Đơn đề nghị to chức hội nghị nhà chung cư

Nội dung chính: nhà chung cư mời chủ sở hữu, cư dân, khu văn phòng, trung tâm thương mại, nhà trẻ tới dự hội nghị nhà chung cư bất thường vào sáng 09/5/2021 tại phòng tòa nhà Hancorp Plaza phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội để thông qua miễn nhiệm tư cách thành viên BQT nhiệm kì 2018-2021; đồng thời bầu ban quản trị khóa mới (nếu đủ điều kiện)

Văn bản kèm theo:

1. Phiếu ứng cử- trích ngang sơ yếu lí lịch

2. Mẫu ủy quyền (khu căn hộ)

Đơn đề nghị to chức hội nghị nhà chung cư
Thông báo hội nghị nhà chung cư bất thường

Đơn đề nghị to chức hội nghị nhà chung cư
Thông báo tổ chức hội nghị nhà chung cư

Từ khóa: phòng quản lý đô thị quận cầu giấy hướng dẫn ubnd phường tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường; ban quản trị cũ thông báo hội nghị bất thường, cách bầu ban quản trị nhà chung cư; ứng cử và tự ứng cử thành viên ban quản trị, mẫu ứng cử

Nội quy và quy định về quản lý sử dụng camera giám sát HÀNH VI CẤM 1.Để lộ hoặc cung cấp tài khoản truy cập hệ thống cho người khác, đơn vị khác 2.Kết nối, cài cắm trái phép các thiết bị khác vào hệ thống camera 3.Cản trở, ngăn chặn, truy cập trái phép hoặc làm vô hiệu quá tính năng kỹ thuật của hệ thống camera 4.Thay đổi, ngăn chặn trái phép truyền nhận, ghi hình ảnh của hệ thống camera 5.Xóa, thay đổi, sao chép hoặ tiết lộ trái phép các dữ liệu hình ảnh được lưu trữ trên hệ thống camera XỬ LÝ VI PHẠM 1.Dữ liệu hình ảnh do camera ghi lại là cơ sở  làm chứng cứ truy cứu trách nhiệm và xem xét xử lý các vụ việc vi phạm cụ thể của cá nhân và đơn vị có liên quan 2.Đơn vị, cá nhân vi phạm quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định. Cụ thể về quản lý và sử dụng hệ thống camera giám sát tại Hancorp Plaza được quy định tại văn bản dưới đây Quy định quản lý sử dụng camera (trang 1) Quy định

Nội dung chính: Báo cáo thu- chi và kết dư 02 loại quỹ gồm Quỹ bảo trì và Quỹ cư dân, quý 1 năm 2020 của Ban quản trị nhà chung cư Hancorp Plaza, phường Dịch Vọng báo cáo tài chính của chung cư báo cáo quý- thu chi của chung cư báo cáo chi tiết- thu chi của ban quản trị số liệu thu chi của chung cư quỹ bảo trì chung cư công khai- minh bạch Từ khóa: kết dư tài khoản; số dư quỹ bảo trì; báo cáo tài chính quý 1 năm 2020, báo cáo tài chính, báo cáo thu chi của chung cư, cách làm báo cáo thu chi, công khai thu chi chung, phần quỹ bảo trì chung của chung cư, ban quản trì tòa nhà, ban quản trị chung cư, báo cáo của ban quản trị nhà, tòa nhà báo cáo chi tiết thu chi, báo cáo quý, báo cáo từ 1/1 đến 31/3 hàng năm

Nội dung: mẫu đơn ứng cử tham gia ban quản trị chung cư, mẫu sơ yếu lí lịch ứng viên tham gia ban quản trị chung cư. Mẫu sử dụng riêng cho chung cư Hancorp Plaza.  Download mẫu văn bản Đơn ứng cử và Sơ yếu lí lịch từ Google Drive CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc  ********************* ĐƠN ỨNG CỬ Thành viên Ban Quản Trị nhà chung cư Hancorp Plaza  Kính gửi:   Ban Tổ chức Hội nghị nhà chung cư Hancorp Plaza Tên tôi là:……………………………………hiện đang cư trú tại căn hộ số:………............. Số CMND/CCCD/ Hộ chiếu:…………………………Ngày cấp:………..Nơi cấp:…………... Sau khi xem xét điều kiện đề cử, ứng cử trở thành thành viên BQT theo quy định tại Quy chế bầu cử thành viên BQT của BQT nhà chung cư Hancorp Plaza, tôi đề nghị tự ứng cử vào Ban quản trị.  Hà nội, ngày……..tháng……….năm 20…. Người làm đơn (đề cử/ ứng cử) Lưu ý:  Đề nghị chủ sở hữu nộp phiếu cho Ban tổ chức HNNCC tại hòm phiếu đặt tại sảnh tầng1 tháp Đông & tháp Tây; hoặc nộp trực tiếp cho BQT.   Thời hạn nộp đơ

