Hôm nay hà nội bao nhiêu ca

Ngày 4/4, thành phố ghi nhận 5.868 ca mắc COVID-19. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Sở Y tế Hà Nội thông báo từ 18h ngày 3/4 đến 18h ngày 4/4, thành phố ghi nhận 5.868 ca mắc COVID-19 và 1 ca tử vong.

Bệnh nhân mắc mới tại 362 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

[Ngày 3/4: Hà Nội ghi nhận 6.304 ca mắc COVID-19 và 2 ca tử vong]

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (409); Hoàng Mai (350); Sóc Sơn (308); Đông Anh (297); Hà Đông (277).

Như vậy, số ca mắc COVID-19 tính từ khi Hà Nội áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 (ngày 24/7) đến nay là 1.450.788 ca.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 1.502.649 ca.

Trong ngày, Bộ Y tế thông báo Hà Nội có thêm 1 ca tử vong vì COVID-19. Tổng số người tử vong do COVID-19 từ 27/4/2021 đến nay là 1.327 người.

Hiện toàn thành phố chỉ còn 181.286 ca COVID-19 đang điều trị, theo dõi, trong đó có hơn 1.000 ca điều trị tại các bệnh viện; 156 ca điều trị tại cơ sở thu dung quận/huyện/thị xã và hơn 180.100 người theo dõi cách ly tại nhà./.

Thùy Giang (Vietnam+)

Số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn Hà Nội giảm 6 ngày liên tiếp.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 17/3 đến 18h ngày 18/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 23.578 ca COVID-19 (giảm 1.733 ca so với ngày hôm qua). Trong đó có 7.616 ca cộng đồng và 15.962 ca đã cách ly. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp, Hà Nội có số ca mắc giảm.

Cụ thể, 23.578 bệnh nhân phân bố tại 382 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.471), Hoàng Mai (1.356), Nam Từ Liêm (1.259), Mê Linh (1.227), Sóc Sơn (1.218)…

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là 941.208 ca.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 441.217 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi.

Trong đó, 312 ca điều trị tại khu cách ly, 3.132 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,7% tổng số ca đang điều trị, theo dõi), số còn lại 437.773 người đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm hơn 99%). 

Hôm qua (17/3), Hà Nội ghi nhận 5 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 1.288 người.

Ngoài ra, đến nay, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi ở Hà Nội là 1.278.072 người.

Về công tác tiêm chủng, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 80,8% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà: Tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân.

Tăng cường giám sát, chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, số ca mắc, số ca nhập viện có chiều hướng giảm trong 7 ngày gần đây. Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân chuyển tầng điều trị cũng có xu hướng giảm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, cần tăng cường công tác giám sát các chủng virust SARS-CoV-2 trên địa bàn. Giám sát các bệnh nhân để chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện cũng như có giải pháp ứng phó trong tình hình mới.

Để thích ứng với tình hình mới, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân; tăng cường truyền thông, đặc biệt là việc đeo khẩu trang và khử khuẩn, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà…

Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó theo dõi bệnh nhân trên phần mềm để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh dịch chồng dịch…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng: Thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, Hà Nội đã "mở cửa" trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng bảo đảm kiểm soát tình hình dịch. 

Vì thế, các quận, huyện cần chủ động hơn nữa trong xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Hà Nội mở lại phố đi bộ sau một thời gian đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19.

Lãnh đạo Hà Nội lưu ý các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các bệnh nhân có bệnh nền, người già, nhóm có nguy cơ cao. đồng thời tiếp tục huy động sự vào cuộc của các tổ hỗ trợ, chăm sóc F0 điều trị tại nhà. Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vaccine bổ sung mũi 3 và kết thúc trong tháng 3/2022.

Liên quan đến vấn đề Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Sở Du lịch chủ động các phương án để bảo đảm đón du khách an toàn, phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Sở Du lịch cần phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông, nhất là trong thời gian diễn ra SEA Games 31. Qua đó, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch, thu hút du khách quốc tế đến với Hà Nội.

Hà Nội mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng, mà có kiểm soát, quản lý hiệu quả.

Mở cửa trở lại không có nghĩa là buông lỏng

Ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc thực hiện chữ ký số nhằm hỗ trợ giải quyết thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội cho các F0.

Các đơn vị, địa phương căn cứ các chỉ đạo mới nhất của thành phố tại văn bản số 735/UBND-KGVX ngày 15/3/2022 để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó chú trọng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch.

Theo Phó Chủ tịch Hà Nội, việc thành phố mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng. Mở cửa phải có kiểm soát và quản lý hiệu quả. 

"Công việc sẽ nhiều hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, đòi hỏi các địa phương phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu.


