Hướng dẫn trình bày luận văn đại học cần thơ năm 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc  Cần Thơ, ngày 20 tháng 08 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định tạm thời cách trình bày

chuyên đề, tiểu luận, luận văn, luận án

TRƯỞNG KHOA

  • Căn cứ Điều 41 của “Điều lệ Trường Đại học” ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Khoa;
  • Căn cứ công văn số 2825/QĐ-ĐHCT, ngày 10/10/2012 về việc ban hành danh mục văn bản Hiệu trưởng uỷ quyền cho các Phó Hiệu trưởng ký thay, thủ trưởng các đơn vị thuộc Trường ký thừa lệnh và ký thừa uỷ quyền;

Theo ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ và Hội đồng Khoa Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy định tạm thời cách trình bày chuyên đề, tiểu luận, luận văn, luận án áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo thuộc Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ học kỳ I năm 2013 – 2014. Tất cả các văn bản trước đây của Khoa trái với nội dung quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông Trưởng bộ môn, Chánh Văn phòng, sinh viên, học viên và các đơn vị của Khoa có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TRƯỞNG KHOA

Nơi nhận:

  • Toàn thể CBVC Khoa,
  • web
  • Lưu VT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

CÁCH TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ, TIỂU LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

(Ban hành theo Quyết định số 326/KT, ngày 20. của Trưởng Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh)

CHƯƠNG 1

YÊU CẦU CHUNG CỦA LUẬN VĂN

Để thuận tiện cho việc trình bày, luận văn trong quy định này được hiểu đó là chuyên đề, tiểu luận, luận văn, luận án. Học viên được hiểu là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. 1 Ngôn ngữ: Trong luận văn chỉ dùng tiếng Việt, không sử dụng tiếng nước ngoài (kể cả đồ thị, biểu đồ, hình vẽ,...); trường hợp cần chú giải bằng thuật ngữ và danh pháp khoa học (tiếng La tinh) thì phải được đặt trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Thuật ngữ : Đối với tiếng Việt thì căn cứ vào những quy định trong tự điển bách khoa làm căn cứ, tuy nhiên nếu có trường hợp từ có hai cách viết thì nên chọn một và thống nhất trong cả bài viết. Trình bày : Đối với tên khoa học thì in nghiêng, không gạch dưới; không viết hoa sau dấu hai chấm nếu chỉ làm rõ nghĩa, nếu là một câu thì viết hoa chữ đầu. Các danh từ riêng là từ kép thì phải viết hoa cả hai từ (ví dụ: Cần Thơ, Vĩnh Long,..) và từ chỉ vùng hay vị trí địa lý thì cũng viết hoa (ví dụ: phía Bắc, phía Đông,..) (có thể xem thêm chi tiết trong Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Phụ lục VI: Viết hoa trong văn bản hành chính của Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ) 1 Kiểu chữ và cỡ chữ: Luận văn phải thống nhất kiểu và cỡ chữ. Kiểu chữ quy định là Times New Roman và cỡ chữ 13. Một số trường hợp khác cỡ chữ 13 sẽ được quy định cụ thể. 1 Khổ trang, lề trang và cách khoảng (Tab): Giấy A4 (21 x 29,7 cm), giấy trắng chất lượng tốt. Lề trái 4,0 cm; Lề phải, trên, dưới: 2,5 cm. Header và footer 1,0 cm. Không ghi tên đề tài, tên học viên, cán bộ hướng dẫn ở đầu trang và cuối trang. 1 Cách dòng (hàng): Luận văn phải được trình bày cách dòng là 1,2 (line spacing=1,2). Tuy nhiên, các trường hợp sau thì cách dòng là 1: Tài liệu tham khảo, bảng, hình, phụ lục, ghi chú cho bảng,... Giữa các mục và đoạn văn phía trên cách dòng 6 (thực hiện paragraph spacing before 6 pt và after 0 pt).

1 Hình

Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ... phải được đặt theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Tên gọi chung các loại trên là hình.

Hình phải chọn kích cỡ sao cho cân đối. Hình thường được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu hình nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết. Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu hình phải quay vào chỗ đóng bìa. Hình nên để ở chế độ in line with text để không bị chạy, canh giữa và không làm khung cho hình.

