Để nhập giá trị cho biến ct viết câu lệnh

Câu 1: Lệnh nào dùng để nhập giá trị một biến x từ bàn phím? A. writeln(x) B. Delay(x) C. copy(x) D. readln(x) Câu 2: a là biến dữ liệu kiểu số nguyên. Muốn xuất giá trị của a2 thì ta viết? A. Writeln(‘a*a’) B. Readln(‘ a*a ‘) C. Writeln(a*a) D. Writeln(a2) Câu 3: Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x? A. Writeln(‘Nhập x = ’); B. Write(x); C. Writeln(x); D. Readln(x); Các kiểu dữ liệu của pascal Câu 4: Phần dư trong phép chia của hai số nguyên 16 và 5 là: A. 16 div 5 = 1 B. 16 mod 5 = 1 C. 16 div 5 = 3 D. 16 mod 5 = 3 Câu 5: Biến được khai báo với kiểu dữ liệu số thực có thể lưu trữ các giá trị nào trong các giá trị dưới đây: A. Một số nguyên bất kì. B. Một số thực bất kì (có thể là số nguyên) trong phạm vi cho phép. C. Một số thực bất kì. D. Một dãy các chữ và số. Câu 6: Khi muốn khai báo biến m kiểu số nguyên thì đáp án nào sau đây là ĐÚNG: A. var m:real ; B. var m:integer ; C. var m : = real ; D. var m : = integer; Hằng và biến Câu 7: Từ khóa dùng để khai báo hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal là: A. Const B. Var C. Real D.End Câu 8: Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là gì? A. Tên. B. Từ khoá. C. Biến. D. Hằng. Câu 9: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng? A. Var Tong : Real; B. Var 8HS: Integer; C. Const x : real; D. Var R =3; Câu 10 : Trong Pascal, từ khóa nào để khai báo biến : A.Const. B.Begin. C.Var. D.Uses. Lệnh gán và biểu thức Câu 11: Câu lệnh nào sau đây là câu lệnh gán? A. x = 5 B. x: 5 C. x and 5 D. x:= x +5; Câu 12: Sau câu lệnh dưới đây thì giá trị của X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 11: if X >10 then X := X + 1; A.12 B. 11 C. 10 D. 9 Câu lệnh lặp Câu 13: Chọn cú pháp đúng nhất về câu lệnh lặp: A. for < biến đếm > : = < giá trị đầu > to < giá trị cuối > do < câu lệnh >; B. for < biến đếm > := < giá trị cuối > to < giá trị đầu > do < câu lệnh >; C. for < biến đếm > = < giá trị đầu > to < giá trị cuối >; do < câu lệnh >; D. for < biến đếm > = < giá trị đầu > to < giá trị cuối > do < câu lệnh >; Câu 14: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước? A. Rửa rau tới khi sạch B. Học bài cho tới khi thuộc bài C. Gọi điện tới khi có người nghe máy D. Ngày tắm 2 lần Câu 15: Em hiểu lệnh lặp theo nghĩa nào dưới đây? A. Một lệnh thay cho nhiều lệnh B. Các câu lệnh được viết lặp đi lặp lại nhiều lần C. Vì câu lệnh có tên là lệnh lặp D. Cả (A), (B), (C) đều sai Câu 16: Khi nào thì câu lệnh For..to..do kết thúc? A. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị cuối B. Khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối C. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị đầu D. Khi biến đếm lớn hơn giá trị đầu Câu 17: Cho các câu lệnh sau hãy chỉ ra câu lệnh đúng? A. for i:=1 to 10; do x:=x+1; B. for i:=1 to 10 do x:=x+1; C. for i:=10 to 1 do x:=x+1; D. for i =10 to 1 do x:=x+1; Câu 18: Với ngôn ngữ lập trình Passcal câu lệnh lặp for i:=1 to 10 do x:=x+1; thì biến đếm i phải được khai báo là kiểu dữ liệu nào? A. Integer B. Real C. String D. Tất cả các kiểu trên đều được Câu 19: Trong câu lệnh lặp với số lần biết trước (For – do), được thực hiện mấy lần? A. ( < giá trị cuối > – < giá trị đầu >) lần B. Tuỳ thuộc vào bài toán mới biết được số lần C. Khoảng 10 lần D. ( < giá trị đầu > – < giá trị cuối>) lần Câu 20: Xác định số vòng lặp cho bài toán: tính tổng các số nguyên từ 1 đến 100 A. 1 B. 100 C. 99 D. Tất cả đều sai Câu 21: Kết quả của < điều kiện > trong câu lệnh sẽ có giá trị là gì? A. Là một số nguyên B. Là một số thực C. Đúng hoặc sai D. Là một dãy kí tự Câu 22: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: S:=0; For i:=1 to 5 do S:=S+i; Giá trị của biến S bằng bao nhiêu? A. 20 B. 15 C. 10 D. 0 Câu 23: Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi: A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >; B. for < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >; C. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >; D. for < biến đếm> := < Giá trị đầu >downto < Giá trị cuối > do < câu lệnh>; Câu 24: Trong lệnh lặp For – do: (chọn phương án đúng nhất) A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối C. Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối Câu 25: Lệnh lặp For – do được sử dụng khi: (chọn phương án đúng nhất) A. Lặp với số lần biết trước B. Lặp với số lần chưa biết trước C. Lặp với số lần có thể biết trước D. Lặp với số lần không bao giờ biết trước II. THỰC HÀNH Câu 1: Tính tổng các số tự nhiên đầu tiên từ 1 đến n (N được nhập vào từ bàn phím).