Kính gửi: Các đơn vị đủ năng lực quản lý vận hành chung cư trên địa bàn TP Hà Nội và khu vực lân cận Tên bên mời thầu: BAN QUẢN TRỊ NHÀ CHUNG CƯ HANCORP PLAZA Địa chỉ: 72 Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội Thông báo mời thầu cung cấp dịch vụ quản lý toà nhà theo hình thức chào giá cạnh tranh như sau: Tên gói thầu: Cung cấp dịch vụ quản lý toà nhà tại nhà chung cư Hancorp Plaza Nội dung chính của gói thầu: Cung cấp dịch vụ quản lý vận hành toà nhà chung cư. Thời gian thực hiện hợp đồng cho gói thầu: 02 năm (Dự kiến từ ngày 01 tháng 2 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 1 năm 2022);  Địa điểm thực hiện gói thầu: Nhà chung cư Hancorp Plaza, 72 Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội; Hình thức lựa chọn nhà thầu : Chào giá cạnh tranh; Phương thức lựa chọn nhà thầu : Một giai đoạn, một túi hồ sơ; Hồ sơ chào thầu gồm: 01 bản gốc, 03 bản sao, 01 USB (toàn bộ được niêm phong), ngoài hồ sơ chào thầu ghi rõ “Không mở trước 09 giờ 30 phút ngày

 Nội dung: BQT gửi công văn tới Chính quyền phường (UBND phường), cơ quan trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành tại địa phương, tương tự công văn gửi chủ tịch UBND Quận Cầu Giấy Từ khóa: thông báo từ chức của ban quản trị chung cư, mẫu đơn từ nhiệm ban quản trị tòa nhà; trách nhiệm của thành viên ban quản trị tòa nhà sau khi từ nhiệm, từ chức; 

Mục lục bài viết

  • 1. Hội nghị nhà chung cư là gì ?
  • 2. Hội nghị chung cư lần đầu được tổ chức như thế nào ?
  • 3. Hội nghị nhà chung cư bất thường
  • 4. Hội nghị nhà chung cư thường niên
  • 5 Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư

1. Hội nghị nhà chung cư là gì ?

- Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì hội nghị nhà chung cư là hội nghị của đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư.

- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì hội nghị nhà chung cư là hội nghị của đại diện các chủ sở hữu căn hộ hoặc người đang sử dụng nếu chủ sở hữu không tham dự (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư nhưng chưa thanh toán hết tiền cho chủ đầu tư, trừ trường hợp thuộc diện chấm dứt hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ).

- Hội nghị nhà chung cưlà cuộc họp của chủ sở hữu và người sử dụng tòa nhà chung cư. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có thể cử đại diện hoặc uỷ quyền cho người khác tham dự cuộc họp.

– Đối với nhà khu tập thể chung cư có một chủ sở hữu thì là cuộc họp của đại diện chủ sở hữu và người sử dụng tòa nhà chung cư.

– Đối với tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì là hội nghị của đại diện các chủ sở hữu căn hộ hoặc người đang sử dụng nếu chủ sở hữu không tham dự (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà tòa nhà chung cư nhưng chưa thanh toán hết tiền cho đơn vị chủ đầu tư, trừ trường hợp thuộc diện chấm dứt hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ).

2. Hội nghị chung cư lần đầu được tổ chức như thế nào ?

Hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định tại Điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:

Điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau:

- Hội nghị của tòa nhà chung cư phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua); trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm này mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao;

- Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua) và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.

Điều kiện về số lượng người tham dự cuộc họp hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau:

- Đối với hội nghị của tòa nhà chung cư thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Trường hợp không đủ số người tham dự quy định tại Điểm này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà chung cư (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức hội nghị nhà chung cư;

- Đối với hội nghị của cụm nhà chung cư thì phải đảm bảo số lượng đã đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này tham dự; trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư, trừ trường hợp tòa nhà trong cụm tổ chức họp hội nghị nhà chung cư riêng theo quy định tại Điểm a Khoản này.

