Giới thiệu ngành Tài chính ngân hàng

Ngành Tài chính – Ngân hàng tại HUFLIT: Lựa chọn đúng đắn dành cho bạn Thực hiện sứ mệnh kiến tạo tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường tài chính Việt Nam, ngành Tài chính – Ngân hàng của HUFLIT đã không ngừng tạo dựng được niềm tin vững chắc từ quý phụ huynh, sinh viên, và hơn hết là sự công nhận và kỳ vọng đặc biệt của các định chế tài chính nói riêng và nhà tuyển dụng ở các tập đoàn, cơ quan, công ty đối với mảng tài chính nói chung. Sự thành công của Ngành Tài chính - Ngân hàng, HUFLIT được minh chứng rõ ràng nhất ở mức độ ưu ái của các nhà tuyển dụng khi có trên 94% cử nhân có việc làm trong vòng 1 năm từ khi tốt nghiệp, và trên 64% có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đây là niềm tự hào của Khoa Kinh tế - Tài chính của HUFLIT, khi chất lượng không chỉ dừng ở tri thức, mà còn ở khả năng ứng dụng vào thực tiễn của người học để tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với thị trường lao động.

Quyết định lựa chọn Ngành Tài chính - Ngân hàng tại HUFLIT, sinh viên có những thế mạnh cạnh tranh đặc biệt.

1. Học chỉ 01 nghề nhưng có thể lựa chọn việc làm ở nhiều ngành nghề

Vì sao cử nhân Tài chính – Ngân hàng tốt nghiệp từ Huflit lại có nhiều cơ hội việc làm? Thực hiện phương châm đào tạo “Vững về kiến thức, giỏi về thực hành” của HUFLIT, ngành Tài chính – Ngân hàng chú trọng vào đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, với phương pháp đào tạo là kết hợp giữa lý thuyết và trải nghiệm thực tế. Đội ngũ giảng viên của Khoa Kinh tế - Tài chính nói chung và Ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng là những người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn trên nhiều lĩnh vực, luôn nỗ lực mang lại kiến thức thực - giá trị thực cho sinh viên. Nhờ vào thế mạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng từ HUFLIT không chỉ có khả năng làm việc tại các vị trí gói gọn trong chuyên môn tài chính doanh nghiệp hay ngân hàng, mà còn có đủ năng lực và kỹ năng để lựa chọn sự nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác như thuế, bảo hiểm, bất động sản, thẩm định giá, kế toán, kiểm toán... Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng có thể làm việc tại các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản; các đơn vị hành chính, sự nghiệp; công ty thẩm định giá, công ty kiểm toán, công ty tư vấn thuế…

2. Chương trình đào tạo luôn dẫn đầu xu hướng thị trường và mang tính hội nhập cao

Khoa Kinh tế - Tài chính đã và đang cung cấp chương trình đào tạo trình độ đại học thiết kế theo hệ tín chỉ, dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, có tham khảo các chương trình của các trường đại học Mỹ, Anh, Úc, Malaysia và Singapore (California, Texas, Michigan, London, Cambridge, New South Wale, Sidney, Help, NUS) Trong đó, là một trong số các ngành trọng điểm của Khoa, ngành Tài chính – Ngân hàng luôn được liên tục cập nhật chương trình đào tạo thường xuyên, đảm bảo sinh viên luôn ở vị thế tiên phong tiếp cận xu hướng giải pháp tài chính toàn cầu, song song với việc trau dồi kiến thức và cải tiến nghiệp vụ mới. Ngoài ra, Khoa đang tập trung nguồn lực để phát triển 2 chương trình đào tạo mới: Công nghệ tài chính (FinTech) và Kiểm toán để bắt kịp xu hướng cách mạng 4.0, đáp ứng yêu cầu nhân lực công nghệ cao của nền kinh tế hiện đại và tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người học trong thời kỳ mới.

3. Kỹ năng tin học và khả năng sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn: Điểm nổi bật của sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, HUFLIT

HUFLIT nhìn nhận kỹ năng tin học và ngoại ngữ là rào cản chung của sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên châu Á nói chung, đây không chỉ là rào cản trong quá trình học tập, nghiên cứu mà còn là hạn chế to lớn trong quá trình làm việc thực tế sau này. Với thế mạnh về Ngoại ngữ và Tin học, đến với Ngành Tài chính - Ngân hàng tại HUFLIT, sinh viên sẽ được củng cố vốn tiếng Anh và tăng dần mức độ sử dụng tiếng Anh trong các môn chuyên ngành, để sau 3,5 năm, sinh viên sẽ hoàn toàn tự tin học tập, cập nhật kiến thức với các tài liệu tiếng Anh. Khả năng ứng dụng tin học cũng là nét nổi bật của sinh viên Tài chính – Ngân hàng. Sinh viên được học một số môn chuyên ngành đòi hỏi hỗ trợ của công nghệ thông tin như: Mô hình tài chính, trực quan hóa dữ liệu, định giá tài sản... tại hệ thống phòng máy hiện đại, nên sẽ nhanh chóng đạt mức độ thành thạo trong việc ứng dụng tin học trong xử lý dữ liệu; Đây cũng là “điểm cộng” của sinh viên Tài chính - Ngân hàng HUFLIT khi ứng tuyển vào các tổ chức. Với khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, khả năng sử dụng tiếng Anh trong cả giao tiếp và chuyên môn, cử nhân Tài chính – Ngân hàng của HUFLIT hoàn toàn có thế mạnh trên thị trường lao động và nhận được sự ưu ái của các nhà tuyển dụng. 