F0 Hà Nội lập đỉnh với gần 9.000 ca trong ngày

Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 24-2, Hà Nội ghi nhận 8.864 ca Covid-19(tăng 1.445 ca), trong đó có 3.025 ca cộng đồng.

Cụ thể, 8.864 bệnh nhân phân bố tại 538 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (698), Sóc Sơn (610), Nam Từ Liêm (520); Long Biên (517); Hoài Đức (514); Hoàng Mai (488); Bắc Từ Liêm (432); Mê Linh (411). Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4, tính từ ngày 29-4-2021 đến nay là 230.138 ca.

Sở Y tế Hà Nội cho biết, dự báo số ca mắc mới sẽ tiếp tục tăng. Thành phố đã tăng cường công tác điều trị, thực hiện trực 4 cấp với thời gian 24/24 tại các bệnh viện, cơ sở thu dung để sẵn sàng thu nhận người bệnh khi chuyển tầng; tăng cường kết nối thông tin hỗ trợ cho người dân; cấp phát thuốc kịp thời cho người dân.

Hải Dương có gần 3.000 ca mắc Covid-19

Ngày 24-2, toàn tỉnh Hải Dương có 2.948 ca mắc mới Covid-19, tăng 4 ca so với ngày 23-2; 2.831trường hợp khỏi bệnh; 2 ca tử vong.

Trong số ca mắc mới có 1.306 F1, 761 trường hợp ho sốt cộng đồng, 828 trường hợp sàng lọc cộng đồng, 37 trường hợp sàng lọc tại cơ sở y tế, 2 nhân viên y tế và 14 trường hợp về từ tỉnh ngoài. Trong 3 ngày qua, số ca mắc mới trong cộng đồng tiếp tục ở mức cao. Hải Dương hiện còn15.816 F0 đang điều trị, 43.599 F1 đang cách ly.

Bắc Ninh ghi nhận 2.375 ca mắc Covid-19 mới

Ngày 24-2, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 2.375 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, có 2.039 ca mắc có nguy cơ cộng đồng; 336 ca trong khu cách ly y tế vùng/cách ly tập trung/cách ly tại nhà. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 68.599 ca mắc Covid-19.

Cụ thể, thành phố Bắc Ninh có 393 ca; huyện Tiên Du 355 ca; thành phố Từ Sơn 213 ca; huyện Lương Tài 95 ca; huyện Quế Võ 318 ca; huyện Gia Bình 103 ca; huyện Thuận Thành 359 ca; huyện Yên Phong 539 ca.

Có 41.074 F0 đã được điều trị khỏi ra viện/hết thời gian quản lý tại nhà. Hiện toàn tỉnh có 25.446 F0 đang điều trị/quản lý, trong đó, có 47 ca nặng. Toàn tỉnh đã triển khai tiêm3.161.571liều vắc xin cho các đối tượng người dân. Trong đó, mũi 1 là1.249.071liều; mũi 2 là1.194.746liều; mũi 3 là717.754liều.

Bắc Giang liên tiếp lập đỉnh số ca mắc Covid-19

Theo Sở Y tế Bắc Giang, ngày 24-2, toàn tỉnh ghi nhận 4.171 ca mắc mới Covid-19, trong khi ngày 23-2 có 2.998 ca và ngày 22-2 ghi nhận 2.500 ca. Các huyện có nhiều ca mắc là Lạng Giang, Lục Nam, thành phố Bắc Giang, Việt Yên.

Hiện toàntỉnh có 32.712 ca mắc Covid-19, trong đó 12 bệnh nhân nặng, 109 bệnh nhân mức độ vừa, 10.114 bệnh nhân mức độ nhẹ và 22.604 bệnh nhân không triệu chứng. 30.492 trường hợpđang điều trị tại nhà,chiếm 93,2%.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, để tăng cường công tác phòng, chống dịch, Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh nghiên cứu, đề xuất phương án thành lập, mở rộng thêm cơ sở điều trị F0 mức độ nặng để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Đồng thời,Bệnh viện Đa khoa tỉnh tăng cường nhân lực, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho TrạmYtế xã, Trạm Ytế lưu động. Sở thành lập các tổ công tác làm việc với UBND các huyện, thành phố để nắm tình hình quản lý, điều trị F0 tại nhà nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà theo đúng phác đồ, kịp thời hỗ trợ, xử lý khi F0 có dấu hiệu bệnh tăng nặng.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế

Yên Bái ghi nhận 1.666 F0

Trong ngày 24-2, trên địa bàn tỉnh Yên Bái ghi nhận 1.666 trường hợp dương tính với Covid-19. Trong đó có 231 ca cộng đồng, 1.334 F1 được cách ly từ trước đó và 101 trường hợp đi từ tỉnh có dịch về đã được cách ly theo quy định.