- Đánh số hình : Mỗi hình đều được bắt đầu bằng chữ "Hình" sau đó là số Á Rập theo chương và theo số thứ tự (ví dụ: Hình 1 là hình thứ hai của chương 1)

- Tên hình: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian được biểu hiện trong hình (tránh dùng tên chung chung như kết quả của điều tra 1 hay 2). Số thứ tự của hình và tên hình được đặt ở phía dưới hình, đặt giữa dòng, chữ thường, cỡ chữ 13.

  • Ghi chú trên hình: Các ghi chú trên hình nên tránh viết chữ tắt gây khó hiểu cho người đọc. Trường hợp ghi chú dài thì ghi cuối hình. Chữ thường, cỡ chữ 10.

- Phần ghi chú ở cuối hình: Được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng hoặc nguồn tài liệu. In nghiêng, cỡ chữ 11.

Ví dụ:

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2009 Hình 2 Phân phối các nguồn thu nhập của hộ gia đình

1 Bảng

Bảng phải được trình bày số liệu gọn, tránh quá nhiều số liệu làm cho bảng trở nên phức tạp và khó hiểu. Bảng phải được đặt tiếp theo ngay sau phần được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Bảng thường được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu bảng nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết. Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang. Trường hợp bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không cần viết lại tên bảng nhưng phải có tên của các cột. Nếu

bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng bìa. Nguyên tắc trình bày bảng số liệu theo nguyên tắc thống kê.

- Đánh số bảng : Mỗi bảng đều được bắt đầu bằng chữ "Bảng" sau đó là số Á Rập theo chương và theo số thứ tự (như đánh số hình).

- Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian được biểu hiện trong bảng. Số thứ tự của bảng và tên bảng được đặt ở phía trên bảng, canh trái, chữ thường, cỡ chữ 13. Khi xuống dòng nội dung tương đối rõ nghĩa.

- Chỉ tiêu theo cột: Tên cột phải ngắn gọn, dễ hiểu. Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ. Tên cột có thể viết tắt, nhưng phải được chú giải ở cuối bảng. Chữ thường, cỡ chữ có thể từ 12-13.

- Chỉ tiêu theo hàng: Tên hàng phải ngắn gọn, dễ hiểu. Chữ thường, canh trái, cỡ chữ có thể từ 12-13.

- Đơn vị tính:

  • Đơn vị tính chung: Nếu toàn bộ số liệu trong bảng cùng đơn vị tính thì đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng.
  • Đơn vị tính riêng theo cột: Nếu từng chỉ tiêu theo cột khác nhau thì đơn vị tính được đặt dưới chỉ tiêu của cột.
  • Đơn vị tính theo hàng: Nếu từng chỉ tiêu theo hàng đơn vị tính khác nhau thì đơn vị tính được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc có thêm cột đơn vị tính.

- Cách ghi số liệu trong bảng: Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị tính phải nhận cùng một số lẻ thập phân. Số liệu ở các hàng (cột) khác nhau đơn vị tính không nhất thiết có cùng số lẻ với hàng (cột) tương ứng. Số liệu được canh phải.

Một số ký hiệu quy ước: + Nếu không có tài liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-“ + Nếu số liệu còn thiếu thì trong ô ghi dấu “...” + Trong ô nào đó không có liên quan đến chỉ tiêu, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa thì đánh dấu “x”.

- Phần ghi chú ở cuối bảng: được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng:

  • Nguồn tài liệu: nêu rõ thời gian, không gian.
  • Các chỉ tiêu cần giải thích.

Trích dẫn trực tiếp: là trích dẫn nguyên văn, phải đảm bảo tính chính xác từ ngữ, định dạng của tác giả được trích dẫn. Nội dung trích dẫn đặt trong dấu ngoặc kép.

Trích dẫn gián tiếp: là sử dụng cụm từ, ý tưởng, kết quả hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả theo ý, cách viết của mình trong bài viết.