Câu 2: Viết chương trình tính N! (N giai thừa: n!=1*2*3*…..*n)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Viết chương trình tính và đưa ra màn hình giá trị của biểu thức: C =

Để nhập giá trị cho biến ct viết câu lệnh

(Với a, b là 2 số nguyên được nhập vào từ bàn phím)

Xem đáp án » 25/06/2020 2,657

D. Readln(‘Nhap gia tri cho bien a: ‘);

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • hằng là gì  ? nêu cú pháp khai báo hằng

    Trả lời (16) Xem đáp án »

  • Hỏi từ APP VIETJACK

    Đâu là các từ khóa:A.Program,end,beginB.Program,end,begin,Readln,lop8aC.Program,then,mot,hai,bà

    D.lop82,uses,begin,end

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP ESTE - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

Hóa học

LÝ THUYẾT ESTE (khái niệm + danh pháp) - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

LIVE ÔN THI VÀO 10 - CHỮA ĐỀ THI THỬ PGD BA ĐÌNH HÀ NỘI - 2k7 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

MỞ ĐẦU KIẾN THỨC 12 SỰ ĐỒNG BIẾN NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ - 2k5 - Livestream TOÁN thầy THẾ ANH

Toán

UNIT 1 LANGUGE - NGỮ PHÁP TRỌNG TÂM - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh (mới)

Xem thêm ...

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Lệnh nhập giá trị cho biến là lệnh nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Tin học 8 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Lệnh nhập giá trị cho biến là lệnh nào?

A. Readln (tên biến);

B. Writeln (tên biến);

C. Const (tên biến);

D. Var (tên biến);

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Readln(tên biến);

Lệnh nhập giá trị cho biến là lệnh Readln(tên biến)

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình (pascal) dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về ngôn ngữ lập trình

1. Ngôn ngữ lập trình (pascal) là gì?

Pascal(phiên âm tiếng Việt:Pát-xcan) là mộtngôn ngữ lập trìnhchomáy tínhthuộc dạngmệnh lệnhvàthủ tục, đượcNiklaus Wirthphát triển vào năm1970. Pascal là ngôn ngữ lập trình đặc biệt thích hợp với kiểulập trình cấu trúcvàcấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình này được đặt theo tên của nhà toán học, triết gia và nhà vật lí người PhápBlaise Pascal.

Dựa trên cuốn sách của Wirth,Thuật toán + Cấu trúc dữ liệu = Chương trình, Pascal được phát triển trên khuôn mẫu của ngôn ngữALGOL 60. Wirth đã tham gia vào quá trình cải thiện ngôn ngữ như một phần của nỗ lựcALGOL Xvà đề xuất một phiên bản được gọi làALGOL W. Điều này không được chấp nhận và quá trình ALGOL X đã bị sa lầy. Năm 1968, Wirth quyết định từ bỏ quy trình ALGOL X và cải tiến hơn nữa ALGOL W, phát hành quy trình này với tên Pascal vào năm 1970.

Ngoàicác mảngvàbiếncủa ALGOL, Pascal cho phép xác định các kiểu dữ liệu phức tạp và xây dựng các cấu trúc dữ liệu động và đệ quy nhưdanh sách,câyvàđồ thị. Pascal cókhả năng xếp kiểu mạnhtrên tất cả các đối tượng, có nghĩa là một loại dữ liệu không thể được chuyển đổi hoặc hiểu như một loại dữ liệu khác nếu không có các chuyển đổi rõ ràng. Không giống như C (và hầu hết các ngôn ngữ trong họC), Pascal cho phép các định nghĩathủ tục lồng nhauở bất kỳ độ sâu nào, và cũng cho phép hầu hết các loại định nghĩa và khai báo bên trongchương trình con(thủ tục và hàm). Do đó, về mặt cú pháp, một chương trình tương tự như một thủ tục hoặc một hàm. Điều này tương tự như cấu trúc khối của ALGOL 60, nhưng bị hạn chế từ các câu lệnh khối tùy ý chỉ với các thủ tục và hàm.

