Gian lận thi cử ở hà giang như thế nào năm 2024

VOV.VN - Người ta muốn biết, người đứng đầu đã nêu cao tinh thần “tự phê bình”, tinh thần “nêu gương” như thế nào?

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa thông báo danh sách các đảng viên bị kỷ luật có liên quan đến tiêu cực trong kỳ thi Quốc gia năm 2018. Trong số hơn 150 đảng viên bị kỷ luật có em gái ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí Thư Tỉnh ủy và hiện là Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Em gái ông Vinh đã nhờ người khác tác động để cháu ruột được nâng điểm thi, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Cháu ruột chính là con gái ông Triệu Tài Vinh. Nhiều người tin rằng, trong phi vụ nâng điểm này, có lẽ ông Vinh đứng từ xa thật, và có lẽ, cũng chẳng cần dùng đến tiền.

Gian lận thi cử ở hà giang như thế nào năm 2024

Gian lận thi cử: Sao dư luận chỉ chĩa búa rìu vào một người?Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ

Lâu nay, các quan chức, bằng sự ảnh hưởng của mình, bằng “quyền và thế” của mình, họ được phục vụ rất nhiều thứ mà không cần dùng đến tiền. Nhà đất của họ được doanh nghiệp “tạo điều kiện” để mua giá rẻ, có thể đứng tên mình hoặc vợ con. Công việc, học hành của con em mình, của họ hàng mình được “ngầm” ưu tiên vào những vị trí, những ngôi trường “thơm tho”. Thậm chí, con em họ muốn đi du học, sẽ có “ nhà tài trợ” lo liệu.

Có những thứ phải bỏ tiền ra mua nhưng với quan chức, nhiều khi, họ không cần phải bỏ tiền mà vẫn mua được. Đổi lại, đối tác phải được gì.

Cũng bởi vậy, việc con ông Bí thư (tại thời điểm 2018) bỗng dưng “được nâng điểm” cũng không phải chuyện lạ. Chỉ cần đánh tiếng từ xa qua cô em gái, thế là cấp dưới sẽ biết “trách nhiệm” của mình là gì. Nghiễm nhiên “cháu nó” có “điểm đẹp”, vào một trường Đại học danh giá và khi ra trường, đương nhiên, “người tài” phải được địa phương trải thảm đỏ, ưu tiên những vị trí tốt.

Công thức này phổ biến ở nhiều địa phương. Làm một vài năm rồi tính chuyện “nâng cao trình độ” bằng cách gửi đi học tập ở nước nọ, nước kia bằng tiền ngân sách. Rồi họ quay trở lại địa phương công tác, vừa có trình độ, vừa có ngoại ngữ. Không phải nhân dân không biết, không phải dư luận không hay. Nhưng họ biết vậy thôi, biết để mà buồn.

Vài năm trước, khi trả lời phỏng vấn phóng viên VOV về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, người đứng đầu tỉnh Hà Giang khi đó còn rất trẻ. Ông từng nói: “Cán bộ tốt thì lo gì dư luận xấu”. Rất nhiều thính giả, độc giả đồng tình và cảm kích vì sự tự tin, bản lĩnh của vị cán bộ.

Nhưng rồi, thời gian trôi qua, kỳ vọng lại không tỷ lệ thuận với thực tế. Tỉnh địa đầu Tổ quốc được dư luận nhắc đến với những lùm xùm về tình trạng “cả họ làm quan” hay ông Bí thư bị “gắp điểm bỏ tay người”. Chẳng biết ông ấy “oan mức độ nào” nhưng cái cách ông ấy trả lời báo chí và công luận thì thấy, ứng xử của người đứng đầu như vậy là không ổn khi ông ấy nói rằng “phần tôi thì dư luận phán xét xong rồi”, rằng ông ấy "phải đối mặt với thực tế và vượt qua nó”…

Chẳng cần soi chiếu đâu xa, cứ dựa vào những quy định gần đây của Đảng thì thấy, nó na ná thậm chí giống hệt những thứ mà lẽ ra đảng viên không được làm, nhất là cán bộ có quyền, có chức. Chẳng hạn, trong 27 biểu hiện suy thoái, có biểu hiện “trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật”.

Hay Quy định nêu gương ban hành ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương nói rõ: Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Quy định nêu gương cũng không chấp nhận việc để vợ (chồng), bố mẹ, con, anh chị lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Trong trường hợp này, cô em gái ông Triệu Tài Vinh đã lợi dụng quyền của anh mình để mang lại “lợi lộc” cho “vợ chồng anh chị” – Quả thật, đó là điều đáng tiếc.

Lần lượt các vụ gian lận thi cử ở Sơn La, Hà Giang được đưa ra xét xử. Lần lượt các cán bộ tham gia vào đường dây “nâng điểm” ở 3 tỉnh miền núi bị xử lý kỷ luật, bị truy tố và chắc chắn, vụ gian lận điểm thi đặc biệt nghiêm trọng này không chỉ dừng lại ở đó.

Nhưng sao, trong số hàng trăm cán bộ vi phạm bị kỷ luật, bị truy tố, người ta lại chĩa "búa rìu" dư luận vào một vài người, mà cụ thể là những người họ hàng liên quan nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh?. Xin thưa, cũng chẳng có gì khó hiểu cả khi người ra muốn biết, người đứng đầu đã nêu cao tinh thần “tự phê bình”, tinh thần “nêu gương” như thế nào. Và người ta cũng muốn biết, các cơ quan chức năng xử lý cán bộ ra sao để “làm gương” cho người khác, để dư luận có niềm tin vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước./.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc gian lận thi cử ở Hà Giang có thể được thực hiện một cách tinh vi, có tổ chức, bằng cách lách các “kẽ hở” trong quy chế thi THPT quốc gia.

