Hoạt động khoa học công nghệ la gì

Tổ chức khoa học và công nghệ là gì? Pháp luật quy định việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Tổ chức khoa học và công nghệ là gì?

Khoản 11 Điều 3 Luật khoa học và công nghệ 2013 (LKH&CN) quy định Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ

Khoản 1 Điều 9 LKH&CN quy định Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

– Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

– Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;

– Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được phân loại như sau:

– Theo thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ gồm các loại sau:

+ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ;

+ Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương theo thẩm quyền;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và điều lệ;

+ Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của mình.

– Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;

– Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.

Điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:

– Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;

– Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệ tổ chức và hoạt động.

Ngoài ra, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân cấp của Chính phủ.

Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.

Việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;

– Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;

– Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.

Tổ chức khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Trên đây là nội dung Tổ chức khoa học và công nghệ là gì? theo quy định hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

1. Tìm hiểu khái niệm khoa học công nghệ là gì?

1.1. Khái niệm khoa học công nghệ là gì? 

Khái niệm khoa học công nghệ theo cách hiểu chung nhất là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống - xã hội, tự nhiên,... từ đó ứng dụng hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại hơn. 

Theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam, những hoạt động khoa học - công nghệ nổi bật là:  hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, hoạt động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển công nghệ, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và nhiều hoạt động khác. Cụ thể:

Nghiên cứu khoa học: phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, các quy luật tự nhiên. Đưa ra các giải pháp ứng dụng các sáng kiến vào đời sống xã hội thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.

Phát triển công nghệ: sáng tạo và hoàn thiện những công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ thường được phát triển theo hình thức triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm.

Dịch vụ khoa học và công nghệ: hoạt động đưa nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn, các hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,  ứng dụng trí thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.

1.2. Khoa học và công nghệ có mối quan hệ như thế nào?

Nội dung của khoa học và công nghệ tuy khác biệt khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết. Khoa học sẽ tác động tới công nghệ, kéo theo sự phát triển của công nghệ. Từ đó chúng có những tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới hoạt động sản xuất của con người. Khoa học và công nghệ hình thành do sự vận dụng tri thức con người sáng tạo nên các công cụ, phương tiện phục vụ sản xuất cũng như các hoạt động khác trong đời sống con người.

Theo dòng lịch sử, mối quan hệ khoa học - công nghệ thể hiện qua những giai đoạn khác nhau như: 

Thế kỷ 17-18: khoa học công nghệ bắt đầu phát triển mạnh. Lúc này công nghệ được nhận định là đi trước khoa học.

Thế kỷ 19: giai đoạn này chứng kiến khoa học công nghệ có sự tiếp cận mới. Công nghệ giúp nghiên cứu khoa học phát triển và ngược lại các phát minh khoa học hiện đại tạo điều kiện để con người nghiên cứu. 

Sang thế kỷ 20: khoa học dẫn dắt công nghệ. Công nghệ đổi mới giúp nghiên cứu khoa học được hoàn thiện và  tiếp tục phát triển.

Đầu thế kỷ 21: khoa học công nghệ song hành với nhau và trở thành nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. 

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Vai trò của khoa học công nghệ trong đời sống con người

2.1. Khoa học công nghệ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Sự ra đời của công nghệ mới kéo theo sự phát triển kinh tế theo chiều sau. Việc tăng trưởng kinh tế này dựa trên hiệu quả sản xuất. Khoa học công nghệ chính là công cụ hữu hiệu giúp chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Phát triển các ngành công nghệ cao với việc sử dụng phần lớn các lao động tri thức. 

2.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khoa học công nghệ phát triển giúp các ngành phát triển nhanh kéo theo phân công xã hội ngày càng đa dạng. Các ngành kinh tế được chia thành những ngành nhỏ với các lĩnh vực kinh tế mới. Điều này dẫn tới sự chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại, tích cực. 

- Tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. 

- Cơ cấu kinh tế từng ngành có sự thay đổi theo hướng mở rộng các ngành công nghệ cao, lượng lao động có trình độ và tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng  cao hơn. 

2.3. Thúc đẩy nâng cao chất lượng, sự cạnh tranh của hàng hóa

Áp dụng công nghệ hiện đại là yếu tố giúp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Công nghệ khoa học hiện đại đã tác động tới nguồn nguyên vật liệu sản xuất thêm đồng bộ, cải tiến. Quy mô sản xuất cũng được mở rộng thêm với sự ra đời, phát triển của các loại hình doanh nghiệp mới. Trước sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp buộc có chiến lược kinh doanh mới. 

