Đơn vị dự toán cấp 2 là gì năm 2024

Đơn vị dự toán là gì? Thế nào là đơn vị dự toán cấp I, II, III? Quy định của Luật ngân sách về các đơn vị dự toán cấp I, II, III? Khái niệm, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị dự toán ngân sách theo Luật ngân sách.

Việc phân cấp các đơn vị dự toán luôn là một vấn đề khá khó khăn trong việc xác định tại các cấp đơn vị hành chính. Thế nào là đơn vị dự toán cấp I? Thế nào là đơn vị dự toán cấp II và III? Bài viết sẽ đưa ra một số quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Ngân sách nhà nước 2015.

-Thông tư 342/2016/TT-BTC Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết th hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước 2015.

– Thông tư 185/2015/TT-BTC Thông tư hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.

– Thông tư 99/2018/TT-BTC Thông tư hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị dự toán cấp trên.

– Quyết định số 1704/QĐ-TTg Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Đơn vị dự toán là tổ chức được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động theo năm ngân sách, được trao quyền phân phối, sử dụng các khoản tiền do ngân sách nhà nước cấp phát theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước 2015.

Đơn vị dự toán ngân sách được quy định tại khoản 10, Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.

2. Căn cứ xác định phân loại các đơn vị dự toán:

Đơn vị dự toán ngân sách được quy định tại khoản 10, Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách. Đồng thời tại khoản 9 điều này cũng nêu rõ đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách. Khoản 2, Điều 3 Thông tư 185/2015/TT-BTC cũng quy định về đơn vị dự toán ngân sách như trên.

Đơn vị dự toán cấp I gồm: Các Bộ, ngành và các tổ chức tương đương tại trung ương; Các sở, ban ngành và các đơn vị tương đương thuộc cấp tỉnh; Các đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện thuộc đối tượng phải lập và nộp báo cáo tài chính tổng hợp cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định. (điểm a, khoản 1, Điều 5 Thông tư 99/2018/TT-BTC). Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới trong trường hợp có ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi của mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện sau khi được Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách (khoản 1, Điều 49 Luật ngân sách nhà nước 2015).

Khi xét duyệt thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước, đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán ngân sách (gồm đơn vị mình và đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc), gửi cơ quan tài chính cùng cấp (khoản 2, Điều 27 Thông tư 342/2016/TT-BTC). Ngoài ra, trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp I cũng được quy định rõ tại Điều 5 Thông tư 99/2018/TT-BTC như sau:

Tiếp nhận báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo bổ sung thông tin tài chính từ các đơn vị kế toán trực thuộc, chịu trách nhiệm kiểm soát đối với báo cáo đã nhận của các đơn vị kế toán trực thuộc.

– Lập Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính theo quy định của Thông tư này. Đối chiếu chỉ tiêu số liệu trên các báo cáo đã lập đảm bảo chính xác, khớp đúng.

Trường hợp đơn vị dự toán cấp I không có đơn vị kế toán trực thuộc, đã lập báo cáo tài chính riêng theo quy định chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp phải lập Báo cáo bổ sung thông tin tài chính theo quy định của Thông tư này.

– Gửi báo cáo cho KBNN đồng cấp để phục vụ cho lập Báo cáo tài chính nhà nước (đối với đơn vị thuộc cấp trung ương và cấp tỉnh) hoặc lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện (đối với đơn vị thuộc cấp huyện).

Đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan tài chính đồng cấp phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu quyết toán theo quy định.

Đơn vị dự toán cấp 1 chịu trách nhiệm quyết định việc giao nhiệm vụ cho đơn vị kế toán trung gian cấp dưới lập báo cáo tài chính tổng hợp, cụ thể như sau:

– Đơn vị dự toán cấp I tại trung ương có thể quyết định tổ chức một hay nhiều cấp đơn vị kế toán trung gian lập báo cáo tài chính tổng hợp. Đơn vị dự toán cấp 1 tại địa phương (tỉnh, huyện) chỉ tổ chức tối đa một cấp đơn vị kế toán trung gian lập báo cáo tài chính tổng hợp.