Gian lận thi cử ở hà giang như thế nào năm 2024
Thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ quan điểm về vụ việc ở Hà Giang.

Can thiệp vào bài thi bằng công nghệ cao?

Sau 3 ngày làm việc căng thẳng, tích cực rà soát, thức xuyên đêm để chấm lại bài thi của thí sinh, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chính thức khẳng định, những bất thường trong điểm thi của Hà Giang là do sai phạm trong khâu chấm thi.

Ai đã làm việc này, chỉ một cá nhân hay có cả đường dây, đến nay Bộ GDĐT chưa xác nhận cụ thể. Tuy nhiên, theo phân tích của một số chuyên gia, nếu chỉ một cá nhân, sẽ rất khó để gây nên một vụ việc rúng động dư luận xã hội như vậy.

Gian lận thi cử ở hà giang như thế nào năm 2024
Ngay trong đêm 17.7, ông Mai Văn Trinh (đại diện Bộ GD ĐT) đã thông tin tới báo chí kết quả bước đầu về những bất thường trong điểm thi THPT quốc gia của Hà Giang.

Theo một nguồn tin của Lao Động, việc can thiệp vào bài thi của thí sinh ở Hà Giang đã được thực hiện một cách tinh vi, có áp dụng công nghệ cao.

Cụ thể, ngày 29.6, Hà Giang bắt đầu quét bài thi trắc nghiệm gốc thành dữ liệu điện tử, rồi lưu ra đĩa CD gửi về Bộ GDĐT. Dữ liệu sao này vừa dùng để gửi về Bộ lưu, kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết, vừa dùng để chạy phần mềm chấm thi.

Tuy nhiên, trước khi dữ liệu được gửi về Bộ, bài thi của thí sinh đã bị can thiệp bằng cách sửa trên file tài liệu. Sau đó dùng file bài thi đã bị sửa này đưa vào phần mềm chấm thi. Nhờ việc này mà điểm thi của thí sinh có thể cao chót vót. Chỉ cần người biết thủ thuật và am hiểu máy móc chấm thi trắc nghiệm là có thể dễ dàng “lách” quy chế để “hô biến” điểm của thí sinh theo mong muốn.

Đừng để điều “bất thường” trở thành “bình thường"

Đây là giả thiết thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đưa ra khi đánh giá về vụ việc nghiêm trọng ở Hà Giang.

"Vụ việc ở Hà Giang làm dư luận xã hội buộc phải nhớ đến “vụ đồi Ngô” của Bắc Giang hơn 10 năm trước và chủ trương “Hai không” (Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục). Căn bệnh đó đã “di căn” và tái phát.

Tôi cho rằng, sẽ là quá sớm khi đưa những nhận định, đánh giá đầy đủ và toàn diện về vụ việc này. Nhưng, với những thông tin sơ bộ được phát ra lúc nửa đêm từ Cục trưởng Cục quản lý chất lượng giáo dục – Bộ GDĐT cũng đủ để gây chấn động dư luận.

Rồi sẽ có nhiều cách giải thích của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của tỉnh Hà Giang, nhưng sai phạm đó là trầm trọng" - thầy Trần Trung Hiếu chia sẻ.

Cũng theo thầy Hiếu, quy trình chấm thi trắc nghiệm hiện nay rất nghiêm ngặt và chặt chẽ với nhiều công đoạn, có sự thực thi và giám sát của nhiều người, kể cả cơ quan công an. Vậy mà sai phạm vẫn xảy ra.

"Tôi cho rằng một cá nhân không thể can thiệp để tạo nên sự thay đổi kết quả. Đó là sự cố tình sai phạm và là sự sai phạm có tổ chức. Dù chưa có thông báo chính xác và cụ thể danh sách những thí sinh có sự thay đổi kết quả điểm số so với thực lực mà dư luận nghi vấn, nhưng mong cơ quan chức năng có câu trả lời rõ cho dư luận, trường hợp thí sinh đó có con em của cán bộ, quan chức địa phương không, mục đích can thiệp để nâng điểm thi là gì?" - thầy Trần Trung Hiếu chia sẻ.

Ngoài ra, thầy Hiếu cho rằng Bộ GDĐT và các cơ quan chức năng cần rà soát lại tất cả các điểm thi ở các địa phương, xem liệu có còn một “Hà Giang” nữa hay không?

Qua sự việc Hà Giang, thầy Hiếu cũng đưa ra nhiều kiến nghị:

"Đến thời điểm này, Bộ GDĐT cần có một đánh giá trung thực và khách quan về kỳ thi THPT quốc gia sau 2 năm thay đổi từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm. Ưu điểm thì người ta đã nói nhiều, khen nhiều. Còn những khuyết điểm và sự bất cập của hình thức thi trắc nghiệm này đã có cơ hội “phô diễn”.

Diễn biến của “vụ Hà Giang” có thể sẽ còn thêm nhiều tình tiết phức tạp nhưng cần được sáng tỏ để lấy lại sự công bằng cho các thí sinh.

Tôi ghi nhận sự chỉ đạo kịp thời của Bộ GDĐT và mong Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Hà Giang nhanh chóng minh bạch những sai phạm để xử lý một cách sòng phẳng “lợi ích nhóm” của một nhóm người trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Đừng để điều “bất thường” trở thành “bình thường”.