Hình thức tt trong khai hải quan là gì năm 2024

Khi có lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thì người bán và người mua sẽ thỏa thuận và lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp với cả hai bên để tránh được rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, cần nắm rõ từng loại phương thức thanh toán áp dụng từng lô hàng. Vậy theo quy định thì có bao nhiêu phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan? Thế nào là phương thức thanh toán KC? Tại sao phương thức thanh toán KC lại được doanh nghiệp sử dụng nhiều? Cùng tìm hiểu nhé:

Các loại phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan?

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan được nêu trong mẫu 1, phần 1.43 và mẫu 2 phần 2.38 quy định tờ khai xuất nhập khẩu cần nhập 1 trong 17 phương thức thanh toán sau:

HÌNH THỨC THANH TOÁN

Ý NGHĨA

BIENMAU

(Thanh toán biên mậu)

Thanh toán biên mậu là cách thức thanh toán được sử dụng trong việc mua bán và trao đổi hàng hóa qua biên giới giữa các doanh nghiệp hai nước có chung đường biên giới theo hiệp định về thương mại ở vùng biên giới giữa Chính phủ của hai nước.

DA

(Thanh toán nhờ thu chấp nhận chứng từ)

Sử dụng trong trường hợp nếu mua hàng và trả tiền sau, người nhập khẩu sẽ nhận được một bộ chứng từ khi người xuất khẩu chấp nhận thanh toán hối phiếu đã ký chấp thuận.

CAD

(Thanh toán trả tiền lấy chứng từ)

Khi người xuất khẩu đã giao hàng và xuất trình đầy đủ chứng từ, người nhập khẩu sẽ mở một tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền phí cho người xuất khẩu.

CANTRU

(Thanh toán cấn trừ, bù trừ)

Bù trừ công nợ có nghĩa giữa hai đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua => lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau.

CASH

(Thanh toán tiền mặt)

Người nhập khẩu sẽ dùng tiền mặt để trả cho người xuất khẩu. Phương thức này thường xuyên dùng khi giao dịch qua biên giới.

CHEQUE

(Thanh toán Séc)

Là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Séc được dùng trong thanh toán nội địa cũng như trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, dịch vụ cũng như các chi trả phi mậu dịch khác.

DP

(Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ)

Khi người nhập khẩu thanh toán toàn bộ tiền hàng, ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ để làm thủ tục thông quan lô hàng

GV

(Góp vốn)

Khi doanh nghiệp nhận hàng hóa từ công ty mẹ.

H-D-H

(Thanh toán hàng đổi hàng)

Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu và nhập khẩu dùng hàng hóa để trao đổi với nhau.

H-T-N

(Hàng trả nợ)

Lấy hàng sau đó thanh toán.

HPH

(Hối phiếu)

Đây là lệnh đòi tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai; hay tại một ngày cụ thể có thể xác định trong tương lại, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hay theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

KHONGTT

(Không thanh toán)

Thường được sử dụng trong các tờ khai phi mậu dịch hoặc các tờ khai tạm nhập tái xuất liên quan đến sửa chữa còn bảo hành mà không phải thanh toán chi phí sửa chữa.

LC

(Tín dụng thư)

Được ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu và cam kết với người xuất khẩu về việc thanh toán tiền hàng trong thời gian quy định trong hợp đồng.

LDDT

(Tín dụng thư)

Là hình thức liên doanh để đầu tư

OA

(Mở tài khoản thanh toán)

Người xuất khẩu mở một tài khoản và dùng nó để ghi nợ tiền hàng, dịch vụ cung cấp cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu sẽ thanh toán tiền theo định kỳ phát sinh trong tài khoản.

TTR

(Mở tài khoản thanh toán)

Khi trong thư tín dụng cho phép chuyển tiền TTR, người xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng sau đó nhận thanh toán ngay. Khi đó, ngân hàng sẽ thông báo đòi tiền tới ngân hàng phát hành thư tín dụng LC và được hoàn trả số tiền trong khoảng 3 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng phát hành nhận thông báo

KC

Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT)

Phương thức thanh toán KC trên tờ khai hải quan chỉ các phương thức thanh toán khác, bao gồm cả TT.

Phương thức thanh toán KC là gì?

Phương thức thanh toán KC là trên tờ khai hải quan phương thức thanh toán khác trên tờ khai hải quan (bao gồm thanh toán bằng hình thức TT). Trong đó KC chính là mã phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan điện tử của tờ khai nhập khẩu và tờ khai xuất khẩu

Tại sao phương thức thanh toán KC trên tờ khai hải quan lại được doanh nghiệp sử dụng nhiều?

Do phương thức thanh toán KC sẽ được khai cả ở tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong trường hợp mà đơn vị không sử dụng bất cứ phương thức thanh toán nào trong 15 phương thức nói tại phần trên.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp kết hợp sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau cũng cần khai KC và có ghi chú các phương thức rõ ràng trên tờ khai

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán KC trên tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu?

Phương thức thanh toán KC trên tờ khai hải quan nhập khẩu

Trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời nhập phương thức thanh toán thực tế vào ô “Chi tiết khai trị giá”

Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thì phương thức thanh toán trong tờ khai “Khong TT”

Phương thức thanh toán KC trên tờ khai hải quan xuất khẩu

Trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời khai phương thức thanh toán thực tế vào ô “Phần ghi chú”

DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN

Dịch vụ thủ tục hải quan Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển sẽ hỗ trợ quý khách hàng thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. giúp đơn hàng được xuất, nhập khẩu một cách nhanh chóng, chính xác, tránh mất nhiều thời gian, chi phí. Tìm hiểu thêm tại đây

Hoặc liên hệ Mr Long 090 262 0898 hoặc Email: jack@seadragonlogistics.com để được tư vấn nhé!

Nguồn: Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển.

DANH MỤC CÁC LOÀI THỦY SẢN SỐNG ĐƯỢC PHÉP NHẬP...

Apr 24

Ngày nay, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước ta ngày càng cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản mở rộng quy mô kinh doanh cũng như đa dạng mặt hàng nhập khẩu. Nhiều loài thủy sản được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nhiều...

Xem thêm

DANH SÁCH CÁC LOÀI CÁ SỐNG VÀ CÁ CẢNH ĐƯỢC PHÉP...

Apr 16

Ngày nay, nhu cầu nhập khẩu cá sống và cá cảnh của nước ta ngày càng cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cá sống và cá cảnh mở rộng quy mô kinh doanh cũng như đa dạng mặt hàng nhập khẩu. Nhiều loài cá sống và cá cảnh được nhiều...

Xem thêm

QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÔNG TẨY TRANG

Apr 11

Bông tẩy trang là loại bông được ép thành nhiều miếng nhỏ, có công dụng làm sạch sâu và loại bỏ các cặn bẩn, bã nhờn trên da. Ngày nay, bông tẩy trang đã trở nên gần gũi hơn với rất nhiều chức năng đa dạng như lau mặt, đắp...

Xem thêm

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Mar 29

Quy trình nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy dầu nhờn động cơ đốt trong Bước 2: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu Bước 3: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu, đem hàng về kho Bước...

Xem thêm

HS CODE CỦA MỸ PHẨM NHẬP KHẨU VÀ BIỂU THUẾ MỸ...

Feb 02

Việc xác định đúng mã HS code của mỹ phẩm nhập khẩu là một trong những công việc đầu tiên và quan trọng cần thực hiện khi xuất – nhập khẩu hàng hóa. Từ mã Hs code mới xác định ra được chính sách nhà nước, thuế nhập khẩu, thuế...

Chủ đề