Công viên đá đồng văn ở đâu

Biên phòng - Trước đây, khi nhắc đến Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), người ta lại nhớ đến một nơi đầy gian khó với địa hình chủ yếu là những ngọn núi đá gập ghềnh, hiểm trở. Hiện nay, sau 10 năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, diện mạo của Cao nguyên đá Đồng Văn đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Cùng với đó, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây luôn được tỉnh Hà Giang quan tâm, gìn giữ, là điểm tựa góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, cải thiện tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn miền núi Hà Giang.

Công viên đá đồng văn ở đâu
Đỉnh đèo Mã Pì Lèng, sông Nho Quế là địa điểm yêu thích check-in của giới trẻ khi đến với Hà Giang. Ảnh: Thanh Thuận

Đa dạng tiềm năng di sản

Toạ lạc nơi địa đầu của Tổ quốc, Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình từ 1.200m so với mực nước biển, có diện tích là 2356,8km2, trải dài qua địa bàn 4 huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Địa hình của Cao nguyên đá Đồng Văn chủ yếu là núi đá tai mèo khá hiểm trở, có độ dốc lớn. Tuy nhiên, nơi đây chứa đựng nhiều tiềm năng về di sản tự nhiên, bao gồm đa dạng sinh học với các kiểu di sản địa chất, địa tầng, dấu ấn về lịch sử phát triển của vỏ trái đất... Núi đá ở đây được hình thành từ những điều kiện tự nhiên, môi trường và các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo thống kê của các nhà khoa học, Cao nguyên đá Đồng Văn chứa đựng trong đó 138 di sản địa chất các loại, có 58 di sản xếp hạng quốc tế, 61 di sản xếp hạng quốc gia và còn nhiều di sản cấp địa phương.

Không chỉ đa dạng về di sản địa chất, Cao nguyên đá Đồng Văn còn là nơi sinh sống, cư trú của nhiều loài động, thực vật bậc cao, trong đó, có những động vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Những loài động, thực vật được quy hoạch trong 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca. Các nhà khoa học đã thống kê, động vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam của Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 17 loài thú, 2 loài chim và 8 loài bò sát, trong đó, nổi tiếng nhất là loài voọc lông tuyết (voọc mũi hếch).

Cao nguyên đá Đồng Văn cũng là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mông, Giáy, Pu Péo, Lô Lô, Nùng, Hoa... với sắc màu trang phục sặc sỡ, bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo, những sản vật địa phương...

Ngày 3-10-2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO chính thức công nhận là CVĐC toàn cầu đầu tiên ở Việt Nam. Từ hiệu ứng đó, Cao nguyên đá Đồng Văn được thông tin, truyền thông, quảng bá qua nhiều hình thức, du khách bắt đầu biết về vùng đất hoang sơ nhưng còn nhiều bí ẩn này và tìm đến rất đông. Năm 2014 và năm 2019, UNESCO đã tái công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO giai đoạn 2015-2018 và giai đoạn 2019-2022.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Trước vận hội mới của Cao nguyên đá Đồng Văn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát triển hợp lý di sản để xứng tầm CVĐC toàn cầu. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di sản cho đồng bào các dân tộc ở Hà Giang cũng được đẩy mạnh. Từ đó, nhân dân đã dần ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm trong tổng thể phát triển của CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Tỉnh Hà Giang cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong đó, chủ trương phát triển du lịch cho các huyện vùng cao được ưu tiên, bởi những nơi đó, chủ yếu là núi đá vôi, không có nhiều tài nguyên, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Từ những rặng núi đá cao ngút, xám xịt, những nương đồi, nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc, người dân bản địa sinh sống trong lòng di sản CVĐC toàn cầu đã biến thành tiềm lực để phát triển du lịch, dịch vụ, làm homestay cho khách lưu trú. Nhiều hộ gia đình đã tu sửa ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình nhằm phục vụ tốt nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Từ sự kết nối của một người Nhật đam mê văn hóa các dân tộc thiểu số ở Hà Giang mà bản Lô Lô Chải đã nhận được dự án du lịch Nhật Bản hỗ trợ người dân phục hồi lại nhà theo lối truyền thống, hướng dẫn làm du lịch dựa trên việc phát huy vốn văn hóa dân tộc. Từ đó, khách du lịch đến với bản Lô Lô Chải ngày một tăng, đời sống của người Lô Lô và người Mông trong bản đã được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, bản Lô Lô Chải trở thành điểm đến trong hành trình khám phá Cao nguyên đá của du khách.