Đa số các ca mắc có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng được điều trị tại nhà. Lũy kế từ khi có dịch đến tối 24-2, địa phương này ghi nhận 13.997 ca mắc Covid-19.

Hà Nam vượt ngưỡng 500 F0

Ngày 24-2, trên địa bàn tỉnh Hà Namghi nhận 530 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, chỉ tính trong ngày hôm qua và hôm nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.000 người nhiễm Covid-19.

Thanh Hóa ghi nhận 881 bệnh nhân mắc Covid-19

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, từ 16 giờ, ngày 23-2 đến 16 giờ, ngày 24-2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 881 bệnh nhân mắc Covid-19 mới.

Cụ thể, 243 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng; 421 bệnh nhân ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế; 217 bệnh nhân đang được cách ly theo quy định. Trong ngày ghi nhận 4 trường hợp tử vong do Covid-19 tại Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1 tỉnh.

Tính từ ngày 27-4-2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 39.394 bệnh nhân Covid-19 cộng dồn; 33.936 người điều trị khỏi được ra viện; 58 bệnh nhân tử vong.

Hà Tĩnh có 735 ca mắc Covid-19

Ngày 24-2, Hà Tĩnh có 735 ca mắc Covid-19, trong đó 483 ca cộng đồng tại 13 địa phương. Trong đó, một số địa phương có số ca mắc cao như: Thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà, huyện Lộc Hà, huyện Nghi Xuân; 252 trường hợp mắc Covid-19 còn lại đã được cách ly trước đó.

Như vậy, từ ngày 1-1-2022 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 10.426 ca mắc Covid-19.

Đà Nẵng ghi nhận 981 ca mắc Covid-19

Ngày 24-2, Đà Nẵng ghi nhận 981 ca mắc Covid-19, gồm 858 ca chưa cách ly; 153 trường hợp khỏi bệnh.

Hiện các địa phương đang cách ly, điều trị 31.014 trường hợp F0 tại nhà, trong đó 17.305 trường hợp không có triệu chứng, 13.709 trường hợp triệu chứng nhẹ. Cộng dồn đến nay có 79.116 trường hợp mắc Covid-19 được điều trị, cách ly tại nhà và 47.448 trường hợp trong số đó đã khỏi bệnh.

Đến nay, thành phố đã tiêm 2.366.300 mũi vắc xin phòng Covid-19, trong đó tiêm mũi 1 cho 982.923 người, mũi 2 cho 967.842 người và mũi 3 cho 415.535 người.

Đắk Lắk ghi nhận thêm 1.914 ca mắc mới

Chiều 24-2, Đắk Lắk ghi nhận thêm 1.914 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh tích lũy lên 27.894 người. Trong đó, TP Buôn Ma Thuột ghi nhận nhiều nhất với 954 ca bệnh.

Tính đến ngày 23-2, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận tổng cộng 8.372 trường hợp mắc Covid-19, chiếm 34% số ca mắc trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt, trong 7 ngày qua, thành phố này phát hiện 3.177 trường hợp mắc mới.

Khánh Hòa ghi nhận 1.229 ca mắc Covid-19 mới

Ngày 24-2, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 1.229 ca mắc mới trên địa bàn tỉnh, giảm 67 ca so với hôm qua. Theo đó, tại TP Nha Trang 603 ca, thị xã Ninh Hòa 190 ca, huyện Vạn Ninh 91 ca, huyện Diên Khánh 82 ca, thành phố Cam Ranh 138 ca, huyện Khánh Vĩnh 21 ca, huyện Khánh Sơn 24 ca, huyện Cam Lâm 80 ca. Trong số ca mắc mới, có 576 ca ghi nhận trong cộng đồng.

Kể từ đầu dịch (1-2020) đến nay, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 72.022 ca nhiễm Covid-19. Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 23-6-2021) ghi nhận 71.689 ca.

TP Hồ Chí Minh F0 có xu hướng tăng trở lại

Tại TP Hồ Chí Minh, số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng với 2.466 F0. Tuy nhiên ca Covid-19 nhập viện không tăng và có xu hướng giảm; đặc biệt số ca nặng, thở máy, tử vong ở mức thấp nhất trong đợt dịch thứ 4 này.

Nguyên nhân ca nhiễm mới tăng, theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh , người dân vừa trải qua kỳ nghỉ dài Tết Nguyên đán, song song đóhọc sinh các cấp đã quay lại trường lớp nên khả năng lây nhiễm là có.Bên cạnh đó, qua các nghiên cứu và khảo sát của ngành y tế, trong số ca dương tính thìsố ca nhiễm biến chủng Omicron chiếm ưu thế.

THÁI SƠN

Video liên quan

Chủ đề