Hướng dẫn cụ thể cách có 1 dàn tốc độ

Khi mới bắt đầu với IELTS, người học chưa cần luyện làm bài trong giới hạn thời gian mà nên tập trung tìm hiểu các tiêu chí chấm điểm và làm thế nào để đạt các tiêu chí ở band điểm mục tiêu của mình. Còn khi sắp thi, người học cần luyện cải thiện dần dần tốc độ viết để đáp ứng được yêu cầu về thời gian của bài thi: làm 2 task trong vòng 60 phút. Bài viết dưới đây hướng đến những người học đã có hiểu biết cơ bản về IELTS Writing và luôn cảm thấy bị thiếu thời gian để viết bài hoàn chỉnh.

Key takeaways:

Các bước làm bài IELTS Writing: đọc và phân tích đề, lên ý tưởng và lập dàn ý, viết bài, soát lại bài.

Cách tăng tốc độ làm bài:

  • Tìm ra bản thân đang mất nhiều thời gian ở những bước nào bằng cách làm đề và ghi lại cụ thể thời gian mình đã dành cho từng bước (có thể làm quá giới hạn thời gian đề bài cho phép).
  • Đặt giới hạn thời gian (mục tiêu về thời gian cần đạt được) cụ thể cho từng bước
  • Tập trung vào luyện tập lần lượt các bước đang tốn nhiều thời gian.

Các bước làm bài IELTS Writing

Chiến lược làm bài IELTS Writing thường gồm 4 bước không thể thiếu:

Bước

Task 1

Task 2

1. Đọc và phân tích đề bài

Cần hiểu đề bài và xác định:

- Đối tượng (chủ ngữ)

- Đơn vị

- Mốc thời gian (nếu có) và thì của động từ

Cần hiểu đề bài và xác định:

- Chủ đề

- Các từ khóa

- Yêu cầu của đề bài (câu hỏi cần trả lời) và dạng bài

2. Lên ý tưởng và lập dàn ý

Xác định nội dung cho từng đoạn, từng câu:

- Mở bài

- Đoạn tổng quát (overview)

- Thân bài 1

- Thân bài 2

Xác định nội dung cho từng đoạn, từng câu:

- Mở bài

- Thân bài 1

- Thân bài 2

- Kết bài

3. Viết bài

Sử dụng từ vựng, ngữ pháp để chuyển dàn ý thành từng câu văn

4. Kiểm tra lại bài

Đọc lại và kiểm tra lỗi sai

Tham khảo thêm:

  • Cách viết overview trong Writing task 1: Ứng dụng cách phân tích thông tin biểu đồ trong viết Overview IELTS Writing Task 1
  • Các bước viết bài Writing Task 2 cụ thể: Hướng dẫn viết IELTS Writing Task 2 theo dạng bài chi tiết

Xác định thời gian làm bài ở từng bước

Để kiểm soát thời gian trong IELTS Writing, người học nên biết mình đang mất bao nhiêu thời gian cho từng bước ở trên và từ đó xác định bước nào mình đang thực hiện quá chậm. Từ đó, người học mới có thể tìm ra được các biện pháp khắc phục vấn đề về tốc độ làm bài phù hợp với từng bước.

Trước hết, người học nên xác định tốc độ thực hiện từng bước bằng cách đặt đồng hồ tính giờ (không giới hạn thời gian 40 phút vì đang kiểm tra tốc độ của bản thân, chứ không phải đang làm bài thi thật) và làm thử một hoặc một vài đề IELTS Writing cẩn thận và nhanh nhất có thể như khi đi thi. Cụ thể, sau mỗi bước trong quá trình làm bài, người học nên ghi lại thời gian mình đã dành cho bước đó. Thậm chí, người học có thể ghi chi tiết thời gian cho các gạch đầu dòng ở bảng phía trên, ví dụ: “thời gian viết mở bài là ..., thời gian viết overview là ..., thời gian viết thân bài 1, thân bài 2 là ...” Sau khi đã viết xong toàn bộ bài và ghi lại thời gian cho từng bước, người học có thể so sánh thời gian thực tế của mình với bảng thời gian gợi ý dưới đây, từ đó tìm ra mình đang tốn quá nhiều thời gian ở bước nào.