Nếu tên tác giả đặt ở đầu câu: thì đặt năm xuất bản, trang trong dấu ngoặc đơn (ví dụ: Cormack (1994, trang 32-33) phát biểu rằng “khi viết bài mà bài viết đó có các độc giả là giới chuyên môn học thuật đọc, người viết luôn luôn/lúc nào cũng phải nêu nguồn trích dẫn từ các công trình đã xuất bản”)

Nếu tác giả đặt ở cuối câu: thì đặt tên tác giả, năm xuất bản, trang trong dấu ngoặc đơn (ví dụ: Việc tham khảo và trích dẫn các tài liệu đã xuất bản là một đặt trưng của việc viết những bài cho đối tượng độc giả là những nhà chuyên môn học thuật (Cormack, 1994). Cách ghi nguồn trích dẫn Ví dụ minh họa Một tác giả: Tên tác giả, năm xuất bản, trang

UNDP (2009, trang 25) nhận định ... ... (UNDP, 2009, trang 25) Hai tác giả: Ghi cả hai tên tác giả, nối với nhau bằng chữ và hoặc chữ and (tiếng Anh)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 76) .... ... (Bellamy and Taylor, 1998, pp) Nhiều hơn hai tác giả: Chỉ ghi tên một tác giả hoặc chữ et al (tiếng Anh)

Võ Thành Danh và cộng sự (2005) ... ... (Henderson et al., 1987, p)

Tác giả có nhiều hơn một tài liệu xuất bản trong năm: Thì ghi thêm a,b,c đi kèm sau năm

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (2005a, 2005b) thu nhập bình quân đầu người....

1 Tài liệu tham khảo

Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong nội dung bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo với những thông tin chi tiết về tài liệu đó và ngược lại.

Tất cả các tài liệu nước ngoài phải được viết nguyên văn, không viết theo kiểu phiên âm. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài ít người Việt biết thì có có thể ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.

Tài liệu tiếng nước ngoài đã được chuyển sang tiếng Việt thì sắp xếp vào danh mục tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê trong danh mục tiếng nước ngoài (mặc dù đăng bài hoặc xuất bản tại Việt Nam).

Sử dụng Hệ thống trích dẫn của Harvard Anglia Ruskin University (Cambride & Chelmsford) (xem phụ lục 3)

CHƯƠNG 2

HÌNH THỨC CỦA LUẬN VĂN

Thông thường bố cục của một luận văn như sau: TT Mô tả Ghi chú 1. Trang bìa chính Không tính số trang 2. Trang bìa phụ Không tính số trang 3. Trang chấp nhận của hội đồng Dành cho luận văn cao học 4. Lời cảm tạ 5. Trang kính tặng (nếu có) 6. Tóm tắt tiếng Việt Dành cho Cao học, NCS 7. Tóm tắt tiếng Anh Dành cho Cao học, NCS 8. Trang cam kết kết quả 9. Trang nhận xét của cơ quan thực tập Dành cho Đại học 10. Mục lục 11. Danh sách bảng 12. Danh sách hình 13. Danh mục từ viết tắt 14. Phần chính luận văn

  • Chương 1: Giới thiệu
  • Chương 2: Tổng quan tài liệu Áp dụng cho Cao học và Nghiên cứu sinh.
  • Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
  • Chương 4: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu
  • Chương 5: Kết quả và thảo luận. Tùy theo đề tài có thể chia làm nhiều chương Chương ...: Kết luận và kiến nghị
  • Tài liệu tham khảo
  • Phụ lục

2. Trang tóm tắt

Khoảng 200 – 350 từ đối với luận văn cao học và 500 – 700 từ đối với luận án tiến sĩ. Tóm tắt trình bày 4 nội dung chính:

  • Giới thiệu chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
  • Mô tả một số phương pháp nghiên cứu chính của nghiên cứu.
  • Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các nhận định chính.
  • Các kết luận và đề xuất chính. Trong phần tóm tắt của luận văn nên tránh dùng hình, bảng và không trích dẫn tài liệu tham khảo.

2. Lời cảm tạ

Thường là lời cảm tạ đến người hướng dẫn, người giúp đỡ, người/đơn vị tài trợ/dự án/đề tài để luận văn được hoàn thành.

Mẫu:

LỜI CẢM TẠ

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng) ..............................................................................................................

.....................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm ..... Người thực hiện

2 Trang xác nhận của Hội đồng (dành cho Cao học)

Trang này gồm tất cả chữ ký, tên của các thành viên hội đồng và cán bộ hướng dẫn xác nhận kết quả bảo vệ luận văn cao học. (xem phụ lục 2).

2 Trang cam kết kết quả

Mẫu:

TRANG CAM KẾT

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng) Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm ..... Người thực hiện

Nếu học viên sử dụng số liệu của đề tài hay dự án nào đó thì phải có giấy xác nhận cho phép sử dụng số liệu của chủ nhiệm đề tài, dự án để lưu hồ sơ của học viên)

Mẫu:

TRANG CAM KẾT

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng) Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài/dự án .......... Tên dự án .......... Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.

Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm ..... Người thực hiện

2 Mục lục

Trình bày chi tiết tối đa đến mục cấp 2, số trang. Riêng phần phụ lục thì không trình bày chi tiết.

Mẫu:

MỤC LỤC

(Chữ in hoa, cỡ chữ 14, đặt giữa dòng) Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................

1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................

1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................

1.2 Mục tiêu tổng quát............................................................................................

1.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................

2 Danh sách bảng

Liệt kê chính xác tên của các bảng trong bài viết và trong phần phụ lục và số trang tương ứng.

2 Tài liệu tham khảo

Liệt kê tất cả những tài liệu đã được trích dẫn trong bài viết, cần phải viết chính xác tên và họ để người đọc có thể truy tìm tài liệu khi cần. Áp dụng tiêu chuẩn của Harvard (Xem phụ lục 1).

Lưu ý: Tất cả các tác giả được trích dẫn trong bài viết thì phải ghi ở phần tài liệu tham khảo và ngược lại tất cả các tài tiệu tham khảo thì phải được trích dẫn trong bài viết, tránh liệt kê thiếu hay dư tài liệu tham khảo.

2 Phụ lục

Đặt ngay sau phần tài liệu tham khảo. Phụ lục là phần số liệu thô, các bảng xử lý thống kê, hình vẽ, hình chụp, các bảng số liệu ít quan trọng không đưa vào bài viết, bảng câu hỏi,.... Có thể nhóm chúng thành phụ lục lớn theo chủ đề.

2. Nội dung chính của luận văn

Nội dung chính của luận văn gồm nhiều chương. Tùy theo nội dung nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành, bậc đào tạo mà có số chương khác nhau, nhưng thông thường gồm các chương sau:

Chương 1: GIỚI THIỆU Giới thiệu chủ đề nghiên cứu của luận văn để làm rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chủ đề. Nội dung bao gồm bối cảnh, đặt ra các giả thuyết và mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được. Riêng đối với luận án tiến sĩ cần có thêm các mục như ý nghĩa của luận án và những điểm mới của luận án. Chương này thường gồm các phần sau:

1 Đặt vấn đề nghiên cứu: Nêu lý do hay sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu.

1 Mục tiêu nghiên cứu

1.2 Mục tiêu chung: Mục tiêu cơ bản, cuối cùng, tổng quát của đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu cụ thể: Phát triển mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn, ở mức độ chi tiết, nhằm nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của đề tài.

1 Phạm vi nghiên cứu

1.3 Không gian: Địa bàn, cơ quan nghiên cứu. 1.3 Thời gian: Thời gian thu thập số liệu, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. 1.3 Đối tượng nghiên cứu .... Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nội dung phải tổng quan được tài liệu liên quan đến chủ đề của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. Tài liệu phải cập nhật, viết có tính

phân tích tổng hợp chứ không làm tóm tắt các kết quả nghiên cứu từ tài liệu lược khảo. Phải ghi đầy đủ họ và tên tác giả, năm, tên bài nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, số liệu, phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu.

Chương này chỉ áp dụng đối với bậc cao học và nghiên cứu sinh. Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3 Cơ sở lý luận

Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu (hệ thống hóa về lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở cho phân tích thực tiễn).

Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong đề tài nghiên cứu (dựa vào các lý thuyết, nghiên cứu từ trước đến nay) giúp người đọc hiểu được nghiên cứu của tác giả.

3 Phương pháp nghiên cứu

3.2 Phương pháp thu thập số liệu Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, người viết cần trình bày một cách chi tiết và lý giải về thiết kế mẫu (phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu, địa bàn) và phương pháp thu thập số liệu. Đối với đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, thông tin chi tiết về nguồn số liệu sẵn có cần phải được trình bày.

3.2 Phương pháp phân tích số liệu

  • Trình bày và thảo luận các lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các kết quả thực hiện về vấn đề nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước, những vấn đề chưa được nghiên cứu hay những thiếu sót còn tồn tại trong các nghiên cứu trước để làm cơ sở cho các bổ sung, phát triển trong nghiên cứu này tại nội dung về xây dựng mô hình nghiên cứu ở bước tiếp theo.
  • Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn (ví dụ mô hình sự thỏa mãn của nhân viên, mô hình lòng trung thành của khách hàng...). Phần này sẽ trình bày chi tiết các giả thuyết cần kiểm định trong mô hình nghiên cứu. Các biến số trong mô hình phải được định nghĩa rõ ràng (cách thức đo lường và đơn vị tính).
  • Trình bày chi tiết về phương pháp phân tích. Người viết phải trình bày các phương pháp, công cụ được sử dụng nhằm giải quyết mục tiêu chính của đề tài đã được đưa ra ở chương 1.