– Việc giao nhiệm vụ cho đơn vị kế toán trung gian cấp dưới lập báo cáo tài chính tổng hợp phải phù hợp với mô hình tổ chức, yêu cầu quản lý của đơn vị và các quy định hiện hành. Đơn vị kế toán trung gian cũng đồng thời là đơn vị dự toán cấp trên trong trường hợp đơn vị kế toán trung gian được đơn vị dự toán cấp 1 giao dự toán NSNN và chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách cho đơn vị cấp dưới.

Việc xác định đơn vị trung gian để giao nhiệm vụ lập báo cáo tài chính tổng hợp hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 04 “Xác định đơn vị kế toán trung gian lập báo cáo tài chính tổng hợp”.

Đơn vị dự toán cấp I quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo bổ sung thông tin tài chính của các đơn vị kế toán cấp dưới để đảm bảo thời gian tổng hợp và nộp báo cáo cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định.

Như vậy, đối với đơn vị dự toán cấp I pháp luật quy định cụ thể về khái niệm, quyền và trách nhiệm cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Còn đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.

Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.

Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.

Pháp luật không có quy định cụ thể thế nào đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III mà chỉ có quy định về đơn vị kế toán trung gian. Đơn vị kế toán trung gian là đơn vị kế toán cấp trên được đơn vị dự toán cấp 1 giao nhiệm vụ lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định của thông tư 99/2018/TT-BTC (Điều 5). Các cấp đơn vị trung gian theo quy định của Thông tư 99/2018/TT-BTC bao gồm:

“Đơn vị kế toán trung gian 1 là đơn vị kế toán cấp trên, trực thuộc trực tiếp đơn vị dự toán cấp 1, trong đơn vị kế toán trung gian 1 có thể bao gồm các đơn vị kế toán trung gian 2 và đơn vị kế toán cơ sở cấp dưới trực thuộc trực tiếp.

– Đơn vị kế toán trung gian 2 là đơn vị kế toán cấp trên, trực thuộc trực tiếp đơn vị kế toán trung gian 1, trong đơn vị kế toán trung gian 2 gồm các đơn vị kế toán cơ sở cấp dưới trực tiếp.

Trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 tổ chức nhiều hơn 2 cấp đơn vị kế toán trung gian thì các đơn vị vận dụng việc tổng hợp số liệu theo nguyên tắc và phương pháp tổng hợp tại Thông tư này.”

Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 được quy định tại Quyết định số 1704/QĐ-TTg.

Khoản 11, Điều 2 có quy định rõ:

“11. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

  1. Căn cứ vào tình hình thực tế, quyết định việc tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương đảm bảo mục tiêu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định hiện hành để thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý, các dự án do Trung ương hỗ trợ trên địa bàn (nếu có).

…..

  1. Sử dụng kinh phí bổ sung; có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương từ nguồn phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện quản lý, bảo trì đường bộ thuộc trách nhiệm địa phương theo phân cấp.

…..

  1. Chủ động sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương (nếu có) và nguồn ngân sách địa phương phải đảm bảo theo quy định để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Kết thúc năm, địa phương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài chính tổng hợp, xử lý các trường hợp thừa/thiếu so với dự toán theo quy định về bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn đến năm 2020.”

3. Tư vấn về các loại đơn vị dự toán cấp 1, 2, 3:

Tóm tắt câu hỏi:

Em xin chào anh/chị. Anh/chị cho em xin hỏi trong Luật ngân sách có ghi: Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách. Em chưa hiểu rõ về Uỷ ban nhân dân giao dự toán: đối với UBND cấp tỉnh thì đơn vị nào được giao dự toán đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị nào thuộc cấp 2, cấp 3; đối với UBND cấp huyện thì đơn vị nào được giao dự toán, đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị nào thuôc cấp 2, cấp 3; đối với UBND cấp xã thì đơn vị nào được giao dự toán đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị nào thuộc cấp 2, cấp 3. Xin anh/chị giúp em ví dụ cụ thể. Em xin cám ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định về đơn vị dự toán cấp I, tuy nhiên đơn vị nào là đơn vị dự toán cấp II, đơn vị nào là đơn vị dự toán cấp III thì k có quy định cụ thể. Đơn vị dự toán căn cứ vào quyết định giao dự toán ngân sách hàng năm và ở từng địa phương cụ thể.

Ví dụ: Đơn vị dự đoán cấp I ở tỉnh như: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở y tế, Sở giáo dục và đào tạo…