Bước

Thời gian gợi ý

Task 1

Task 2

1. Đọc, phân tích đề

1 phút – 2 phút

1 phút – 2 phút

2. Lên ý tưởng & lập dàn ý

2 phút – 3 phút

5 phút – 9 phút

3. Viết bài

12 phút – 15 phút

25 phút – 32 phút

4. Kiểm tra lại bài

2 phút – 3 phút

4 phút – 5 phút

Thời gian gợi ý cho từng bước làm IELTS Writing

Lưu ý, thời gian cho từng phần có thể rất khác nhau ở mỗi người, mỗi bài. Ví dụ, đối với những thí sinh có khả năng suy nghĩ ý tưởng tốt thì thời gian lập dàn ý sẽ ít hơn và có thể tập trung vào bước viết bài nhiều hơn. Hay việc phân bổ thời gian cho từng task cũng khác nhau: có thí sinh chỉ viết task 1 trong 15 phút khi gặp dạng bài họ cảm thấy dễ và dành 45 phút cho task 2, đặc biệt là đối với những chủ đề lạ và khó. Vì vậy, người học nên đặt mục tiêu về thời gian cho từng bước phù hợp với bản thân mình, nhưng không nên quá thời gian tối đa trong bảng gợi ý ở trên.

Cách tăng tốc độ làm bài

Giống như nhiều kĩ năng trong cuộc sống, quy luật “trăm hay không bằng tay quen” cũng đúng với IELTS Writing. Nói cách khác, càng luyện nhiều thì tốc độ viết sẽ càng được cải thiện. Tuy nhiên, nếu xác định được các bước mà bản thân đang mất quá nhiều thời gian, người học có thể tập trung vào luyện nhiều ở các bước đó cho đến khi đạt được giới hạn thời gian đã đề ra. Chẳng hạn như khi đang mất quá nhiều thời gian cho việc lên dàn ý, người học có thể liên tiếp lập dàn ý cho vài đề bài và tạm gác các bước phân tích đề, viết bài, sửa bài ; hoặc khi cần cải thiện tốc độ cho bước 3 – viết bài thì người học nên tập trung luyện viết nhiều hơn là phân tích đề, lập dàn ý.

Vì các bước từ 1 đến 4 theo thứ tự, không thể thực hiện bước sau nếu thiếu các bước ở trước (ví dụ: không thể lập dàn ý nếu không phân tích đề, hay không thể viết bài nếu không có dàn ý) nên người học sẽ cần chọn nguồn có đầy đủ đề bài và bài mẫu trình bày theo các bước 1, 2 và 3 ở bên trên. Để tiếp cận các nguồn như vậy, người học có thể tra cứu các bài mẫu task 1 và task 2 trên zim.vn hoặc tiện lợi hơn là tham khảo các cuốn IELTS Writing Review 2019 đến 2021 do ZIM xuất bản.

Dưới đây là các kiến thức, kĩ năng và mẹo để tăng tốc độ cho từng bước làm bài.

Đối với bước 1 – đọc và phân tích đề bài

Đây là bước quan trọng, giúp thí sinh nắm được nội dung và yêu cầu có trong đề bài. Để làm được điều này, người học phải trang bị sẵn hiểu biết về và . Khi làm bài, hãy đọc kĩ từng từ để hiểu rõ đề bài, trong quá trình đọc có thể gạch chân các từ khóa. Quá trình này chỉ nên diễn ra từ 1 phút (đối với những ai có tốc độ đọc hiểu nhanh) đến 2 phút.

Khi đi thi thật, nếu được phát giấy nháp và bút trước khi nhận đề, thí sinh có thể gạch đầu dòng sẵn ra nháp các thông tin cần lưu ý khi phân tích đề task 1 và task 2 để khi nhận đề có thể xác định lần lượt và thậm chí là điền nhanh vào. Ví dụ viết lên nháp:

Task 1: Phần đơn vị và mốc thời gian có thể không cần điền vào mà chỉ cần đánh dấu trên đề bài

Đối tượng/chủ ngữ

Đơn vị:

Mốc thời gian => Thì của động từ:

Task 2: Phần chủ đề và keywords có thể không cần điền vào mà chỉ cần gạch chân trên đề bài.