4. Môi trường học tập hiện đại, thân thiện và nhân văn

Đội ngũ giảng viên, chuyên viên Khoa Kinh tế - Tài chính nói chung và ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng luôn tâm niệm, chỉ khi tạo dựng được một môi trường giáo dục năng động, thoải mái, chân tình thì chốn giảng đường mới thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai và chỉ khi đó mới có thể khơi dậy tinh thần học tập, dám nghĩ dám làm, luôn hòa đồng nhưng dám khác biệt cho sinh viên. “Hãy trở thành bạn tốt của sinh viên” là phương châm làm việc của giảng viên khoa Kinh tế - Tài chính. Chương trình đào tạo chính khóa cùng với nhiều hoạt động ngoại khóa mang tính giải trí lành mạnh, các cuộc thi học thuật, hoạt động “vừa học vừa chơi” của Câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành, Câu lạc bộ Kế toán sẽ giúp sinh viên có cơ hội khai phá và phát huy được năng lực tiềm tàng của bản thân. Nhằm giúp sinh viên có khả năng thích nghi nhanh nhất với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - Tài chính đã và đang có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với khối doanh nghiệp – tập đoàn, các ngân hàng, các định chế tài chính phi ngân hàng…Nhờ đó, Khoa có thể hỗ trợ cho sinh viên trong hoạt động kiến tập, thực tập, đảm bảo được trải nghiệm thực tế môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Các đối tác nói trên cũng là nguồn tham vấn thường xuyên cho Khoa trong việc xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

“Học ngành Kế toán tại HUFLIT, bạn sẽ thấy mình lớn hơn từng ngày, và tự tin bước vào môi trường làm việc hiện đại, năng động và thách thức.”

 

 
Đăng ký ngay

 


Quý phụ huynh và học sinh quan tâm về ngành học có thể liên hệ các kênh tư vấn của HUFLIT để được hỗ trợ: Tuyển sinh HUFLIT 828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM Hotline: 1900 2800 Zalo Tư vấn tuyển sinh: 0965876700 Email: Điện thoại: 028 3863 2052 - máy lẻ 0, 101, 102 Fanpage: Tuyển sinh - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM>

Group Tư vấn tuyển sinh: //www.facebook.com/groups/ThongTinTuyenSinh.Huflit

1. Thông tin chung

1.1

Tên chương trình

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

1.2

Trình độ đào tạo

Đại học chính quy

1.3

Thời gian đào tạo

3.5 - 4 năm

1.4

Tổng số tín chỉ

130 tín chỉ

1.5

Đơn vị quản lý

Khoa Quản lý công nghiệp

2. Mục tiêu tổng quát

2.1

Đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có tính kỷ luật cao, đáp ứng tốt nhu cầu về nhân lực có chất lượng, chuyên nghiệp trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của thị trường lao động. Đồng thời, chương trình đào tạo còn giúp người học có kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp xã hội,… đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu học tập suốt đời.

2.2

Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng là trang bị cho người học đầy đủ kiến thức từ kinh tế học căn bản đến chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực tự chủ và trách nhiệm làm nền tảng vững chắc cho sự thành công trong hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại các ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và tổ chức khác.

3. Mục tiêu cụ thể

3.1

Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội để phục vụ phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân của người học.

3.2

Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng.

3.3

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghiên cứu và tự cập nhật kiến thức theo yêu cầu công việc, có khả năng thích nghi với sự thay đổi và phát triển liên tục của môi trường làm việc.

3.4

Giúp người học phát triển kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ và các phần mềm máy tính để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3.5

Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện môi trường làm việc luôn thay đổi và phát triển, chịu trách nhiệm cá nhân, chịu trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, phổ biến kiến thức thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

3.6

Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng; ý thức phục vụ đất nước và có đạo đức nghề nghiệp.

4. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng

4.1

Về kiến thức

-        Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, pháp luật, tin học, ngoại ngữ để tiếp thu kiến thức, có khả năng tự phân tích, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế và cuộc sống.

-        Vận dụng được các lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô để phân tích, giải thích các hiện tượng kinh tế; ứng dụng được các công cụ phù hợp để tính toán, phân tích định lượng giúp đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính, Tài chính - Ngân hàng.\

-        Có kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm, marketing, quản trị doanh nghiệp và vận dụng các kiến thức này để đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính, Tài chính - Ngân hàng.

