Định nghĩa của bản quyền là gì

1. Khái niệm

Bản quyền là một hình thức bảo hộ của luật pháp đối với tác giả của “các tác phẩm gốc của tác giả”, bao gồm tác phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật và các tác phẩm trí tuệ khác.

Định nghĩa của bản quyền là gì

2. Luật bản quyền

Hình thức bảo hộ được áp dụng với các tác phẩm đã được xuất bản cũng như chưa được xuất bản.

Luật Bản quyền quy định chủ sở hữu bản quyền có toàn quyền thực hiện và cho phép người khác thực hiện những hành vi sau đây:

        Tái sản xuất tác phẩm dưới dạng các bản sao hoặc bản lưu giữ âm thanh

        Sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm đó;

        Phân phối bản sao hoặc bản lưu giữ âm thanh của tác phẩm tới công chúng dưới hình thức bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, hoặc cho thuê mướn;

Định nghĩa của bản quyền là gì

        Trình diễn công khai tác phẩm, nếu là tác phẩm văn học, âm nhạc, sân khấu, vũ ba-lê, kịch câm, tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác;

        Trưng bày công khai tác phẩm, nếu là tác phẩm văn học, âm nhạc, sân khấu, vũ ba-lê, kịch câm và tác phẩm nhiếp ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc, kể cả những hình ảnh đơn lẻ của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác;

Đối với bản ghi âm*, có quyền trình diễn tác phẩm công khai bằng phương tiện truyền âm kỹ thuật số.

Hơn nữa, một số tác giả của tác phẩm nghệ thuật thị giác còn có các quyền về nguồn gốc và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Bản quyền là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Thông thường, tác giả có bản quyền đối với tác phẩm của mình ngay tại thời điểm mà tác giả tạo ra tác phẩm.

Hiện nay có nhiều loại hình tác phẩm được bảo hộ về bản quyền như:

– Video, hình ảnh: phim, chương trình phát sóng, video trực tuyến, tranh, ảnh, áp phích, quảng cáo.

– Âm thanh: bản ghi âm âm thanh, bản ghi âm lời nói, bài hát, tác phẩm âm nhạc.

– Tác phẩm viết (văn bản): sách, báo, bản soạn nhạc, kịch bản, bài giảng.

– Trò chơi điện tử và phần mềm máy tính.

Bản quyền được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần và bảo vệ các quyền, lợi ích của tác giả trong các mối liên quan đến tác phẩm.

Bản quyền không cần đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc về tác giả nếu tác phẩm được lưu giữ lại ít nhất một lần trên một phương tiện lưu giữ nào đó. Việc đăng ký bản quyền sẽ được sử dụng để chứng minh chủ sở hữu hợp pháp khi có tranh chấp với bên thứ 3 liên quan đến quyền sở hữu.

Bản quyền tiếng Anh là gì?

Bản quyền tiếng Anh là Copyright, ngoài ra bản quyền tiếng Anh được định nghĩa như sau:

Copyright is the right of an author to a work that he has created. Usually, the author has copyright in his work at the time the author creates the work.

Currently, there are many types of works protected by copyright such as:

– Videos, photos: movies, broadcasts, online videos, paintings, photos, posters, advertising.

– Audio: sound recordings, speech recordings, songs, musical compositions.

– Written (text) works: books, newspapers, compositions, scripts, lectures.

– Video games and computer software.

Copyright is used to protect spiritual creations and protect the rights and interests of the author in relation to the work.

Copyright does not need to be registered at a competent governmental authority and belongs to the author if the work is retained at least once on a particular medium.

Danh mục từ liên quan bản quyền tiếng Anh là gì?

Bản quyền là một trong những thuật ngữ chuyên ngành nên khi sử dụng trong các văn hay trong giao tiếng thường sử dụng với một số thuật ngữ chuyên ngành khác. Những thuật ngữ này trong tiếng Anh có nghĩa như sau:

– Bảo hộ – Protection;

– Văn bằng bảo hộ – Protection title hoặc Certificate of registration

– Vi phạm bản quyền – Copyright infringement;

– Tác giả – Author;

– Chủ sở hữu – Owner;

– Quyền liên quan – Related rights;

– Tác phẩm – Work/Creation;

– Sở hữu trí tuệ – Intellectual property;

– Sáng tạo – Create;

– Sáng tác – Composed;

– Độc quyền – Monopoly;

– Đối tượng bảo hộ bản quyền – Objects of copyright protection.

Ví dụ những đoạn văn ngắn có sử dụng từ bản quyền viết như thế nào?

Để nói về các cụm từ, câu, đoạn văn sử dụng trong giao tiếp và sử dụng trong các văn bản, tác phẩm thì có một bài chia sẻ sẽ không thể ghi được hết. Trong phạm vi bài này, chúng tôi sẽ chia sẻ, ví dụ một số đoạn văn ngắn thường sử dụng từ bản quyền.

– Quyền liên quan có phạm vi như thế nào so với bản quyền? –  How far does related rights compare to copyrights?

