Dđến nhà hát chèo nên ngồi ở hàng ghế nào năm 2024

TP - Khán giả ngồi xếp bằng nhâm nhi chén chè xanh, nhẩn nha nghe hát chèo tại sân khấu nhỏ ở Nhà hát Kim Mã.

\> Nhà hát Chèo VN: 'Cánh chim đầu đàn' nợ chồng chất \> Thương lắm chèo ơi

Tối thứ sáu hàng tuần, sân khấu nhỏ tầng 2 được trang trí theo không gian chiếu chèo sân đình: Mành tre thay cánh gà, sân khấu nhỏ rất gần người xem. Bên dưới khán phòng trải chiếu hoa, kê bàn tre nhỏ có để sẵn chén nước, kẹo lạc. Phía sau còn 3 hàng ghế kê rất thoáng cho người không muốn ngồi đất. Nhân viên phục vụ chu đáo, tiếp khán giả ít nhất đôi tuần trà.

Mỗi đêm diễn chừng tiếng rưỡi. Tuần vừa rồi khán giả xem trích đoạn Phú ông thử chiêng thử trống, Xã trưởng - mẹ Đốp trong vở chèo kinh điển Quan Âm Thị Kính. Phần cuối nghệ sĩ “đốt” nóng không khí với ba giá hầu đồng.

Khán giả ra về tâm trạng khá vui vẻ, vì toàn mảnh trò dí dỏm. Mỗi tháng có 5 chương trình thay đổi, mỗi đoàn nghệ thuật có 3 kíp diễn, khán giả nếu có yêu mà đi xem không sợ trùng lắp. Mỗi đêm diễn đan xen các mảnh trò trong Quan Âm Thị Kính, Chu Mãi Thần với trích đoạn Tuần Ty - Đào Huế và nhiều vở chèo cổ khác.

Sân khấu nhỏ, âm thanh không lớn, diễn viên hát mộc là chính. “Khán giả đến đây có thể nắm bắt không khí, và thưởng thức từng câu hát nên đòi hỏi diễn viên phải tinh tế. Diễn viên hát lỗi, tiếng đàn lỗi khán giả cảm nhận được ngay.

Những chương trình này đòi hỏi diễn viên phải thực sự tâm huyết, nói như các cụ phải thổ tận can tràng”, NSƯT Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam bảo. Hôm 5/4 diễn viên vào vai Thị Mầu hát không ép phê, độ lẳng cũng chưa có nét riêng chứ chưa nói đến vượt qua nổi những cái bóng nghệ sĩ đi trước.

Đêm diễn đông nhất có 80 khán giả, theo Thanh Ngoan. Có hôm chỉ 6 khán giả, chúng tôi vẫn phục vụ. Hiện tại nhà hát phải bù lỗ, nên mới đặt lịch cố định thứ sáu hàng tuần.

Năm chương trình này chủ yếu cho khách Việt Nam, ngoài ra có các chương trình 20, 30, 40 phút phục vụ khán giả nước ngoài, có cả chương trình chuyên đề tìm hiểu chèo bằng tiếng Anh.

Tất nhiên dịch lời chèo ra tiếng Anh là điều không thể, và như thế thì mất bản sắc như lời khẳng định của đại diện nhà hát. Nhà hát dịch hẳn các tờ chương trình, lời dẫn trực tiếp giới thiệu tóm tắt những trích đoạn ngắn, tiêu biểu giới thiệu cho khán giả ngoại.

Thị Mầu lên chùa, Xúy Vân giả dại- trong vở Kim Nham-, Phù thủy sợ ma đó là vài trích đoạn đủ chất của nghệ thuật chèo với hát múa, âm nhạc, dàn đế, mà chẳng phải lo rào cản ngôn ngữ.

Một khán giả cho rằng, chèo không phải chỉ dành cho lứa tuổi 60, 70. Nếu các nhà quản lí biết tổ chức các chiếu chèo thế này, nhà hát kiên trì tiếp cận công chúng, ắt người yêu nghệ thuật truyền thống sẽ trở lại. Với số tiền thu được mỗi đêm thì sẽ chi trả ra sao cho hơn 20 diễn viên, nhạc công?

Liệu nhà hát có sớm bỏ cuộc? “Trước cũng vài lần bỏ cuộc rồi, nhưng lần này không. Không có cớ gì nghệ thuật chèo và nhà hát chèo có nơi diễn như này mà không duy trì”, Thanh Ngoan nói.

Cư dân mạng chỉ tập trung vào nội thất của nhà hát, cụ thể là các hàng ghế gỗ Đồng Kỵ (làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh) chứ không phải ghế thường dùng ở các nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường.

Cũng từ lúc bị chê, người ta mới biết nhà hát này được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao giải bạc Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2022-2023.

Ai thích khen cũng đúng, ai thích chê cũng hay

Theo Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh do các kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Trần Hoàng Hải Nam, Trần Anh Sơn tư vấn thiết kế. Về hệ thống ghế trong nhà hát, ý tưởng của nhóm kiến trúc sư tư vấn thiết kế là tạo ra hệ thống ghế ngồi có bố trí khác biệt, đặt giữa hai ghế một bàn trà.

Bên cạnh đó, thay vì hệ thống ghế ngồi hiện đại, đơn vị tư vấn đề xuất sử dụng ghế Đồng Kỵ. Đây là một trong những sản phẩm nội thất từ làng nghề truyền thống của Bắc Ninh.

