Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử

Giá: 120.000VND

Tác giả: Trần Huy Đoàn - Trần Thùy Chi              

Nhà xuất bản: ĐHQGHN

Năm xuất bản: 2019

Số trang: 414

Khổ sách: 17 x 24 cm

Giao sách trên toàn quốc.   

Sách được phát hành với giá ưu đãi...

Vui lòng liên hệ trực tiếp: 0908 016 729 - 0933 241 170

Email:  -  

Sản phẩm hết hàng

Từng đạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Sử năm học 2013 - 2014, Thủ khoa đầu ra Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2018, anh Trần Tùng Ngọc hiện đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Đông Á học tại Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc theo diện học bổng chính phủ Hàn.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết.

Anh Trần Tùng Ngọc hiện đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Đông Á học tại Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc theo diện học bổng chính phủ Hàn. Ảnh: Tác giả cung cấp

Trong những năm gần đây, vấn đề ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh thi học sinh giỏi các cấp và vấn đề ra đề thi đánh giá chất lượng học sinh giỏi đặc biệt với các môn học mang tính xã hội như Văn học và Lịch sử luôn thu hút được sự quan tâm, bình luận của dư luận xã hội.

Trong bài viết này, trên kinh nghiệm của một thành viên từng trực tiếp tham gia ôn luyện và thi học sinh giỏi Quốc gia một lịch sử, người viết mong muốn có thể cùng đưa ra một vài nhận xét cùng những hướng đi mới nhằm cải thiện chất lượng bồi dưỡng và đánh giá chất lượng học sinh giỏi cho bộ môn này.

Nếu xem xét đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử trong những năm gần đây, có thể nhận thấy, khuynh hướng ra đề thi Lịch sử không có nhiều thay đổi.

Trong đó, về mặt nội dung đề thi bao gồm hai bộ phận là lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Về mặt kỹ năng, đề thi bao gồm các cấp bậc ghi nhớ - phân tích (trình bày diễn biến, nguyên nhân, kết quả, vai trò, tính chất của sự kiện, nhân vật), bình luận – đánh giá (trình bày quan điểm, đánh giá tác động về một vấn đề cụ thể), vận dụng (đánh giá khả năng áp dụng bài học kinh nghiệm trong thời kì mới).

Nếu chỉ căn cứ trên phương diện cấu trúc của đề bài, có thể thấy, đề thi đánh giá học sinh giỏi Quốc gia được phân chia một cách tương đối khoa học dựa trên các cấp bậc cụ thể về phân loại, đánh giá học sinh. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng hơn thì cách ra đề theo dạng thức không cung cấp sử liệu khiến cho việc ôn tập và đánh giá học sinh giỏi dễ phát sinh vấn đề lặp lại cách ra đề thi với nội dung hầu như tương tự qua các năm.

Hệ quả của vấn đề này, học sinh và giáo viên sẽ tập trung vào hình thức ôn thi theo mẫu, học thuộc đáp án của các đề trước.

Hình thức ôn thi theo mẫu học thuộc lại lời giải cũng giống như cách thức ôn tập thông qua học thuộc lòng văn mẫu của môn Ngữ văn.

Cách làm này vô hình trung làm hạn chế tư duy phân tích, đánh giá sử liệu – kỹ năng tư duy tối quan trọng trong nghiên cứu và giáo dục lịch sử. Từ đó, dẫn đến thực trạng tư duy theo “định hướng”, “khuôn mẫu” không phát huy được tính sáng tạo và kỹ năng tư duy phản biện của người học.

Ví dụ như khi phân tích về quan điểm cứu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX, phần lớn học sinh sẽ đề cập đến đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về Phan Bội Châu là “đón hổ cửa trước, rước beo cửa sau” sau đó dễ dẫn đến suy nghĩ kết luận xem nhẹ về đóng góp, tập trung vào khuyết điểm của Phan Bội Châu trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng với đánh giá của Nguyễn Ái Quốc trong những văn bản khác, Người đã đề cập đến Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hơn 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” hay nhà quốc gia chủ nghĩa lớn của Việt Nam.

Tương tự như khi yêu cầu phân tích so sánh nội dung ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/1930, hầu hết học sinh đều ôn tập theo mô thức học thuộc cách giải từ đề mẫu, hiếm có học sinh nào đã từng trực tiếp đọc qua nội dung của Cương lĩnh hay Luận cương.