Đối với bước 2 – lên ý tưởng và lập dàn ý

Điều quan trọng nhất để có ý tưởng và xây dựng được dàn bài trong thời gian giới hạn là cần chọn, chuẩn bị và luyện tập theo một công thức nhất định. Ví dụ, người học có thể tham khảo để áp dụng cho mọi dạng bài trong Writing Task 2. Đối với task 1, người học nên tham khảo các cấu trúc theo từng dạng bài: . Các công thức này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian ở bước lập dàn ý, mà còn giúp người học xác định rõ mục đích của từng đoạn, từng câu để sử dụng các từ nối khi viết bài ở bước 3 nhanh hơn, đúng hơn.

Ở task 1 thì việc lập dàn ý chỉ chủ yếu dựa vào đề bài và thông tin có trong biểu đồ. Vì vậy, khi chọn lọc thông tin để đưa vào dàn bài sẽ không tốn quá nhiều thời gian khi người học đã luyện tập nhiều và đọc các bài mẫu. Ngược lại, task 2 đòi hỏi người viết phải đưa ra quan điểm, luận điểm, dẫn chứng và giải thích nên yêu cầu người viết có tư duy phản biện và vốn hiểu biết về xã hội – đây là kĩ năng và kiến thức khó có thể cải thiện tốc độ ngay lập tức, nhưng rèn luyện dần dần thì sẽ có thể nghĩ ra ý tưởng nhanh hơn.

Ngoài ra, dàn ý sẽ được thực hiện trên nháp, nên thí sinh hoàn toàn có thể viết tắt và sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh linh hoạt sao cho nhanh và bản thân người viết hiểu là được.

Đối với bước 3 – viết bài

Đến lúc cần làm bài dưới áp lực thời gian khi luyện đề gần kì thi hoặc trong phòng thi, người học nên ưu tiên sử dụng ngôn ngữ đơn giản mà mình đã dùng thành thạo, thay vì cố gắng nhớ ra các từ khó, phức tạp – việc này không chỉ dễ dẫn đến lỗi dùng từ mà còn gây mất thời gian.

Khi viết bài cũng có các công thức nhất định. Để tiết kiệm thời gian làm bài, trong quá trình luyện làm bài, người học nên đọc bài mẫu để học hoặc tự tạo ra cho mình các mẫu câu và các cụm từ cố định để áp dụng được ở nhiều bài viết.

Ở phần mở bài, ngoài việc cần nắm vững , người học nên lựa chọn sẵn các mẫu câu để trả lời câu hỏi cho IELTS Writing task 2. Tham khảo: cách viết mở bài IELTS Writing Task 2 đối với các dạng bài khác nhau.

Ví dụ, với mẫu câu “In this essay, I will present some ... (and explain why ...)” có thể áp dụng linh hoạt ở câu cuối của phần mở bài.

  • Đề 1: Watching a live performance such as a play, concert, or sporting event is more enjoyable than watching the same event on television. To what extent do you agree or disagree? Áp dụng câu trên: In this essay, I will present some reasons why I am in complete agreement with this view.
  • Đề 2: Young people today spend too much money and time following fashion trends (clothing, tech). What are the reasons? Is it a positive or negative development? Áp dụng câu trên: In this essay, I will present some reasons behind this trend and explain why I believe it an undesirable tendency.

Xuyên suốt bài Writing cũng cần có các cụm từ mẫu để nối các ý với nhau hay để đưa ra quan điểm. Người học có thể tham khảo các cụm từ và các mẫu câu hay trong Writing nên sử dụng

Đối với bước 4 – kiểm tra lại bài

Đây cũng là một bước không thể thiếu và không nên chủ quan mà soát bài vội vàng. Tuy nhiên, khi còn quá ít thời gian, thí sinh có thể tập trung vào kiểm tra các lỗi về ngữ pháp, chính tả trong từng câu bằng cách:

  • Kiểm tra chính tả từng từ
  • Kiểm tra danh từ chính: chia đúng số ít, số nhiều hay chưa
  • Kiểm tra động từ: câu đã đủ động từ (không thiếu hoặc thừa) chưa, thì của động từ (đặc biệt là ở task 1) đã đúng chưa và động từ chia đúng so với chủ ngữ chưa (subject-verb agreement)

Nếu còn thời gian, người học nên rà soát cả các mạo từ a, an, the xem có thiếu hay thừa không, các giới từ đi kèm động từ đã đúng chưa và .

Luyện tập

Áp dụng 4 bước làm bài IELTS Writing để làm để bài task 2 dưới đây và tính thời gian dành cho từng bước:

Some people think the qualities a person needs to become successful in today’s world cannot be learned at a university or similar academic institutions. To what extent do you agree or disagree?