-        Vận dụng được các quy định hiện hành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán và kiểm toán.

-        Vận dụng các kiến thức pháp luật, chuẩn mực, quy ước hiện hành ở Việt Nam và quốc tế về tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm, Tài chính - Ngân hàng, quy định hiện hành về thuế, tài chính, hệ thống thông tin tài chính - Tài chính - Ngân hàng trong doanh nghiệp, ngân hàng để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình tác nghiệp và đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động nghề nghiệp phù hợp.

-        Sử dụng tốt các công cụ tin học cơ bản, phần mềm máy tính chuyên dụng trong quá trình thực hành nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, phân tích đầu tư, kế toán, bảo hiểm, khai báo thuế.

-        Có kiến thức về phương pháp, kỹ thuật thu thập, ghi nhận, xử lý và phân tích thông tin phù hợp với các chuẩn mực, quy ước về tài chính, Tài chính - Ngân hàng, thống kê và vận dụng để lập và lưu trữ chứng từ - sổ sách tài chính, Tài chính - Ngân hàng; lập và phân tích báo cáo tài chính, danh mục đầu tư tài chính…; có khả năng tổ chức và thực hiện hoạt động tài chính, Tài chính - Ngân hàng, đầu tư tài chính, các nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức ngân hàng và tổ chức tín dụng… trong quá trình tác nghiệp. 

-        Sử dụng các kiến thức kinh doanh cơ bản, tài chính, Tài chính - Ngân hàng, bảo hiểm để hình thành ý tưởng kinh doanh và xây dựng các dự án khởi nghiệp kinh doanh. 

4.2

Về kỹ năng

-        Có kỹ năng nhận thức, phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tác nghiệp, chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện công tác chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế nói chung và Tài chính - Ngân hàng nói riêng. 

-        Có kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, kinh doanh tiền tệ, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ kinh doanh trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, Tài chính - Ngân hàng, kiểm toán, thuế, chi phí tại các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, các đơn vị nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các chương trình/dự án khác.

-        Có kỹ năng tự đánh giá và đánh giá chất lượng công việc, giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu quả công việc, có kỹ năng hỗ trợ và truyền đạt kiến thức cho người khác trong quá trình tác nghiệp.

-        Có kỹ năng giao tiếp và hợp tác tốt, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy và phản biện vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống.

-        Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm chuyên dụng phục vụ quá trình tác nghiệp.

4.3

Đạo đức nghề nghiệp

-       Có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong môi trường luôn thay đổi và phát triển, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm và các quyết định cá nhân.

-       Có năng lực tổ chức thực hiện công việc, học tập, rèn luyện để phát triển bản thân; có tác phong công nghiệp, làm việc có kế hoạch và khoa học.

-       Có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; Tuân thủ quy định của pháp luật và điều lệ quốc tế về kinh doanh tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

5. Các công việc/vị trí tiềm năng mà cử nhân Tài chính - Ngân hàng có thể đảm nhận

5.1

Chuyên viên Ngân hàng: cử nhân Tài chính - Ngân hàng có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia tác nghiệp tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm với nhiều vị trí có thể đảm nhiệm đa dạng như: chuyên viên ngân hàng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng, chuyên viên tư vấn tài chính - bảo hiểm, nhân sự kiểm toán nội bộ trong ngân hàng và tổ chức tín dụng, kiểm toán viên,...

5.2

Chuyên viên tại các bộ phận tài chính - kế toán: cử nhân Tài chính - Ngân hàng có đủ năng lực tác nghiệp tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế - xã hội. Vị trí việc làm cụ thể: chuyên viên tư vấn tài chính - kế toán, kế toán bán hàng, kế toán sản xuất, kế toán kho, kế toán thuế, kiểm toán viên,…

5.3

Chuyên viên phân tích và tư vấn Tài chính: cử nhân Tài chính - Ngân hàng có đủ năng lực phân tích và tổng hợp báo cáo tài chính, lập kế hoạch về các dự án kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, tham gia tư vấn kế hoạch phân bổ và tài trợ vốn, trợ lý xây dựng kế hoạch hoặc chiến lược kinh doanh, hoặc phụ trách các nhiệm vụ về phân tích, tư vấn đầu tư tại các công ty chứng khoán...

5.4

Giám đốc tài chính (CFO - Chief Finance Officer): Nếu tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ... thì cử nhân Tài chính - Ngân hàng có cơ hội nắm giữ các vị trí quản lý như: Giám đốc tài chính, trưởng phòng tài chính - kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, trưởng nhóm kiểm toán.

5.5

Chuyên viên tại các phòng, ban của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp.

5.6

Tự thành lập doanh nghiệp, quản lý và điều hành doanh nghiệp liên quan Tài chính - Ngân hàng.

Video liên quan

Chủ đề