Công thức tính nhịp độ sản xuất ngành may

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất

Công thức tính nhịp độ sản xuất ngành may
Tìm hiểu khái niệm takt time

Takt time khi được dịch ra tiếng Việt sẽ mang nghĩa là “nhịp sản xuất”, nó được dùng để biểu thị khoảng thời gian tối đa cần sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu từ phía khách hàng. Về nguồn gốc, thuật ngữ takt time bắt nguồn từ tiếng Đức khi “takt” mang nghĩa là “xung nhịp”. Khi sản phẩm được chính khách hàng đặt kèm theo yêu cầu thì lúc này, takt sẽ tạo ra toàn bộ xung nhịp trong tất cả chu trình sản xuất của doanh nghiệp. Mục đích chính của takt là muốn tận dụng tối đa hiệu suất lao động của toàn hệ thống, từ sức người đến công suất máy móc.

Với khái niệm trên, bạn đã hiểu được bản chất của takt time là gì. Từ sự hiểu biết này, có thể vận dụng takt time vào trong tất cả hoạt động sản xuất để đạt được kết quả tốt nhất đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thực chất, takt time không chỉ đơn thuần diễn tá vai trò làm thước đo thời gian chung chung mà nó có thể biểu đạt những giá trị sâu hơn thế. Khi bạn tìm hiểu kỹ thì các vấn đề của takt time sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc vận dụng vào điều hành doanh nghiệp sản xuất của mình.

Đầu tiên, áp dụng takt time là cách hữu dụng nhất để nhà quản trị chắc chắn tối ưu được tất cả toàn bộ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp, chắc chắn các nguồn lực này đều đã được lên kế hoạch rõ ràng để sử dụng và phục vụ đáp ứng yêu cầu của khách. Takt nắm giữ vai trò quan trọng khi đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba yếu tố: RT (sản phẩm) – RP (thời điểm) – RQ (số lượng). Có nghĩa là, các sản phẩm sẽ được phân phối đúng thời điểm với một số lượng đảm bảo phù hợp nhất cho dù số lượng yêu cầu là bao nhiêu với hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) của doanh nghiệp.

Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất tại Hà Nội

Công thức tính nhịp độ sản xuất ngành may
Vai trò quan trọng của takt time

Có rất nhiều hướng sản xuất khác nhau, và tất nhiên trong nhiều hướng đi đó, chúng ta hoàn toàn chẳng cần phải sử dụng đến các yếu tố của takt time thế nhưng đổi lại bạn sẽ phải chịu hậu quả về sự lãng phí, không chỉ là lãng phí về nhân lực mà còn cả vật lực.

Ở một vai trò khác, takt time còn tạo ra một xung nhịp liên tục như đã nói ở trên, xung nhịp này tác động tới toàn bộ quy trình sản xuất toàn doanh nghiệp. Nhờ đó mà takt time có thể làm nổi bật lên tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm – thứ mà bất cứ khách hàng nào cũng quan tâm đến đầu tiên. Sự nổi bật này sẽ giúp quá trình quảng bá sản phẩm có hiệu quả và tạo niềm tin lớn trong cái nhìn của khách hàng.

Xem thêm:  SPC là gì? Thông tin đầy đủ về SPC bạn cần biết

3. Phân biệt takt time với cycle time

Nhiều người thường nhầm lẫn hai phạm trù khái niệm này làm một hoặc không phân biệt được giữa chúng với nhau. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhận diện được takt time và cycle time?

Căn cứ vào khái niệm takt time là gì đã được Phượng giải nghĩa khá rõ ràng ở trên thì cũng không khó để phân biệt nó với cycle time. Cycle time chỉ là một khoảng thời gian cần thiết để hoàn thiện một sản phẩm trong khi takt time lại là cả một khoảng thời gian tối đa để vừa hoàn thành vừa đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng về sản phẩm.

Công thức tính nhịp độ sản xuất ngành may
Phân biệt takt time với cycle time

Mặc dù cùng nói về thời gian hoàn thiện sản phẩm nhưng rõ ràng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Nhận diện chúng rõ ràng sẽ có ý nghĩa lớn để doanh nghiệp bạn có thể định hướng được các kế hoạch sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp.

