Giáo trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục. Học sinh Tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ xúc động như K.A.U Sinxki có nói: “ Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong đó chỉ thông qua công cụ này”. Vì thế việc phát triển Tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt có thể nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta, là những người đã và đang hoạt động trong ngành nhà giáo. Vậy nên Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà môn Tiếng Việt còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng xúc cảm trước cái đẹp, trước buồn – vui – yêu – ghét của con người. Cảm thụ văn học, chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ hay trong cả một từ ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ.Để học sinh có được các kĩ năng trên thông qua các giờ Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn thì chưa đủ mà học sinh cần được bồi dưỡng về cảm thụ văn trong các giờ tập đọc và trong các buổi ngoại khoá. Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ.và mới thấy được nét đẹp của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.

1.2. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính chất tổng hợp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yấu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức ( thông hiểu được những nội dung mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay ( mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Ngoài nhiệm vụ dạy học phân môn này còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn), kiến thức bước đầu về văn hóa, đời sống và giáo dục thẩm mỹ. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn hóa đáng kể cho trẻ. Cũng thông qua các bài văn học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Từ đó sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến l¬ược phát triển con ngư¬ời. Như vậy, Tập đọc là một phân môn có vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, vì phân môn Tập đọc cung cấp và giới thiệu cho học sinh số lượng văn bản nhiều nhất, gồm nhiều thể loại. Đồng thời, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cũng bao gồm những công việc có liên quan mật thiết đến nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, đó là: đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

The 2018 General Education Curriculum identifies the Literary competency as one of the key competencies to achieve by high school students, with literary appreciation competency as a component competency. However, the concept for this competency still remains unclear, nor is the competency described based on competency standards/assessment standards, but only some indicators of expected outcomes. This article introduces a number of definitions and perspectives on literary appreciation competency, as well as some suggestions for adaptation. The definitions introduced in this article can be used as a reference and basis for developing the structure, concept as well as assessment methods of the competency of Literary Appreciation, meeting the competency-based approach of the 2018 General Education Curriculum.

Tài liệu tham khảo

Abida, F. I. N. (2016). Critical Thinking Skills to Literary Works: A Method of Teaching Language through Literature. Journal of English Educators Society, 1(1). https://doi.org/10.21070/jees.v1i1.148

Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bushman, J. H., & Haas, K. P. (2001). Using Young Adult Literature in the English Classroom. Merrill/Prentice Hall.

Cooper, C. (1971). Measuring Appreciation of Literature: A Review of Attempts. Research in the Teaching of English, 5(1), 5-23.

Culler, J. (1975). Structuralist Poetics. Routledge.

Dương Thị Hương (2009). Giáo trình cảm thụ văn học: Hệ đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học. NXB Đại học Sư phạm.

Early, M. (1960). Stages of Growth in Literary Appreciation. The English Journal, 49(3), 161-167.

Fakoya, A., & Ogunpitan, S. (2001). The English compendium 3 & 4. Lagos: Department of English, Lagos State University.

Fox, C. (1938). The method of testing literary appreciation. British Journal of Psychology, 29, 1-11.

Ghabanchi, Z., & Doost, H. A. (2011). The Relationship Between Emotional Intelligence and Literary Appreciation. Journal of International Education Research, 8(1), 41-48. https://doi.org/10.19030/jier.v8i1.6694

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007). Từ điển thuật ngữ Văn học. NXB Giáo dục.

Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (1999). Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Magulod, G. (2018). Innovative Learning Tasks in Enhancing the Literary Appreciation Skills of Students. SAGE Open, 8(4). https://doi.org/10.1177/2158244018820382

Nilsen, A., & Donnellson, K. L. (2009). Understanding the stages of literary appreciation. In Nilsen, A., Donellson, K. L. (Eds.), Literature for today’s young adult (8th ed., pp. 10-16). Boston, MA: Shirley Santiago.

Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình (2004). Tìm hiểu vẻ đẹp bài thơ tiểu học. NXB Giáo dục.

Nguyễn Viết Chữ (2009). Phương pháp dạy học tác phẩm văn học theo loại thể. NXB Đại học Sư phạm.

Pooley, R. C. (1935). Measuring the appreciation of literature. The English Journal, 24(8), 627-633.

Phạm Minh Diệu, Hoàng Thị Mai, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Đình Mai (2007). Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh tiểu học: Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học. NXB Giáo dục.

Phan Trọng Luận (1983). Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học. NXB Đại học Sư phạm.

Spiro, J. (1991). Assessing Literature: Four Papers. In Christopher Brumfit, Assessment in Literature. Macmillan Publishers Limited, pp. 16-83.

Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh (2011). Cảm thụ Văn tiểu học 4. NXB Dân trí.

Trần Mạnh Hưởng (2003). Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học. NXB Giáo dục.

Cách trích dẫn

Vũ , T. A. (2023). Năng lực cảm thụ văn học: vấn đề khái niệm và phương thức đánh giá. Tạp Chí Giáo dục, 22(23), 5–10. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/599