Công viên đá đồng văn ở đâu
Người dân tộc Lô Lô, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang bán cà phê cho khách du lịch tại ngôi nhà truyền thống của gia đình. Ảnh: Thanh Thuận

CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn còn có nhiều địa điểm đặc biệt mà du khách muốn đến thăm như: “Núi đôi” Quản Bạ, Cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pí Lèng, cung đường Hạnh Phúc, sông Nho Quế, Nhà Vương...

Bên cạnh đó, 17 dân tộc thiểu số sinh sống trong lòng Cao nguyên đá Đồng Văn còn là chủ thể của những lễ hội đặc sắc, mang dấu ấn vùng cao như: Hội Gầu Tào của người Mông, lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội thấm nhuần màu sắc văn hóa đặc trưng của người dân tộc Tày, Lễ Cấp sắc của người Dao, Lễ hội chợ tình Khau Vai... thu hút đông đảo du khách đến với cao nguyên đá. Bên cạnh những thắng cảnh tuyệt đẹp được thiên nhiên ưu ái ban tặng, người dân nơi đây cũng đã biết tạo ra những cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách tìm đến như: Nhà của Pao, những đồi nương ngập tràn hoa tam giác mạch mỗi dịp tháng 10 đến tháng 12, những vườn cải vàng rộ mỗi dịp đông đến...

Có thể nói, cùng với sự phát triển của đất nước, sự đầu tư, quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự thành công của CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn ngày càng khẳng định hướng đi đúng đắn, đem lại sinh kế bền vững mà vẫn chú trọng bảo tồn, phát huy văn hóa bản địa cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nguyên đá.

Theo số liệu được công bố, trong 10 năm Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu, lượng khách du lịch đến với huyện vùng cao Mèo Vạc ngày càng tăng, đặc biệt là du khách quốc tế. Do đó, tỉ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm 4,57% trong năm 2018. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo của huyện Mèo Vạc chỉ còn trên 50%. Mức thu nhập của người dân năm sau cao hơn năm trước. Còn huyện Đồng Văn, hàng năm, doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 150 tỷ đồng. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, có thu nhập bền vững từ du lịch.

Thanh Thuận

17:51, 22/10/2021

Nhằm giới thiệu những giá trị và nét đẹp đặc trưng của các công viên địa chất toàn cầu UNESCO tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã phát hành bộ tem "Công viên địa chất toàn cầu" gồm 3 mẫu tem và 1 blốc, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 30/10/2021 đến ngày 30/06/2023. Trong đó, hình ảnh Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, công viên địa chất toàn cầu đầu tiên ở nước ta với hình ảnh biểu tượng là hẻm vực Tu Sản, Mèo Vạc rất đẹp đã được in trên tem.

Công viên đá đồng văn ở đâu
 

Tại Việt Nam, UNESCO đã vinh danh 3 công viên địa chất toàn cầu là: Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang (năm 2010); công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng (năm 2018) và công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (năm 2020).

Mẫu tem giới thiệu "Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn" được UNESCO công nhận ngày 3/10/2010, nằm ở vùng núi cực Bắc của Việt Nam, có diện tích 2.356,8 km² và độ cao trung bình khoảng 1.400 - 1.600 m.

Công viên đá đồng văn ở đâu
Theo anhdep.vn

Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn, các thung lũng, sông, suối bị chia cắt rất nhiều, là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa.

Mẫu tem giới thiệu "Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng" được UNESCO công nhận ngày 12/4/2018, công viên có diện tích hơn 3.275 km² nằm tại vùng đất địa đầu của Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng, bao gồm các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. Đây là nơi sinh sống của hơn 250.000 người thuộc 9 dân tộc của Việt Nam như Tày, Nùng, H'Mông, Kinh, Dao, Sán Chay.

Công viên đá đồng văn ở đâu
Theo anhdep.vn

Mẫu tem giới thiệu "Công viên địchất toàn cầu UNESCO Đắk Nông" được UNESCO công nhận ngày 7/7/2020. Công viên có diện tích 4.760 km², trải dài trên địa bàn 5 huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông, với khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước...

Công viên địa chất Đắk Nông từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất đỏ trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nơi lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử. Dung nham từ các đợt phun trào của núi lửa đã bao phủ đến một nửa diện tích của vùng đất này, hình thành nên vùng đất đỏ bazan rộng lớn trù phú, màu mỡ.

Bộ tem "Công viên địa chất toàn cầu" gồm 3 mẫu tem và 1 blốc, giá mặt 4.000 đồng, 4.000 đồng, 8.000 đồng và 15.000 đồng, do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 30/10/2021 đến ngày 30/06/2023.

                                                                   Theo chinhphu.vn