2.4. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại góp phần phục vụ đời sống con người, nâng cao đời sống người dân. Hàng loạt thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ hiện đại lần lượt ra đời giúp cuộc sống hiện đại hơn. Các thiết bị điện tử hiện nay thay thế lao động con người, tiết kiệm nhân lực. Một sống sản phẩm được ứng dụng rộng rãi hiện nay bao gồm: điện thoại thông minh,  máy tính xách tay, điều hòa, xe hơi, tàu điện ngầm…

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Top những trường đại học đào tạo khoa học công nghệ hàng đầu Việt Nam

3.1. Trường đại học khoa học và công nghệ Hà Nội

Trường hiện có trụ sở đặt tại tòa nhà A21, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội được thành lập năm 2009. 

Ngôn ngữ đào tạo tại trường chủ yếu là tiếng Anh hỗ trợ cho sinh viên khả năng ngoại ngữ cùng kiến thức khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới. Hiện trường đào tạo 6 chuyên ngành chính bao gồm: Công nghệ sinh học và dược học, Hàng không và vũ trụ, Khoa học và công nghệ, Thông tin và truyền thông, Vật liệu – Công nghệ Nano, Nước – Môi trường - Hải dương học.

3.2. Đại học Khoa học Tự Nhiên

Hiện trường có 2 cơ sở chính đặt tại 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP. HCM và địa chỉ 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trường được đánh giá là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin. Trong thời đại 4.0 hiện nay, trường chuyên đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI), nghiên cứu chế tạo Robot, lập trình tự động hóa. Tại trường đã thành lập phòng nghiên cứu công nghệ hiện đại như ILab, câu lạc bộ Robotics. Trong các cuộc thi cấp quốc tế, đội tuyển Công nghệ thông tin của trường luôn nằm trong top giải cao.

Các chuyên ngành đào tạo của trường bao gồm: nhóm ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật hạt nhân, công nghệ sinh học, kỹ thuật điện tử - truyền thông, công nghệ kỹ thuật môi trường,...

3.3. Trường Đại học Bách Khoa

Đại học Bách Khoa hiện có 2 cơ sở đặt tại 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP. HCM và số 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây là trường đại học lâu đời và có uy tín nhất trong đào tạo các ngành nghề kỹ thuật – công nghệ. Hiện nay đại học Bách Khoa đang liên kết quốc tế với nhiều trường đại học lớn trên thế giới để đào tạo lĩnh vực Công nghệ thông tin. Nhờ đó sinh viên theo học sẽ được học tập và làm việc trong môi trường  chuẩn quốc tế.

Các chuyên ngành đào tạo tại trường bao gồm: chương trình tiên tiến điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin Global ICT, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,...

3.4. Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Đại học Sư phạm Kỹ thuật nằm tại địa chỉ số 1 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM. Trường đại học này khá lâu đời và uy tín trong đào tạo các lĩnh vực khoa học công nghệ, bên cạnh Đại học Bách Khoa hay Đại học Khoa học Tự nhiên phía Nam. Trường tập trung chủ yếu trong việc tạo điều kiện cho sinh viên trong việc học tập, nghiên cứu về IT.

Các chuyên ngành đào tạo của trường bao gồm: máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông,...

3.5. Trường đại học Công nghệ thông tin

Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM tọa lạc tại khu phố 6, P. Linh Trung,Q. Thủ Đức, TP. HCM. Trường tuy mới thành lập khoảng hơn 10 năm nhưng thành tích trong đào tạo khoa học công nghệ vô cùng lớn. Số lượng sinh viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi lập trình cấp quốc gia và quốc tế không ngừng tăng nhanh qua các năm.

Dù mới thành lập nhưng hệ thống trang bị phục vụ học tập tại trường là vô cùng hiện đại. Sinh viên đủ cơ sở vật chất để nghiên cứu và phát huy năng lực bản thân. Hiện tại, trường đại học công nghệ thông tin đang tập trung đào tạo các chuyên ngành như  công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, khoa học máy tính, …

3.6. Đại học FPT

Đại học FPT trực thuộc Đại Lộ Thăng Long, Thạch Hoà, Thạch Thất, Khu GD&ĐT, Khu CNC Hòa Lạc Hà Nội. FPT vốn nổi tiếng là trường đào tạo chuyên sâu về Công nghệ thông tin ngay từ học kỳ đầu tiên.

Số lượng sinh viên tại mỗi lớp chỉ khoảng 30 – 35 sinh viên với đầy đủ thiết bị học tập. Hơn 80.000 tài liệu điện tử, đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên dễ dàng nghiên cứu, nâng cao trình độ.

Các chuyên ngành đào tạo hiện nay tại FPT bao gồm: trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật phần mềm, IOT, An toàn thông tin,... Đặc biệt sinh viên có thể lựa chọn học các ngành công nghệ mới như Blockchain, FinTech, Automative, Data Science,...

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đã nắm được khái niệm khoa học công nghệ là gì. Nếu có định hướng theo đuổi ngành này, bạn có thể tham khảo các trường đại học nêu trên để có hướng đi đúng đắn nhất!