4. Công thức tính của takt time

4.1. Công thức tính của nhịp sản xuất

Takt time được tính toán dựa trên công thức lấy khoảng thời gian làm việc thực tế trong ngày chia cho các yêu cầu đặt sản phẩm ở trong chính ngày đó. Kết quả có đơn vị tính bằng “phút” hoặc bằng “giây”.

Công thức tính được cụ thể hóa như sau:

Takt time = Thời gian 1 ngày làm việc : yêu cầu đặt sản phẩm trong cùng 1 ngày

Công thức tính nhịp độ sản xuất ngành may
Tìm hiểu công thức tính của takt time

Trong đó:

+ Thời gian một ngày làm việc = Toàn bộ thời gian sản xuất (-) thời gian nghỉ (-) thời gian bảo trì (-) thời gian chuyển ca (-) khoảng làm sạch của thời gian

+ Yêu cầu đặt sản phẩm của khách trong 1 ngày = số lượng : khoảng thời gian

Việc làm quản lý sản xuất

4.2. Ví dụ áp dụng công thức tính takt time

Có một doanh nghiệp sản xuất ký hợp đồng nhận yêu cầu của khách hàng làm 3.600 sản phẩm chỉ trong vòng 1 ngày. Sự phân bố thời gian hoạt động của doanh nghiệp đó như sau: tổng thời gian làm việc 8 giờ đồng hồ chia là 2 ca làm việc, nghỉ ngơi giữa hai ca là 1 giờ đồng hồ vậy nên tổng thời gian làm việc thực tế là 7 tiếng. Dựa trên những dữ liệu này, bạn áp dụng vào công thức Phượng đưa ra ở trên nhé, sẽ tính được các số liệu về nhịp sản xuất bạn muốn tính.

Cụ thể hơn, bạn tính toán trong ví dụ này như sau:

+ Thời gian thực tế làm việc = 2*7*60*60 = 50.400 giây

+ Nhịp sản xuất = 50.400 : 3.600 = 14 giây (1 sản phẩm)

Qua ví dụ và công thức tính toán này chúng ta có thể rút ra một kết luận quan trọng và được xem là bí quyết để doanh nghiệp sản xuất hiệu quả đó chính là nếu đơn đặt hàng tăng thì đồng nghĩa rằng nhịp sản xuất tăng theo và ngược lại, đơn đặt hàng của khách giảm đi đồng nghĩa với nhịp sản xuất cũng giảm.

Công thức tính nhịp độ sản xuất ngành may
Ví dụ thực tế cho bạn hiểu hơn về takt time

Vậy nên dựa vào chính takt time mà nhà sản xuất có thể tạo ra những tác động để đo lường, tăng năng suất đồng thời kiểm soát tốt nhất mọi yếu tố có thể gây lãng phí. Takt time định hướng doanh nghiệp đi theo con đường sản xuất sản phẩm đi đúng tiến độ, nhịp độ của yêu cầu khách hàng đặt ra, dựa trên cơ sở đó, takt time đã tạo ra được một dòng chảy xuyên suốt trong tất cả quy trình hoạt động của chính nó. Từ đó, tự nó có thể cân bằng và giữ nhịp độ tốt cho sản xuất để tạo sự linh hoạt, không trì trệ.

Thêm một ví dụ khác để bạn hiểu hơn công thức tính takt time đã nêu ở trên:

- Tổng thời gian doanh nghiệp làm việc: 8 giờ x 60 phút = 480 phút

- Thời gian nghỉ ngơi: 50 phút

Suy ra, thời gian sẵn có để phục vụ công việc là: 480 – 50 = 430 phút

- Nhu cầu khách hàng trong 1 ngày yêu cầu doanh nghiệp sản xuất được 100 sản phẩm

Vậy kết quả takt time được tính như sau:

Takt time = 430 : 100 = 4,3 phút (=258 giây/1 sản phẩm)

Xem thêm: Trọn bộ những giải đáp chuẩn xác về poka yoke là gì

5. Một số vấn đề cần giải đáp về takt time

5.1. Bao lâu thì nên thay đổi takt time?

Để biết được bao lâu nên thay đổi takt time, bạn cần hiểu rõ nguyên lý Nghịch lý takt time ngoài việc chỉ hiểu takt time là gì? Vậy nghịch lý của takt time được thể hiện như thế nào?