- Chủ đầu tư (nếu là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (nếu là nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung họp, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu có thể tổ chức họp trù bị để chuẩn bị các nội dung cho hội nghị nhà chung cư chính thức. Nội dung chuẩn bị tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu bao gồm các công việc sau đây:

+ Kiểm tra, xác định tư cách đại diện chủ sở hữu căn hộ tham dự hội nghị; trường hợp ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền bao gồm các nội dung sau: Họ, tên và số điện thoại liên hệ (nếu có) của người ủy quyền và người được ủy quyền, địa chỉ căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư của người ủy quyền, các nội dung ủy quyền liên quan đến hội nghị nhà chung cư, quyền và trách nhiệm của các bên ủy quyền và được ủy quyền, văn bản ủy quyền phải có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền;

+ Dự thảo quy chế họp hội nghị nhà chung cư;

+ Dự kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);

+ Dự thảo quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, đề xuất tên gọi của Ban quản trị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Quy chế này, đề xuất danh sách, số lượng thành viên Ban quản trị, dự kiến Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư thuộc diện phải có Ban quản trị); dự kiến kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;

+ Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì cần chuẩn bị thêm các nội dung, bao gồm đề xuất mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, dự thảo kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, đề xuất đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành nhưng chủ đầu tư không có chức năng, năng lực quản lý vận hành hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành và không ủy thác cho đơn vị khác quản lý vận hành; trường hợp nhà chung cư phải có Ban quản trị thì phải đề xuất mô hình hoạt động của Ban quản trị, dự thảo quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;

+ Thông báo giá dịch vụ phải trả phí như bể bơi, phòng tập, sân tennis, khu spa, siêu thị và các dịch vụ khác (nếu có);

+ Các đề xuất khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư cần báo cáo hội nghị nhà chung cư lần đầu.

- Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định các nội dung sau đây:

+ Quy chế họp hội nghị nhà chung cư (bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường);

+ Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, tên gọi của Ban quản trị, số lượng, danh sách thành viên Ban quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư có thành lập Ban quản trị); kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;

+ Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);

+ Các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở quy định của Quy chế này và thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành;

+ Các khoản kinh phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp trong quá trình sử dụng nhà chung cư;

+ Các nội dung khác có liên quan.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng quá thời hạn 12 tháng và đã có đủ 50% số căn hộ được bàn giao theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư và có đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị;

+ Trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

+ Chủ đầu tư chấm dứt hoạt động do bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì kinh phí tổ chức hội nghị này do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ hoặc nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu. Kết quả của hội nghị nhà chung cư lần đầu do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do chủ đầu tư tổ chức.

3. Hội nghị nhà chung cư bất thường

Hội nghị nhà chung cư bất thườngđược quy định tại Điều 14Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:

- Hội nghị nhà chung cư bất thường được tổ chức khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích; trường hợp thay thế Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử người khác đảm nhận mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường;

+ Miễn nhiệm hoặc bãi miễn toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới;

+ Bầu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban, Phó ban do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 26 của Quy chế này hoặc bầu thay thế thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 của Quy chế này;

+ Ban quản trị nhà chung cư đề nghị thay thế đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

+ Các trường hợp khác khi có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

- Điều kiện về số lượng người tham dự hội nghị tòa nhà chung cư bất thường được quy định như sau:

+ Trường hợp họp hội nghị nhà chung cư để quyết định một trong các vấn đề quy định tại các Điểm a, b, c hoặc d Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự;

+ Trường hợp họp hội nghị nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư bất thường tham dự.

- Điều kiện về số lượng người tham dự hội nghị cụm nhà chung cư bất thường được quy định như sau:

+ Trường hợp họp hội nghị cụm nhà chung cư để bầu Trưởng ban hoặc bầu mới toàn bộ Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc quyết định nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư tham dự.

Trong trường hợp tại mỗi một tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng mà có tòa nhà đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành của tòa nhà thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự và chỉ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để quyết định;

+ Trường hợp bầu thay thế Phó ban quản trị hoặc các thành viên Ban quản trị là đại diện của tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì chỉ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để bầu thành viên khác thay thế; hội nghị của tòa nhà được tổ chức họp để bầu người thay thế khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự;

+ Trường hợp tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị cụm nhà chung cư bất thường tham dự.

- Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

-Ủy ban nhân dân cấp phườngcó trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường để quyết định một trong các nội dung quy định tại các Điểm a, b hoặc c Khoản 1 Điều này khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Ban quản trị nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường nhưng không có đủ số người tham dự theo quy định tại Điểm a Khoản 2 hoặc Điểm a Khoản 3 Điều này và có văn bản đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư;

+ Có đơn của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để quyết định một trong các nội dung quy định tại các Điểm a, b hoặc c Khoản 1 Điều này nhưng Ban quản trị nhà chung cư không tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường.

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban quản trị hoặc nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ quy định tại Khoản 5 Điều này,Ủy ban nhân dân cấp phườngcó trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường. Kết quả của hội nghị nhà chung cư bất thường doỦy ban nhân dân cấp phườngtổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do Ban quản trị nhà chung cư tổ chức quy định tại Điều này.

4. Hội nghị nhà chung cư thường niên

Hội nghị nhà chung cư thường niên được quy định tại Điều 15Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:

- Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức mỗi năm một lần khi có tối thiểu 30% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự hoặc có số lượng ít hơn do các chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất. Hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư thường niên có các nội dung sau đây:

+ Nghe báo cáo kết quả hoạt động của Ban quản trị và thông qua các khoản thu, chi hàng năm của Ban quản trị nhà chung cư;

+ Xem xét, thông qua quyết toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trong năm và thông qua kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của năm sau;

+ Nghe báo cáo tình hình quản lý vận hành nhà chung cư;

+ Quyết định các nội dung khác theo quy định tại Điều 102 của Luật Nhà ở (nếu có).

- Đối với hội nghị thường niên của tòa nhà chung cư mà kết hợp quyết định một trong các vấn đề sau đây thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự:

+ Bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích; trường hợp thay thế Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử người khác đảm nhận mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư;

+ Miễn nhiệm hoặc bãi miễn toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới;

+ Bầu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban, Phó ban do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 26 của Quy chế này hoặc bầu thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 của Quy chế này.

- Đối với hội nghị cụm nhà chung cư thường niên mà kết hợp quyết định bầu Trưởng ban quản trị hoặc quyết định các vấn đề quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều 14 của Quy chế này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư đó tham dự.

- Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Ban quản trị có thể tổ chức họp trù bị để chuẩn bị các nội dung cho cuộc họp hội nghị chính thức.

- Trong trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì Ban quản trị nhà chung cư có văn bản đề nghịỦy ban nhân dân cấp phườngtổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 14 của Quy chế này.

- Trường hợp qua giám sát, thảo luận tại hội nghị nhà chung cư mà chủ sở hữu nhà chung cư phát hiện hành vi vi phạm về tài chính của Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm, hội nghị nhà chung cư có thể quyết định bãi miễn một, một số hoặc toàn bộ thành viên Ban quản trị nhà chung cư và bầu thay thế các thành viên khác theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 và Khoản 5 Điều này; nếu người có hành vi vi phạm thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hội nghị nhà chung cư thông qua quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần thiết, hội nghị nhà chung cư quyết định lập tổ kiểm tra hoặc thuê đơn vị có chuyên môn để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thuê đơn vị chuyên môn thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để thanh toán chi phí cho đơn vị này theo thỏa thuận.

5 Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư

- Đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp phường nơi có nhà chung cư tham dự.

- Đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư được quy định như sau:

+ Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp phường;

+ Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường và hội nghị nhà chung cư thường niên thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư), đại diện đơn vị quản lý vận hành (nếu nhà chung cư phải thuê đơn vị quản lý vận hành) và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp phường.

- Quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo đơn vị căn hộ và được quy định như sau:

+ Mỗi căn hộ trong nhà chung cư tương ứng với một phiếu biểu quyết;

+ Đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là căn hộ thì mỗi phần diện tích sàn xây dựng tương đương với diện tích sàn xây dựng của căn hộ lớn nhất theo thiết kế được phê duyệt tại nhà chung cư đó có một phiếu biểu quyết.

- Mọi quyết định của hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu; nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các thành viên chủ trì và thư ký cuộc họp hội nghị nhà chung cư.

(MK LAW FIRM:Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!