Qua đó, đơn vị tư vấn thiết kế kỳ vọng những hàng ghế này sẽ giới thiệu với du khách trong và ngoài nước biết đến các chất liệu và sản phẩm của làng nghề.

Dđến nhà hát chèo nên ngồi ở hàng ghế nào năm 2024

Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh nằm trong khu quy hoạch quần thể Thủy tổ quan họ Bắc Ninh gần làng Diềm và một số làng quan họ cổ - Ảnh: bacninh.gov.vn

Nhưng những lập luận này không thuyết phục được một bộ phận cư dân mạng. Một số người, trong đó có cả những kiến trúc sư, lên tiếng chê bai thẩm mỹ "khác người" và đặc biệt là tư duy thiếu tiến bộ khi vẫn sử dụng đồ gỗ rất tốn kém và "không yêu rừng" như xu hướng tiên tiến trên thế giới gần đây.

Tuy thế, cũng có nhiều ý kiến cân bằng và cẩn trọng hơn. Thậm chí có ý kiến khen ghế ngồi này tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Giữa dòng ý kiến chê trách cũng có ý kiến từ một kiến trúc sư nói một cách hài hước về sự khó phán xử đúng - sai, đẹp - xấu, hợp lý - bất hợp lý của phương án ghế ngồi này thông qua vài bức ảnh trên mạng.

Theo đó, cả người chê lẫn người khen đều có thể tìm được lý do rất hợp lý để biện giải cho quan điểm của mình.

Người khen có thể chỉ ra "ý tưởng thiết kế nội thất của công trình đã khai thác nét văn hóa, lịch sử của xứ Kinh Bắc một cách sâu sắc, thể hiện sáng tạo độc đáo của nhóm tác giả.

Qua việc lựa chọn và sắp xếp đồ gỗ, các kiến trúc sư đã chứng tỏ sự thấu hiểu đặc điểm khác biệt của quan họ Bắc Ninh so với những nghệ thuật diễn xướng đương đại và dân gian khác. Đồng thời, mẫu bàn ghế được chọn đem đến sự tôn vinh nghệ thuật thủ công truyền thống của cộng đồng bản địa…".

Nhưng chê có thể viện dẫn "nội thất nhà hát tạo ra nét tương phản thảm họa giữa những mảng khối đơn giản, mạnh mẽ hiện đại của tường, trần với những bộ bàn ghế giả cổ diêm dúa, đầy chi tiết rườm rà dành cho khán giả.

Chúng cho thấy sự dễ dãi trong tư duy sáng tác của các kiến trúc khi không hề có chút cách điệu, giản lược, gợi tả nào trong thiết kế mà cứ như được nhặt thẳng từ một cửa hàng bất kỳ ở Đồng Kỵ, hoàn toàn không phù hợp với một nhà hát hiện đại…

Các bộ bàn ghế được chế tác từ quá nhiều gỗ tự nhiên lâu năm đã đi ngược lại với xu hướng chung của kiến trúc thế giới là bảo vệ môi trường, xanh và bền vững…".

Dđến nhà hát chèo nên ngồi ở hàng ghế nào năm 2024

Biểu tượng nón quai thao được đặt trong khuôn viên Nhà hát dân ca quan họ

'Mọi người muốn nói gì thì nói'

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại, ông Trịnh Hữu Hùng - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh - cho biết nhà hát quan họ được tỉnh Bắc Ninh thực hiện thi tuyển kiến trúc.

Nhà hát đã hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2019, giai đoạn 2 chưa rõ thời gian hoàn thành chứ không phải mới xây dựng.

Còn một quan chức tỉnh Bắc Ninh cho biết đã nắm được các ý kiến trái chiều liên quan đến vụ việc. Song vị này cho rằng mọi người không nên tranh cãi tiếp câu chuyện này cũng như nói "không thể chiều hết mọi người".

"Mọi người muốn nói gì thì nói. Mình tranh cãi làm gì", vị này cho hay.

Theo vị này, chuyên môn thẩm định, đánh giá Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh thuộc Sở Xây dựng Bắc Ninh, Hội Kiến trúc sư Bắc Ninh. Bản thân không có ý kiến về công trình này do được phê duyệt từ nhiệm kỳ trước.

Dđến nhà hát chèo nên ngồi ở hàng ghế nào năm 2024

Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh

Giải bạc giải thưởng kiến trúc quốc gia, vì sao?

Về lý do trao giải thưởng cho công trình này, hội đồng giám khảo Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2022-2023 đánh giá nhà hát trên có quy mô không lớn nhưng với tính chất dân ca quan họ lại được xây dựng tại TP Bắc Ninh - cái nôi của văn hóa Kinh Bắc, đã gợi lên ý tưởng thiết kế đặc biệt cho công trình.

Kiến trúc nhà hát sáng tạo, khá ấn tượng, sức biểu cảm sâu sắc, tạo hình lấy cảm hứng từ mái đình truyền thống, với lớp vỏ bao che hai lớp, dại tre bên ngoài có họa tiết từ nón Ba Tầm.

Về không gian, nhà hát trên sử dụng vật liệu, màu sắc đơn giản nhưng tinh tế, tìm tòi từ các hoa văn, họa tiết truyền thống Việt Nam.