẻ sơ sinh nhẹ cân5(Theo M. McGinnis, 1994)Hành vi của con người, đặc biệt là hành vi sức khoẻ, thường phức tạp và không phải lúc nào cũngđược hiểu một cách rõ ràng. Qua nhiều năm, có nhiều lí thuyết đã cố gắng đưa ra sự giải thích vềhành vi. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có lí thuyết thống nhất về những khía cạnh của hành vicon người để giải thích những vấn đề sức khoẻ.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏeCó rất nhiều lí do làm cho con người có những cách ứng xử, những hành vi như họ vẫn thườngthể hiện hàng ngày. Nếu chúng ta muốn GDSK để tạo ra và thúc đẩy những hành vi lành mạnhthì chúng ta phải hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng, những nguyên nhân dẫn đến hành vi sức khỏe.Người ta chia ra những nhóm yếu tố chính tạo ra và tác động trực tiếp đến những cách ứng xửcủa con người đó là:2.2.1 Những yếu tố tiền đề (Predisposing factors)Những yếu tố tiền đề là yếu tố bên trong của cá nhân, chúng được hình thành trên cơ sở kiếnthức, thái độ, niềm tin, giá trị, chuẩn mực xã hội của mỗi cá nhân. Nhóm yếu tố này quyết địnhcách ứng xử của chúng ta, cho ta những suy nghĩ, những cảm xúc đối với thế giới xung quanh.-Kiến thức thường bắt nguồn từ sự học tập, trải nghiệm. Kiến thức là sự hiểu biết, kinhnghiệm được tổng hợp, khái quát hoá. Chúng ta tiếp thu kiến thức từ trường học, từ cha mẹ,bạn bè, sách vở, báo chí, phim ảnh. Người ta thường có thể kiểm tra kiến thức của mình đúnghay không đúng. Ví dụ thò tay vào bếp lửa sẽ có cảm giác về nóng và đau. Sự trải nghiệm nàysẽ ngăn ngừa cho người đó không có hành động tương tự. Người ta có thể chứng kiến mộtngười không đội mũ bảo hiểm đi xe máy bị tai nạn rồi tử vong do chấn thương ở đầu. Từ kinhnghiệm này họ học được rằng rất nguy hiểm nếu đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm và cầnphải thận trọng hơn khi đi xe máy.-Thái độ thể hiện một phản ứng, quan điểm của cá nhân đối với một người, sự kiện, quanđiểm nào đó. Nó phản ánh những gì người ta thích hoặc không thích; ủng hộ hoặc không ủnghộ. Chúng bắt nguồn từ những trải nghiệm của chúng ta hoặc từ những người thân. Chúnglàm cho chúng ta thích thú, tin tưởng, ủng hộ điều này hoặc đề phòng, cảnh giác với điềukhác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người ta không thể luôn luôn ứng xử theo thái độ của họ.Hãy xem ví dụ: Bà Hoa có con bị cảm nhẹ. Bà bế con đến trạm Y tế. Cán bộ trực đang bận vàgắt gỏng với bà "Bà đừng làm mất thời gian chúng tôi với chuyện cảm cúm bình thường ấy. Lúcnữa rỗi bà hãy đưa con bà đến...". Bà Hoa không bằng lòng với cách ứng xử của y tá này. Sựviệc đã qua làm cho bà có ác cảm với cán bộ y tế xã, bà đã không tôn trọng họ như trước nữa.Tuy nhiên bà vẫn biết rằng đơn thuốc được cấp cho con bà những lần trước có kết quả đối vớibệnh của con bà, vì thế bà vẫn bế con đến Trạm để khám và mong được kê đơn thuốc, dù vẫnkhông thiện cảm với nhân viên của Trạm.6-Niềm tin là sự tin tưởng chắc chắn rằng một sự kiện, quan điểm là đúng là có thật mặc dù cóthể không đúng, không thật. Niềm tin này thường do cha mẹ, ông bà, và những người thân màta thương yêu, kính trọng truyền đạt, khuyên bảo hoặc có được từ kinh nghiệm bản thân.Người ta thường có xu hướng tiếp nhận niềm tin mà không kiểm chứng lại xem niềm tin đócó đúng không. Ví dụ có những nhóm người cho rằng phụ nữ có thai không nên ăn thịt một sốđộng vật vì nếu ăn đứa trẻ sau này sinh ra có thể có hành vi hoặc một số đặc điểm giống nhưcon vật mà người mẹ đã từng ăn. Có nhiều bà mẹ tin rằng khi có thai nếu ăn quá nhiều thì sẽkhó đẻ vì đứa con quá to. Những niềm tin thiếu cơ sở khoa học như thế làm cho bà mẹ cónhững hành vi có hại cho sức khỏe của chính họ và con cái họ. Niềm tin là một phần của cuộcsống con người. Mỗi cộng đồng, mỗi nhóm người có thể có những niềm tin khác nhau, tráingược nhau. Niềm tin của con người thường khó thay đổi. Một khi bạn hiểu rằng niềm tin cóảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì bạn mới có thể có kế hoạch phù hợp cho sự thay đổinhững niềm tin có hại này. Nếu niềm tin không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thì không cầnthiết phải thay đổi. Nếu can thiệp quá nhiều đến niềm tin của người dân có thể làm giảm mứcđộ cộng tác của họ với cán bộ y tế.