Pascal trở nên rất thành công trong những năm 1970, đặc biệt là trên thị trườngmáy tính miniđang phát triển mạnh.Các trình biên dịchcho ngôn ngữ này cũng có sẵn cho nhiềumáy vi tínhkhi lĩnh vực này xuất hiện vào cuối những năm 1970. Nó đã được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ giảng dạy trong các khóa học lập trình cấpđạihọc vào những năm 1980, và cũng được sử dụng trong cài đặt sản xuất để viết phần mềm thương mại trong cùng thời kỳ. Nó bịngôn ngữ lập trình Cthay thế vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi các hệ thống dựa trênUNIXtrở nên phổ biến, và đặc biệt là với sự ra đời củaC++.

Một ngôn ngữ dẫn xuất được gọi làObject Pascalđược thiết kế cholập trình hướng đối tượngđược phát triển vào năm 1985; điều này đã đượcApple ComputervàBorlandsử dụng vào cuối những năm 1980 và sau đó được phát triển thànhDelphitrên nền tảngMicrosoft Windows. Việc mở rộng các khái niệm Pascal đã dẫn đến các ngôn ngữModula-2vàOberon.

2. Các kí hiệu sử dụng trong pascal

Bất cứ mộtngôn ngữ lập trìnhnào cũng được xây dựng từ một số hữu hạn các ký hiệu. Trong ngôn ngữ Pascal được xây dựng từ các ký hiệu:

Begin,end,var,while,do,{,},;, …

Và các kí tựa,b,c,d, …,A,B,C,D, …,1,2,3,4, …

Ngôn ngữ Pascal không dùng các ký hiệu của bộ chữ Hy Lạp.

Để xây dựng thành chương trình, các ký hiệu phảI tuân theo những quy ước về ngữ pháp và ngữ nghĩa quy định của Pascal.

Danh hiệu (identifiler)

Trong Pascal, để đặt tên cho cácbiến,hằng,kiểu,chương trình con, ta dùngdanh hiệu(indentifiler). Danh hiệu trong Pascal quy định bắt đầu phảI là một chữ cái, sau đó có thể là chữ cái, chữ số hau là dấu gạch dướI “_”.

Trong Pascal danh hiệu không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

Chú ý:Chúng ta không nên đặt danh hiệu trùng vớI danh hiệu của ngôn ngữ và nên dùng danh hiệu có tính gợI nhớ để dễ viết và kiểm tra chương trình, người đọc cũng cảm thấy dễ hiểu.

Ví dụ:Write, Writeln, read, readln, sqrt, integer, real …

Từ khoá (key word)

Trong ngôn ngữ có những từ được dành riêng như là những phần tử tạo nên ngôn ngữ. Do đó chúng ta không được đặt những danh hiệu trùng với những từ dành riêng này. Người ta thường gọi những từ này là từ khoá (key word).

Ví dụ:Program,begin,end,while,do,procedure,function,type,var…

Từ dành riêng này cũng không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

Một số từ dành riêng trong ngôn ngữ lập trình Pascal

Khoảng trắng, dấu chấm phẩy, dấu móc, dấu nháy đơn, toán tử, toánhạng

- Khoảng trắng “ “: Dùng để cách biệt 2 từ trong chuỗi.

- Dấu chấm phẩy “;”: Dùng sau tên chương trình, sau các câu lệnh.

- Dấu móc “{ }”: Trong Pascal những gì đặt trong hai dấu móc sẽ là phần ghi chú.

- Dấu nháy đơn “’”: Dùng để bao một chuỗi.

- Toán tử: Đặt giữa hai toán hạng. Ví dụ: x+2, y=8, 7>3, x<7>=y … vậy +, =, >, <, <= là các toán tử, còn hai bên sẽ là các toán hạng.

3. Cấu trúc một chương tình pascal

Một chương trình trong Pascal gồm các phần khai báo và sau đó là thân của chương trình.

- Khai báoProgram

- Khai báoUses

- Khai báoLabel

- Khai báoConst

- Khai báoType

- Khai báoVar

- Khai báo các chương trình con (thủ tục hay hàm)

- Thân chương trình

+ Thân của chương trình được bắt đầu bằng từ khoáBeginvà kết thúc bằng từ khoáEndvà dấu chấm “.”. GiữaBeginvàEnd.là các phát biểu.

Ví dụ:

Program Chuongtrinhmau;
Uses
……
Label
……
Const
……
Type
……
Var
….. (Khai báo tên và kiểu của các biến)
Function …
End;
Procedure …
End;
Begin
……
……
End.