Người trong cuộc bật mí góc khuất của luyện thi học sinh giỏi quốc gia

Nếu như tiếp cận với nguồn sử liệu đa dạng hơn thì chắc chắn sẽ giúp cho người học có được cách nhìn khách quan hơn, đa chiều hơn về nhân vật, sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó, tiếp cận sử liệu cũng là cách để thu hút sự quan tâm, hứng thú của người học đối với bộ môn này.

Thực tế, cách thức ra đề có nội dung lồng ghép sử liệu đã từng được sử dụng trong đề thi năm 1997, 2000 – 2001 song sau đó không còn được áp dụng lại nữa. Các trích dẫn (nếu có) cũng đều là trích dẫn lại từ sách giáo khoa.

Thiết nghĩ, để môn Lịch sử không còn chịu cách nhìn sai lầm là môn “học thuộc lòng” cần phải có những phương hướng mới. Nếu như theo chiều thuận, việc kiểm tra đánh giá là để phản ánh quá trình ôn tập và bồi dưỡng thì ngược lại, chúng ta đang tiến hành ôn tập và bồi dưỡng để “chạy theo” cách đánh giá, ra đề.

Do vậy, không thể nâng cao năng lực tư duy lịch sử cho học sinh nếu chỉ tập trung vào một trong hai vấn đề. Cần phải có sự đổi mới trong cách thức ra đề cũng như có sự đổi mới trong ôn tập và bồi dưỡng cho người học.

Theo đó, để phát triển được tư duy lịch sử, người học cần phải được tiếp cận với tư liệu lịch sử, cần có kỹ năng nhận xét, đánh giá tư liệu lịch sử thay vì học thuộc cách giải đề mẫu.

Trần Tùng Ngọc

Cô Nghiêm Thị Huyền, giáo viên trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) cho biết, xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, giáo viên cần hình thành ở học sinh 4 kỹ năng cơ bản.

Kỹ năng học, ghi nhớ sự kiện

Kỹ năng đầu tiên, theo cô Nghiêm Thị Huyền là cần tạo cho học sinh kỹ năng học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách hệ thống.

Các sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian, nhân vật nhất định, nếu tách các yếu tố đó ra khỏi sự kiện thì chúng ta không thể hiểu được lịch sử nữa.

Vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh là giáo viên phải yêu cầu học sinh ghi nhớ được các sự kiện lịch sử cơ bản.

Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề

Học sinh giỏi môn Lịch sử là những học sinh ham thích, say mê nghiên cứu và học tập môn Lịch sử.

Với đối tượng là học sinh giỏi, giáo viên cần xác định rõ ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học sinh cần phải biết các sự kiện lịch sử một cách rõ ràng, sâu sắc hơn và trên cơ sở các sự kiện đó các em phải biết vận dụng vào làm các dạng bài thi với yêu cầu tổng hợp, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.

Muốn làm được điều này, giáo viên cần nắm được nguyên tắc “biết – hiểu – vận dụng”.

Để học sinh “biết”, giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy, thay vì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình huống để học sinh tự tìm hiểu các sự kiện lịch sử. Sau đó giáo viên chỉ là người đánh giá, nhận xét và bổ sung kiến thức cho học sinh.

Cụ thể: Giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến năm 1945 trong chương trình Lịch sử lớp 12 là phần nội dung tương đối khó so với các giai đoạn khác, gồm nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trong vòng 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Giai đoạn lịch sử này gần giống với lịch sử Đảng, nặng về các vấn đề có tính chất lý luận. Đối với học sinh giỏi cần cung cấp nội dung gì và phương pháp dạy như thế nào để các em nắm được kiến thức có tính chất nâng cao một cách dễ dàng.

Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trong giai đoạn lịch sử từ 1930-1945, theo em có mấy vấn đề cần làm rõ? Em hãy lấy các sự kiện lịch sử để làm rõ một vấn đề mà em yêu thích?

Có thể học sinh chưa đưa ra được những vấn đề theo đúng yêu cầu của giáo viên, nhưng các em sẽ phải tự đọc tài liệu để nhận biết vấn đề ở mức độ đơn giản.

Con đường đi đến sự nhận biết lịch sử từ sự chủ động của học sinh sẽ đem lại kết quả cao hơn việc các em thụ động tiếp nhận thông tin từ giáo viên…

Kỹ năng nhận biết yêu cầu của đề bài qua các từ “khóa”

Muốn làm một bài thi học sinh giỏi tốt, yêu cầu tối thiểu nhất đối với học sinh giỏi sử là hiểu đúng đề bài.