-Giá trị: được hiểu là giá trị xã hội; được coi là những mối quan tâm, sở thích, bổn phận, tráchnhiệm, ước muốn, nhu cầu và nhiều hình thái khác của định hướng lựa chọn của cá nhân vàcộng đồng. Giá trị xã hội hàm chứa yếu tố nhận thức, hiểu biết, quan điểm của cá nhân vàcộng đồng. Giá trị xã hội có tính chất hướng dẫn và định hướng hành động của con người.Khi được nhận thức một cách đầy đủ các giá trị sẽ trở thành những tiêu chuẩn cho sự ưathích, lựa chọn và phán xét. Vậy giá trị xã hội là cái mà con người cho là đáng có, đáng ưathích, quan trọng để định hướng cho các hành động của chúng ta. Đây chính là điều đượccộng đồng, xã hội coi là tốt đẹp và có ý nghĩa, làm cơ sở để phán xét các hoạt động trongcuộc sống hàng ngày của con người.Phần lớn các giá trị căn bản của xã hội được con người tiếp nhận ngay khi còn nhỏ thông quagia đình, nhà trường, bạn bè, thông tin đại chúng và các nguồn khác. Những giá trị này trởthành một phần của nhân cách con người. Vì giá trị chỉ ra cái gì là phù hợp, cái gì không phùhợp với cá nhân, với cộng đồng, với xã hội, nên chúng đồng thời chấp nhận những kiểu hànhvi nào đó và phủ nhận những hành vi khác.-Chuẩn mực: là những mong đợi, những yêu cầu, những qui tắc xã hội được ghi nhận bằnglời, bằng chữ viết, bằng kí hiệu để định hướng hành vi các thành viên trong xã hội. Chúng xácđịnh rõ cho con người cái gì nên làm, cái gì không nên làm và phải xử sự thế nào cho đúngtrong các tình huống. Nếu giá trị là những quan niệm khá trừu tượng về cái quan trọng, cáiđáng giá thì chuẩn mực là các tiêu chuẩn, qui ước, hướng dẫn đối với hành vi thực tế của conngười. Giá trị ít bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hơn, khái quát hơn, còn chuẩn mực thường liênkết các giá trị với các sự kiện thực tế. Chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội là phápluật. Đây là những chuẩn mực có tính pháp chế. Nó qui định những hành vi được phép vàkhông được phép thực hiện trong đó có các hành vi sức khoẻ.Ví dụ: “vì lợi ích của cộng đồng” là giá trị xã hội chung còn không hút thuốc lá ở nơi côngcộng, vệ sinh môi trường quanh hộ gia đình…là các chuẩn mực.-Yếu tố văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ giữa con người và xã hội, nó cũngchính là tổng hòa của các yếu tố vừa nêu trên có ảnh hưởng nhiều đến hành vi của người dân.Mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng của mình. Nó7được biểu hiện qua cách sống của họ. Hành vi là một trong những khía cạnh của văn hóa vàngược lại văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin, thái độ, chuẩn mực. Tùy theo văn hóamà cách ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe... có những nét riêng. Việc hiểu biết toàn diệnvề văn hóa của một cộng đồng có thể giúp cho người cán bộ y tế xác định đúng nguyên nhânảnh hưởng tới hành vi sức khỏe, từ đó làm tốt công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe củamình. Tóm lại, hành vi của cá nhân, của một nhóm người thể hiện văn hóa của một cộng đồngnào đó, và ngược lại yếu tố văn hóa cũng có những ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi con người.2.2.2Những yếu tố củng cố (Reinforcing factors)Đó là những yếu tố ảnh hưởng từ phía người thân trong gia đình (cha mẹ, ông bà…), bạn bè,đồng nghiệp, thầy, cô giáo, những người đứng đầu ở địa phương, những vị lãnh đạo, những ngườicó chức sắc trong các tôn giáo... Đó chính là những người có uy tín, quan trọng đối với cộngđồng, góp phần