– Ai là người có quyền liên quan đến bản quyền tác phẩm? – Who has the rights to copyright in a work?

– Một số tác phẩm được bảo hộ bản quyền suốt đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. – Some works are copyright protected for life of the author and 50 years after the author’s death.

– Khi vi phạm bản quyền thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định và phải bồi thường cho tác giả, chủ sở hữu. – When violating copyright, violating individuals and organizations will be handled according to regulations and must compensate the authors and owners.

– Muốn được bảo hộ bản quyền thì tác phẩm phải thuộc một trong các loại hình tác phẩm theo quy định của pháp luật. –  To be protected copyright, the work must be one of the types of works as prescribed by law.

Nếu để ý bạn sẽ thấy trên một số các sản phẩm được bày bán ở các siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa,… có chữ R trong trong hình vòng tròn. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc ký hiệu đó có ý nghĩa gì? bản quyền là gì? Cùng Luật ACC tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Bản quyền là gì? Bản quyền hay còn được ký hiểu là (R) là viết tắt của từ Registered có nghĩa là đã đăng ký, đã được bảo hộ. Đây là quy ước chung của quốc tế nhằm thể hiện cho những dấu hiệu mà nó đi kèm chính là các hàng hóa đã được bảo hộ. 

Như vậy đối với các nhãn hiệu có chứa kí hiệu Chữ R bản quyền là gì, ta biết được rằng doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ và sở hữu nó một cách hợp pháp, được cơ quan nhà nước công nhận bảo hộ. Với những nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ thì không được phép sử dụng ký hiệu này.

Chữ R bản quyền có ý nghĩa gì?

Việc đăng ký và sử dụng Chữ R bản quyền là gì, bảo hộ bản quyền là gì đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng, cụ thể:

– Khẳng định uy tín, đẳng cấp, khẳng định chất lượng và độ tin cậy của những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại. 

– Đồng thời là như một sự thông báo đến với các chủ thể kinh doanh khác về sự độc quyền của doanh nghiệp với nhãn hiệu này, nếu như xâm phạm vào bản quyền nhãn hiệu này sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một logo được gắn với chữ (R), sẽ làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng, an tâm, không lo mua nhầm hàng giả, hàng nhái. Do đó, nó cũng gián tiếp bảo vệ chính quyền lợi người tiêu dùng.

Như đã nói ở trên, muốn sử dụng Chữ R đóng dấu bản quyền là gì thì phải đăng ký bảo hộ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 quy định về điều kiện đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”

Theo đó, đối với những nhãn hiệu dự định đăng ký mà dấu hiệu không nhìn thấy được và không có khả năng phân biệt thì sẽ không đủ điều kiện để bảo hộ.

Như vậy, muốn được sử dụng chữ R bản quyền là gì trên các sản phẩm của mình thì doanh nghiệp đó phải làm các thủ tục để xin cấp văn bằng bảo hộ. 

Thông thường thực hiện kéo dài khoảng 12 tháng và có thể hơn nếu cần thêm thời gian xác minh. Tuy nhiên, thời gian này chỉ tính từ thời điểm đơn hợp lệ, còn trước đó nếu không thành thạo trong khâu chuẩn bị hồ sơ thì sẽ tốn thêm nhiều thời gian và thậm chí bị sửa đổi, bổ sung sau khi nộp hồ sơ.

Do vậy, nếu không có kinh nghiệm hoặc cần đăng ký bản quyền đối với nhãn hiệu được nhanh chóng thì bạn có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín để được hỗ trợ và giúp đỡ.

© là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Tất cả các quyền lợi hợp pháp này sẽ được Cơ quan quản lý bảo hộ.

Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin… Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học , nghệ thuật khoa học như: các tác phẩm âm nhạc, văn học, tác phẩm kiến trúc, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…được ghi nhận cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.

™ là ký hiệu của Trademark, nghĩa là nhãn hiệu. Trademark là những phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM (Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ) cho các sản phẩm dịch vụ.

Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm. 

Tuy nhiên nếu có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM (™) sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như  sản phẩm mang ký hiệu (®).

Như vậy, việc đăng ký Chữ R bản quyền là gì là rất cần thiết để bảo vệ nhãn hiệu của mình được tốt nhất.

Phí bản quyền là gì là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.

Bản quyền là gì đã được giải đáp ở trên, vậy thế nào là hành vi vi phạm bản quyền là gì.

Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về việc xâm phạm  như sau:

Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”

Như vậy, ta có thể thấy, để được coi là xâm phạm bản quyền thì cần lưu ý chỉ những đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có xâm phạm quyền tác giả hay không. Như vậy, để biết một tác phẩm này có là bản sao của tác phẩm kia hay không thì cần phải xem xét đến yếu tố so sánh giữa hai tác phẩm, thời gian phát hành…

Chúng tôi tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền là gì mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký bản quyền là gì.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về thủ tục đăng ký bản quyền là gì của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản quyền là gì. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn sở hữu trí tuệ hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau:

Hotline: 1900.3330 

Zalo: 084.696.7979 

Email:  

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!