Cách hỏi về một vấn đề lịch sử có nhiều cách khác nhau nhưng cái đích cần hỏi thì không khác nhau, vì vậy giáo viên cần cho học sinh tập dượt, làm quen với nhiều dạng câu hỏi, nhiều cách hỏi khác nhau và quan trọng là giúp học sinh nhận biết từ “khóa”, của vấn đề cần hỏi.

Từ “khóa” ở đây muốn đề cập đến là vấn đề chính, trọng tâm mà đề bài yêu cầu là gì. Trong giai đoạn lịch sử 1930 -1945 có những dạng câu hỏi mà nếu học sinh chỉ cần nhận biết từ “khóa” thì sẽ “mở” được đề và làm bài theo đúng yêu cầu đề ra.

Ví dụ: Sự sáng tạo của Đảng trong việc tập hợp lực lượng cách mạng trong giai đoạn 1930-1945 được biểu hiện như thế nào? Sự sáng tạo đó đã có tác dụng gì đối với thắng lợi Cách mạng tháng Tám?

Vậy từ khóa của câu hỏi trên chính là “sự sáng tạo”, nếu học sinh nắm hiểu được các sự kiện lịch sử, nắm được việc Đảng đã tập hợp lực lượng cách mạng qua hình thức các mặt trận từ 1930-1945 nhưng đánh dấu sự sáng tạo phải đến Hội nghị TW lần thứ 8 với việc ra đời của Mặt trận Việt Minh, Đảng giải quyết vấn đề mặt trận trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Mặt trận Việt Minh đã có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị mọi mặt và lãnh, kêu gọi nhân dân giành chính quyền trong những ngày Cách mạng tháng Tám,…

Ví dụ khác: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong việc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đưa đến thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Từ khóa của vấn đề nêu trên chính là “trực tiếp”. Khi học sinh hiểu được các sự kiện lịch sử, tìm ra từ khóa sẽ xác định được nội dung mà đề bài cần hỏi.

Thực chất của vấn đề trên là cần làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941 -1945 (vì năm 1941 Bác mới về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng), hơn nữa một thông tin để học sinh xác định được mốc thời gian là tên của Bác – “Hồ Chí Minh” xuất hiện từ năm 1942…

Cùng với cụm từ khóa “trực tiếp”, học sinh sẽ xác định được đúng mốc thời gian và đưa vào bài thi các sự kiện lịch sử phù hợp.

Kỹ năng làm bài thi

Cô Huyền cho biết, một học sinh có kiến thức lịch sử phong phú là hết sức cần thiết nhưng chưa đủ, cần có kỹ năng làm bài tốt để biến những kiến thức đó thành một bài sử có sức thuyết phục.

Cũng giống như các nội dung lịch sử khác, khi đề bài có nội dung lịch sử liên quan đến giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945, học sinh cần đọc kĩ đề bài, gạch chân những cụm từ “khóa”, xác định thời gian, vấn đề mà đề bài hỏi,…sau đó lập dàn ý.

Cần nhớ nguyên tắc của việc giải quyết một vấn đề lịch sử là phải trả lời ba câu hỏi: Vì sao sự kiện đó diễn ra? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm? Việc trả lời tốt ba câu hỏi trên sẽ tạo ra sự chặt chẽ, logic của một bài thi Lịch sử.

Thi học sinh giỏi hiện nay theo hình thức thi tự luận. Xu hướng đề thi học sinh giỏi là có nhiều câu (khoảng 5-7 câu). Trong thời gian có hạn (180 phút) đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian, giải quyết đề và trình bày bài.

Học sinh phải chú ý đến cách hành văn, lập luận, bởi vì giá trị của một bài thi tốt không chỉ được xem xét, đánh giá ở nội dung mà còn ở phương pháp trình bày bài làm khoa học, chữ viết đẹp, không vấy bẩn hay tẩy xoá…

Những kĩ năng đó không phải ngày một ngày hai có được mà phải là một quá trình, nó phải được từng bước hình thành ngay từ khi các em học lớp 10 trường THPT.

Để hình thành những kĩ năng học lịch sử nói trên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiệm, tự luận và thực hành…

Trong quá trình cho học sinh luyện tập làm đề, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, tránh hiện tượng câu thì viết quá dài ảnh hưởng đến thời gian và không kịp làm các câu sau. Cách xác định thời gian tương đối cho mỗi câu nên căn cứ vào thang điểm cho ở mỗi câu hỏi của đề thi.

Video liên quan

Chủ đề