Mặc dù đã lên kế hoạch cho một takt time cụ thể nhưng không tránh khỏi những trường hợp chúng ta muốn thay đổi điều đó. Và không thể phủ nhận rằng việc thay đổi này sẽ dẫn đến rất nhiều rắc rối, sự phức tạp vì trong takt time có quá nhiều công đoạn, nếu thay đổi chúng sẽ phải cân bằng, thay đổi lại toàn bộ nhịp sản xuất, cân bằng số nhân lực tham gia sản xuất. Nói chung cần phải điều chỉnh lại mọi thứ và lập lại công thức tính từ đầu để cân đối với quy trình công nghệ.

Takt time nên thay đổi hay không?

Việc thay đổi takt time có thể diễn ra nhiều lần nhưng có lẽ lần thay đổi đầu tiên vất vả nhất khi nó đặt ra quá nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng sản phẩm, thay đổi các động tác, thao tác sản xuất để phù hợp,…

Với những tồn tại đó, người ta đặt ra một câu hỏi rằng liệu việc thay đổi takt time có cần thiết hay không? Lean xác định rằng đây là một sự nghịch lý. Thực chất, bản chất của câu hỏi này xoáy sâu vào năng lực quản lý. Không quan trọng thay đổi takt time bao nhiêu lần, điều quan trọng nhất là khi thực tế đòi hỏi và chúng ta có thể nhận diện được vấn đề nằm ở đâu để đảm bảo việc thay đổi takt time có hiệu quả, có cần thiết hay không? Và nếu như cần thiết thì sẽ phải linh hoạt để thay đổi mà không gây ảnh hưởng đến cả một đội ngũ, một dây chuyền và vẫn phải đảm bảo nhịp sản xuất và yêu cầu của khách hàng.

Việc làm trưởng phòng sản xuất

5.2. Cách giúp bạn thực hiện takt time dễ dàng, hiệu quả

Qua hai ví dụ cụ thể đã được tính toán ở trên đây, có thể nói rằng, công thức của takt time hoàn toàn đơn giản, rất dễ sử dụng. Đó là cái nhìn khách quan khi chúng ta tách takt time ra một mình. Còn trong toàn bộ thế giới Lean, takt time lại trở thành một công thức khó tính toán nhất, khó nắm bắt hơn bất cứ công thức nào. Vậy nếu như bạn đang cảm thấy khó, đừng lo, hãy làm một vài mẹo sau đây để có thể áp dụng takt time vào thực tế hiệu quả:

- Khi muốn sắp xếp bất cứ một quy trình nào đó mà bạn quan tâm theo thời gian mong muốn, trước tiên hãy bắt đầu từ việc các nhiệm vụ ở trong quy trình đó theo hai nhóm: hoạt động thêm giá trị và hoạt động không thêm giá trị

- Sau đó, loại ra khỏi quy trình những hoạt động của nhóm không thêm giá trị, tiếp tục cân đối lại khối lượng công việc

- Đem thời gian chu kì về gần với takt time

Công thức tính nhịp độ sản xuất ngành may
Cách thực hiện takt time hiệu quả

Như vậy, với những vấn đề xoay quanh câu hỏi takt time là gì, bạn hoàn toàn có thể đi sâu hơn tìm hiểu các vấn đề nội tại bên trong đó. Nhất là khi bạn đang nắm giữ vai trò của một nhà quản lý sản xuất thì càng cần hiểu biết thật sâu sắc takt time. Điều đó có ý nghĩa lớn giúp bạn vận dụng những hiệu quả khi phát triển doanh nghiệp theo định hướng của bạn. Để có thêm nhiều kinh nghiệm quản trị sản xuất thì các nhà quản trị tài ba có thể tham khảo những chia sẻ bổ ích khác tại danh mục Cẩm nang của timviec365.vn.Hơn hết, đối với những ai có nhu cầu tìm việc làm sản xuất tại các doanh nghiệp, timviec365.vn cũng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các bạn.

Tìm kiếm việc làm