Chương...: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Căn cứ vào kết quả chính của nghiên cứu để đưa ra các kết luận trong mối liên hệ với mục tiêu của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo (nếu có). Lưu ý khi viết kết luận thì không giải thích và đề xuất phải gắn với chủ đề của luận văn.

TRƯỞNG KHOA

PHỤ LỤC 1

TRANG BÌA CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA ................

(cỡ chữ 14, in đậm)

HỌ TÊN TÁC GIẢ

(cỡ chữ 14, in đậm )

TÊN ĐỀ TÀI .........

(cỡ chữ 20, in đậm)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành...............

Mã số ngành: ..........

(cỡ chữ 14, in đậm, mã số theo Danh mục ngành cấp 4)

Tháng-Năm (cỡ chữ 13)

PHỤ LỤC 2

TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn “....................”, do học viên .................. thực hiện dưới sự hướng dẫn của.............................. Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ...............

.

Ủy viên Thư ký

(Ký tên) (Ký tên)


GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

Phản biện 1 Phản biện 2

(Ký tên) (Ký tên)


GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng

(Ký tên) (Ký tên)


GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

Cán bộ hướng dẫn 2

(Ký tên)


GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

PHỤ LỤC 3

LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Những điểm chung

Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong nội dung bài viết có trong danh mục tài liệu tham khảo với các thông tin chi tiết về những tài liệu đó. Hạn chế tối đa ghi trong danh mục những tài liệu đã không được trích dẫn trong nội dung bài viết.

Tất cả các tài liệu tiếng nước ngoài phải được viết nguyên văn, không viết theo kiểu phiên âm. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài ít người Việt biết thì có thể ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.

Tài liệu của tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt bằng tiếng nước ngoài thì có thể liệt kê tài liệu trong danh mục tiếng nước ngoài (mặc dù đăng bài, hoặc xuất bản tại Việt Nam.

Các tài liệu tiếng Anh, áp dụng 100% theo hệ thống trích dẫn Hardvard của Đại học Anglia Ruskin University (Cambride & Chelmsford). Đối với tài liệu tiếng Việt chỉ có một số sự khác biệt và bổ sung cho phù hợp với cách viết tiếng Việt, là phần họ và tên của tác giả. Đối với các tài liệu viết bằng ngôn ngữ khác (Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật,...) học viên tham khảo cách trích dẫn được áp dụng phổ biến tại các cơ sở đào tạo đại học ở nước đó, hoặc các nguồn hướng dẫn tin cậy khác.

Tài liệu do các tổ chức thực hiện: ghi tên cơ quan, tổ chức thực hiện hay ban hành, công bố. Có 2 cách viết khác nhau có thể sử dụng: theo tên đầy đủ hoặc cụm từ viết tắt (đối với các tổ chức nhiều người biết đến).

Tất cả các tài liệu tham khảo trong danh mục được xếp theo nguyên tắc thứ tự vần ABC của tên tác giả. (Chỉ dẫn: dùng lệnh Sort trong Microsoft Word để thực hiện).

II. Quy định cụ thể

Các thông tin chi tiết của một tài liệu đã được trích dẫn trong phần nội dung bài viết phải ghi trình tự và định dạng nhất quán. Điều này, máy tính có thể hỗ trợ khi soạn thảo văn bản bằng phần mềm Microsoft Word. Với Microsoft Word, phiên bản 2010 có thể giúp học viên lập danh mục tài liệu tham khảo tự động, theo định dạng quy ước và nhất quán, đối với từng loại tài liệu trích dẫn. Học viên sử dụng mục Reference/Chọn Style: Harvarrd Anglia. Vào mục Manage Souerces để nhập thông tin liên quan. Sau đó vào mục Bibliography/chọn Inseert. Với phiên bản 2007, học viên cần download thêm style theo thông tin tìm kiếm trên Google như sau : BibbWord : Microsoft Word Ciation and mục Bibliography styles.