Tiếp theo, hãy so sánh thời gian người viết đã dành cho từng bước với bảng Thời gian gợi ý cho từng bước làm IELTS Writing ở phía trên. Từ đó, người viết có thể xác định được mình cần phải tăng tốc ở bước nào và áp dụng phương pháp phù hợp để cải thiện.

Đáp án gợi ý:

Bước 1. Phân tích đề

Chủ đề: Success

Key words: qualities, become successful, university

Dạng bài: Opinion Essay - trả lời đồng ý hay không đồng ý

Hướng dẫn tiếp cận: Với dạng câu hỏi này, người viết cần đưa ra ý kiến rằng liệu những phẩm chất mà cần thiết cho sự thành công của một người có thể học được từ trường lớp hay không.

Bước 2. Lên ý tưởng và lập dàn ý

Mở bài:

  • Paraphrase lại đề bài: 1 câu.
  • Thesis Statement (Giới thiệu nội dung chính của toàn bài): Trả lời trực tiếp câu hỏi của đề bài

Thân bài 1: Những phẩm chất giúp một người thành công trong cuộc sống, ví dụ như là khả năng lãnh đạo và quản lý thời gian có thể được học ở trường lớp.

Thân bài 2: Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều này nếu họ thuyết tinh thần chủ động cải thiện bản thân.

Bước 3. Viết bài

Many people believe that universities and other academic institutions cannot equip students with qualities necessary for them to be successful in life. Nevertheless, I think that these qualities can be learned at school as long as the student is conscious of self-improvement.

Students can acquire qualities that are necessary for their success in life, such as time-management and leadership skills, through doing assignments at school. Firstly, they can learn how to successfully manage their time by attempting to finish all assigned homework before the deadline. Secondly, they can also better their ability to lead a team thanks to group projects in which they are provided a chance to practice being a leader. After many years, students are able to be better-organized with improved leadership abilities so that they can better deal with deadlines and get used to working as a team leader, which increases their chances of promotion at work and success in life.

However, only proactive students who have a thirst for improvement can make good use of their school life to equip themselves with necessary qualities for their success. When understanding that it is necessary for them to enhance their abilities of managing their time as well as leading their team, they will be more motivated to make progress. However, if students are unaware of how important being adept at organizing their time is, they tend to procrastinate and fail to meet deadlines, so they can hardly excel at time management. Also, some students who avoid taking the role of a leader due to their passiveness and laziness can ruin their own chance of honing their leadership skills.

In conclusion, academic institutions including universities are good places for students to gain qualities essential for their success in life. However, only those who are active enough can seize such opportunities and stand a better chance of future success.

Từ vựng trong bài:

  1. To be conscious of self-improvement: có ý thức hoàn thiện bản thân
  2. Proactive students: những sinh viên chủ động
  3. To have a thirst for self-improvement: có khao khát hoàn thiện bản thân
  4. To be adept at organizing their time: thành thạo trong việc tổ chức thời gian
  5. To procrastinate: trì hoãn
  6. To hone their leadership skills: mài giũa kỹ năng lãnh đạo
  7. To seize such opportunities: nắm bắt những cơ hội như vậy

Đề và bài mẫu trích từ cuốn IELTS Writing 2020 Review

Tổng kết

Tốc độ viết bài sẽ được cải thiện đáng kể nếu người học xác định được điểm yếu của mình. Nếu đang thực hiện chậm ở tất cả các bước, người học có thể lần lượt tập trung vào từng bước (thay vì luyện tất cả các bước cùng một lúc bằng cách làm từng đề) cho đến khi đạt giới hạn thời gian bản thân đề ra cho từng bước. Ví dụ: luyện bước đọc và phân tích nhiều đề ở task 1 cho đến khi chỉ mất tối đa 2 phút cho bước này.

Thêm vào đó, nên tăng dần tần suất làm đề khi kì thi đến gần để quen dần với áp lực thời gian. Chẳng hạn, trong sáu tháng trước khi thi thì có thể viết một đề mỗi tuần, khi còn ba tháng thì tăng lên mỗi tuần hai hoặc ba đề, rồi tăng lên hai ngày hoặc mỗi ngày một đề trước khi thi 2 tuần. Giống như mục tiêu cho thời gian làm từng bước của bài writing, tần suất làm cũng có thể tùy chỉnh phù hợp với năng lực và quỹ thời gian của bản thân.