tạo nên niềm tin, thái độ, giá trị của cộng đồng đó. Con người thường có xuhướng nghe và làm theo những gì mà những người có uy tín, quan trọng đối với họ đã làm.Ví dụ: học sinh có thể làm theo hay bắt chước thầy/cô giáo rửa tay trước khi ăn; một trẻ nam cóthể dễ dàng hút thuốc nếu trong số bạn thân của em có người hút thuốc.2.2.3Những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi (Enabling factors)Ngoài các yếu tố cá nhân, các yếu tố củng cố như đã nêu, còn có các yếu tố ảnh hưởng đến hànhvi của con người mà chúng ta cần phải xem xét đến như: nơi sinh sống, điều kiện về nhà ở, hàngxóm láng giềng xung quanh, việc làm, thu nhập của họ, cũng như các chính sách chung và môitrường luật pháp. Đó là nhóm các yếu tố liên quan đến nguồn lực nói chung có ảnh hưởng rất lớnđến hành vi con người, là nhóm các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và duy trìhành vi của cá nhân.Một số ví dụ minh họa: Một bà mẹ muốn được khám thai ở trạm xá xã nhưng vì phải đi bộ quá xanên đã không đến khám; Một số người có thể làm những việc nguy hiểm, hoặc có nguy cơ caonhưng họ vẫn phải làm vì kế sinh nhai như những người ngụp lặn để vớt cát dưới đáy sông màkhông có dụng cụ bảo hộ; Người dân của một ngôi làng rất cần có nguồn nước sạch để sử dụng,nhưng chi phí cho việc khoan giếng quá cao nên họ không thể có giếng khoan, vì vậy họ vẫn phảitiếp tục dùng nước suối không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.Yếu tố về môi trường pháp luật như các qui định, luật pháp có tác động rất mạnh đến hành vi cánhân. Một người có thể hút thuốc lá nơi công cộng vì không có qui định cấm hút thuốc ràng buộcvà người đó sống trong môi trường có thể dễ dàng mua thuốc lá với giá rẻ. Sẽ không có hiệntượng hút thuốc trong bệnh viện và trường học nếu có qui định cấm hút thuốc, xử phạt nhữngngười hút thuốc trong những khu vực này được áp dụng nghiêm ngặt. Ngược lại, sẽ có nhiềungười đi xe máy vượt đèn đỏ nếu không có sự giám sát và xử phạt nghiêm của cảnh sát.Sự hiểu biết đúng đắn về các yếu tố ảnh hưởng, lí do dẫn đến một hành vi nào đó sẽ giúp chúngta lựa chọn những phương pháp giáo dục, những giải pháp can thiệp thích hợp cho một vấn đềsức khỏe, cũng như xây dựng được những chính sách, tạo ra được môi trường hỗ trợ hiệu quả chosự duy trì bền vững những hành vi có lợi cho sức khỏe. Trong cuộc sống thực tế có nhiều loạihành vi làm tăng cường, bảo vệ sức khỏe như: tập thể dục buổi sáng, ăn uống điều độ, thói quenvệ sinh môi trường...; chúng ta cần khuyến khích, thúc đẩy mọi người duy trì những hành vi này.8Bên cạnh đó, cũng có nhiều hành vi có hại cho sức khỏe như: uống nhiều bia rượu, nghiện matúy..., chúng ta cần có những giải pháp can thiệp để hạn chế chúng.2.3 Các cấp độ ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻHành vi của con người hình thành trong mối quan hệ giữa con người và xã hội. Vì vậy, cácchương trình nâng cao sức khoẻ sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự thay đổi tích cực môi trường xãhội. Người ta đã đưa ra một mô hình “môi trường xã hội” để tìm hiểu và giải thích về hành vi sứckhoẻ. Mô hình này tìm hiểu các yếu tố: cá nhân, tổ chức, cộng đồng, và các chính sách xã hội cóthể hỗ trợ như thế nào trong việc hình thành và duy trì các hành vi có lợi hoặc có hại cho sứckhoẻ. Mô hình này cho rằng khi có sự thay đổi các yếu tố xã hội sẽ dẫn đến sự thay đổi các hànhvi sức khoẻ của từng cá nhân. Mô hình này đề cập đến 5 cấp độ ảnh hưởng có thể quyết định cáchành vi sức khoẻ, mỗi cấp độ là một đối tượng cho các can thiệp của chương trình nâng cao sứckhoẻ. Chúng bao gồm: các yếu tố cá nhân; mối quan hệ cá nhân, các yếu tố tổ chức, các yếu tố vềcộng đồng, và yếu tố luật pháp, chính sách xã hội – tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến hành vi sức khoẻ của cá nhân trong mối tương quan đến các yếu tố của cấp độkhác.Cấp độ ảnh hưởng thứ nhất: Các yếu tố cá nhân – gồm kiến thức, thái độ, và kỹ năng của từng cánhân. Yếu tố cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sức khỏe cá nhân.Cấp độ ảnh hưởng thứ hai: Các mối quan hệ cá nhân – bao gồm gia đình, bạn bè và đồngnghiệp . Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi sức khoẻ. Gia đình là nơi bắt nguồn của rấtnhiều hành vi sức khoẻ, đặc biệt là các thói quen học được khi còn là một đứa trẻ (ví dụ: đánhrăng, tập thể dục, cách ăn uống). Trong lứa tuổi vị thành niên, ảnh hưởng của bạn bè, đồng đẳngthường trở nên quan trọng hơn (ví dụ: hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma tuý và tham gia vàocác hành vi nguy hiểm cho sức khoẻ khác). Nhìn một cách tích cực, các mối quan hệ xã hội hỗtrợ cho các hành vi có lợi cho sức khoẻ.Cấp độ ảnh hưởng thứ ba: Môi trường học tập, làm việc là rất quan trọng bởi vì mọi người dànhra một phần ba hoặc một nửa thời gian trong ngày ở nơi làm việc hoặc học tập. Vì vậy môitrường này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và các hành vi bảo vệ sức khoẻ hoặc hành vi có hạicho sức khoẻ. Ở nơi làm việc, công nhân có thể bị tiếp xúc với các hoá chất độc hại hoặc làmviệc trong môi trường có nguy cơ tai nạn hoặc chấn thương, hoặc có nhiều khả năng bị căngthẳng (stress). Ngược lại, nơi làm việc có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ cho việc thay đổi cáchành vi có lợi cho sức khoẻ. Nhà ăn của cơ quan hay trường học có thể cung cấp các bữa ăn cóđủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ, đồng thời cung cấp thông tin, những chỉ dẫn vềdinh dưỡng cho cán bộ, học sinh, sinh viên; có thể xây dựng các phòng tập thể thao cho người laođộng hoặc sinh viên. Nơi làm việc và trường học là môi trường thuận lợi để cấm hút thuốc lá. Vìvậy, trường học và cơ quan làm việc là những nơi lý tưởng để thực hiện các chương trình nângcao sức khoẻ và những can thiệp y tế công cộng khác.Cấp độ ảnh hưởng thứ tư: Cấp độ cộng đồng có thể ảnh hưởng lớn đến hành vi sức khoẻ. Các tổchức xã hội có thể cùng nhau phối hợp thực hiện các chương trình, mục tiêu tăng cường sức khoẻtrong cộng đồng. Ví dụ: sự phối hợp chặt chẽ giữa hội phụ nữ xã và cộng tác viên dân số xã trongchương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình sẽ giúp nhiều cá nhân có cơ hội được thực hiện cácbiện pháp tránh thai.9Cấp độ ảnh hưởng thứ năm: Các luật, qui định có thể cho phép hoặc giới hạn hoặc nghiêm cấmmột số hành vi nguy hại cho sức khoẻ. Trong môi trường luật pháp này con người khó có thểthực hiện những hành vi được coi là không có lợi và chính điều này tạo điều kiện cho họ thựchiện và duy trì bền vững hành vi có lợi cho sức khoẻ của chính họ và cộng đồng. Ví dụ: quy địnhkhông hút thuốc lá ở nơi công cộng, không xả rác bừa bãi, quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xemáy và đeo dây bảo hiểm khi lái xe ô tô.Yếu tốcá nhânHành visức khoẻMôi trườngluật phápNhững ảnh hưởng từcác chương trình hoạtđộng của cộng đồngCác ảnh hưởngtừ gia đình, bạnbè, đồng nghiệpMôi trường học tập,làm việcSơ đồ 2.1: Các cấp độ ảnh hưởng tới hành vi sức khoẻTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Egger, Spark, Lawson, Donovan, (1999). Health promotion strategies and method, p: 9-122. Glanz, K., Lewis, F.M., & Rimer, B.K. (1997). Health Behavior and Health Education:Theory, Research, and Practice (2nd ed.). San Francisco, CA: Jossey-Bass Publishers.3. Jenie Naidoo, Jane Wills (2000). Health Promotion, Foundations for Practice, p: 3 -48.4. John Kemm, Ann Close (1995). Health Promotion-Theory and Practice, p: 35. WHO (1994). Health Promotion and Community action for Health in developing countries,p: 1-6.6. John Walley, John Wright, John Huble (2001). Public Health, An action guide to improvinghealth in developing countries, Oxford University Press, p: 141-152.10