Kết bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị

Bài viết này mình giới thiệu tới bạn 10 kết bài vợ chống A Phủ. Những kết bài này được trích từ những bài viết đạt điểm tối đa. Đây cũng là tư liệu tham khảo giúp bạn có thể tự viết được kết bài chinh phục người chấm. Chúng ta bắt đầu nhé

Kết bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị

1. Kết bài vợ chồng A Phủ thứ nhất

Trong khung cảnh tăm tối, ngột ngạt, tù túng, tàn bạo, chúng ta thấy có bản năng sống đầy chất thơ của nhân vật Mị bùng sáng lên. Sức sống tiềm tàng, trẻ trung không dập tắt được của Mị là một bài ca hùng hồn về sự sống đồng thời cũng là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bọn phong kiến, thần quyền vùng núi cao Tây Bắc trước năm 1954,

2. Kết bài vợ chồng A Phủ

Tô Hoài đã trân trọng từng bước trưởng thành của Mị và A Phủ. Cái nhìn của ông về hai nhân vật này là một cái nhìn nhân đạo. Ông cảm thông nỗi đau của Mị và A Phủ, mặt khác ông trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này. Phải chăng, chính cái nhìn đó đã tạo nên giá trị của tác phẩm.

3. Kết bài vợ chồng A Phủ

Sự miêu tả tâm lí đã làm cho nhân vật Mị có da có thịt, có hồn. Thành công trong miêu tả tâm lí của Tô Hoài không là ngẫu nhiên. Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc đời qua cái riêng. Khi nhà văn thực sự sống với cuộc đời cá thể, cụ thể của nhân vật thì ông có thể phát hiện ra sự sống và quy luật của nghệ thuật.

4. Kết bài vợ chồng A Phủ

Tô Hoài đã khá thành công khi phân tích tâm lí nhân vật một cách sắc sảo. Sự thành công ấy, ngoài vốn sống, vốn hiểu biết về con người và vùng đất Tây Bắc còn là do tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với những người dân nghèo miền núi thuở trước.

5. Kết bài vợ chồng A Phủ

Khi đi vào thể hiện cảnh ngộ bất hạnh cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ, tác phẩm văn học có điều kiện để đạt tới chiều sâu nhân đạo, để khơi gợi niềm đồng cảm thiết tha ở bạn đọc. Với nhân vật Mị, Tô Hoài đã làm được điều ấy. Vợ chồng A Phủ đã xây dựng thành công một hình tượng người phụ nữ Tây Bắc với vẻ đẹp phong phú, đa dạng. Một cô Mị xinh đẹp, hồn nhiên là thế mà có những lần tìm đến cái chết để tự giải thoát. Một cô Mị dằn lòng chấp nhận kiếp sống nô lệ, tưởng chừng chai lì, mê mụ đi trong cái khổ mà vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Cô Mị ấy đã vùng lên cắt đứt sợi dây trói của cường quyền, thần quyền để đi tới tự do. Thành công của hình tượng này chứng tỏ sự am hiểu, niềm đồng cảm sâu sắc của Tô Hoài đối với người phụ nữ lao động miền núi Tây Bắc, chứng tỏ khả năng nắm bắt và diễn tả tài tình quá trình tâm lí phức tạp, tinh tế của cây bút văn xuôi vào loại hàng đầu trong văn học Việt Nam hiện đại.

6. Kết bài vợ chồng A Phủ

Thành công của Tô Hoài là đã hát thật lòng mình khúc ca đáng yêu về đất trời và con người Tây Bắc, đã vẽ bức tranh xuân để nâng niu khát vọng sống vĩnh cửu của con người – bằng ngôn ngữ – có phần lắng đọng và âm vang của thơ.

Mỗi kết bài vợ chồng A phủ đều có những ý hay riêng nên bạn cần đọc ý để lọc ra ý phù hợp với bài ngữ văn mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mở bài vợ chồng A phủ ở bài trước để bài văn trở lên hay hơn. Chúc bạn đạt điểm cao.

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ hay nhất

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Kết bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị
Chia sẻ

Kết bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị
Bình luận

Bài tiếp theo

Kết bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Kết bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị
Kết bài vợ chồng a phủ hay

 “Nhà văn tồn tại ở trên đời thì  trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường và tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người với cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn đã  mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn đã tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người  mà không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị thì  trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thì  nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn  được với sứ mệnh ấy khi đã mang đến cho người đọc một hình tượng ra nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng  rất mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.

Kết bài vợ chồng a phủ hay (mẫu 2)

Bằng  với tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu rất sâu sắc về đời sống và văn hóa ở  vùng đất Tây Bắc, thì trong truyện ngắn của Vợ chồng A Phủ thì nhà văn Tô Hoài đã không chỉ dựng lên được bức tranh thiên nhiên  rất đẹp đẽ và khoáng đạt mà còn giúp cho người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống và với thân phận của  những người nông dân ở  Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người rất khốn khổ bị vây hãm và bị chà đạp bởi cường quyền và  thần quyền: Mị và   A Phủ thế nhưng,  dù có  bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn có thể  mang theo được  niềm tin và  sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Kết bài hay cho vợ chồng a phủ (mẫu 3)

 Tây Bắc là  một mảnh hồn  rất thiêng của núi cao sông dài và còn là một miền đất hứa có khả năng sản sinh ra được nhiều năng lượng dồi dào cũng như  để truyền cảm hứng  rất mãnh liệt cho biết bao nhà văn và  nhà thơ, để rồi họ có thể  viết nên được những trang thơ và trang văn lấp lánh cuốn hút. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã phả hồn vào với bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh như  “chất vàng mười” trong một hình tượng của  người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và đã phả vào với  trang viết của Tô Hoài với sức sống tiềm tàng rất mãnh liệt của con người lao động. Đó cũng là một sức sống thật sự là bền bỉ và rất  tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần  đã gấp trang sách lại ta không thể nào mà  quên được.

Kết bài hay nhất cho vợ chồng a phủ (mẫu 4)

Thông qua được những miêu tả rất chi tiết về thái độ cũng như là  những chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn của Vợ chồng A Phủ đã làm nổi bật lên được vẻ đẹp của sức sống với  tiềm tàng bên trong của Mị hay cũng chính là một sức sống của những con người nông dân nghèo ở vùng núi Tây Bắc. Giá trị nhân văn rất sâu sắc của truyện ngắn này còn thể hiện được ở chỗ Tô Hoài đã không chỉ hướng đến để phản ánh cuộc sống khổ đau của người nông dân mà còn hướng họ và hướng  đến con đường “sáng” để  đi theo cách mạng để giải phóng bản thân và giải phóng quê hương, đất nước.

Kết bài phân tích hay cho vợ chồng a phủ (mẫu 5)

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một  truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rất sâu sắc khi đã  lên án thế lực cường quyền và  thần quyền lạc hậu với  bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ và đọa đầy. Đồng thời, “Vợ chồng A Phủ” cũng là một tiếng nói cảm thông và trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo và  bất hạnh như Mị và  A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt đi tự do và  hạnh phúc đồng thời cũng ca ngợi và  trân trọng  với sức sống tiềm tàng bên trong cảu  những con người khốn khổ ấy.

THAM KHẢO THÊM

CHI TIẾT: Mở bài vợ chồng a phủ hay

CHI TIẾT: Kết bài ai đã đặt tên cho dòng sông hay