Khái niệm dân vận chính quyền là gì

Suốt quá trình chiến tranh đến khi đất nước hòa bình thì Đảng và nhà nước ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Thực hiện tốt công tác dân vận là điều kiện quan trọng hàng đầu bảo đảm sự lãnh đạo thành công của Đảng.

Đồng thời cũng củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân được bền chặt và gắn kết hơn. Vậy công tác dân vận là gì? Nhiệm vụ của công tác dân vận như thế nào?

Để trả lời những câu hỏi nêu trên, chúng tôi xin mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để nắm được những thông tin hữu ích trong công tác dân vận của nhà nước ta qua các giai đoạn, thời kỳ.

Trước kia chủ tịch Hồ Chí Minh của ta có giải thích rằng: Dân vận là hoạt động thông qua hành động hoặc lời nói, chữ viết để vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào.

Từ việc vận động đó để đóng góp sức dân thành lực lượng nhân dân và từ lực lượng nhân dân thành lực lượng toàn dân, để cùng nhau tiếp sức, thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho.

Từ giải thích của chủ tịch về khái niệm dân vận từ đó chúng ta có thể đưa ra câu trả lời về Công tác dân vận  là việc chính quyền, đoàn thể những người có chức trách, nhiệm vụ được nhà nước tin tưởng giao phó thực hiện các nhiệm vụ về: khi dân có vấn đề chưa hiểu phải tìm mọi cách giải thích để dân hiểu rõ, nắm được thông tin và bản chất của vấn đề.

Trước những vấn đề phải có sự bàn bạc, lắng nghe, trao đổi hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân; khi thi hành công việc, nhiệm vụ phải theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích; khi thực hiện, thi hành xong cùng dân rút kinh nghiệm, đưa ra bài học để những lần sau cố gắng hoàn thành tốt hơn nữa.

Ai phụ trách công tác dân vận?

Ai phụ trách công tác dân vận? Trước kia theo Bác, đó là tất cả cán bộ chính quyền, tất cả các cán bộ đoàn thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân và những người này phải làm gương, phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm và học theo.

Ngày nay công tác dân vận có nhiều sự thay đổi hơn so với trước kia. Nếu trước kia dân vận nhiều khi là phải đến trực tiếp tại nhà để tuyên truyền, để giải thích cho từng hộ dân hiểu thì nay công tác dân vận trở nên đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

Thông qua sự phát triển của công cụ thông tin, truyền thông mạnh qua báo đài, ti vi, truyền thanh, mạng internet… thì thực sự việc truyền tải thông tin, chính sách, tuyên truyền, giáo dục của Đảng và nhà nước đến với nhân dân rất nhanh chóng.

Nhưng không phải vì thế mà ta quên đi tính chất của công tác dân vận về sự sâu sát, lắng nghe, bàn bạc, trao đổi cùng với người dân. Tùy theo mỗi đối tượng, tầng lớp mà từ đó Đảng, nhà nước sẽ có những biện pháp, cách thức khác nhau để phù hợp với nội dung truyền tải.

Khái niệm dân vận chính quyền là gì

Khẩu hiệu của công tác dân vận

Khẩu hiệu trong công tác dân vận đến tận bây giờ vẫn được nhà nước ta áp dụng theo những đúc kết từ chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Đây là phương pháp dân vận rấ hiệu quả và bắt buộc những cán bộ dân vận phải nắm được và thực hiện đúng theo phương pháp về:

– Óc nghĩ: Người làm công tác dân vận phải có trí tuệ, phải biết tìm tòi để phân tích chính xác tình hình, cuộc sống của nhân dân và luôn tỉnh táo, biết suy nghĩ biết vận động sáng tạo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để mang lại hiệu quả dân vận.

– Mắt trông: Người thực hiện công tác dân vận điều quan trọng là phải biết quan sát mọi sự việc để từ đó hiểu bản chất, xác định được đúng, sai, để có thể tham mưu, đưa ra các giải pháp đúng đắn kịp thời xử lý, khắc phục tình trạng.

– Tai nghe: Người làm công tác dân vận phải nắm được các nguồn tin từ nhân dân, tức là phải biết nghe dân nói, từ đó hiểu những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân.

– Chân đi: Người làm công tác dân vận phải dành thời gian đi khảo sát tình hình thực tế, để lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nẩy sinh trong dân.

 – Miệng nói: Người cán bộ dân vận phải có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng theo đúng chủ trương của nhà nước.

– Tay làm: Người thực hiện công tác dân vận trước hết phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói thì tay làm để từ đó làm gương cho nhân dân học theo, tránh kiểu chỉ nói hay mà không làm thì chỉ là nói xuông, không có giá trị.

Nhiệm vụ công tác dân vận

Công tác dân vận ở thời kì nào cũng mang vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của cả một dân tộc, một đất nước. Bởi công tác Dân vận kém thì việc gì cũng kém còn Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công. Dân vận tốt thì giữa Đảng nhà nước và nhân dân mới có sự gắn kết, bền chặt, đồng lòng cùng chí hướng, đất nước mới giàu mạnh, phát triển được.

Để công tác dân vận thành công thì người thực hiện công tác dân vận phải luôn chú trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, động viên kịp thời, ban dân vận phải biết lắng nghe, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Đồng thời mỗi người thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận hay trong các hoạt động ứng xử, tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thì tất cả những người có chức trách nhiệm vụ cần thể hiện sự cầu thị, lắng nghe, tôn trọng, hiểu biết, chia sẻ…thì dân vận sẽ ngày càng khéo, sự đồng thuận ủng hộ chính quyền sẽ ngày càng cao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi việc giải đáp các thắc mắc về Công tác dân vận là gì cùng những vấn đề liên quan. Khách hàng muốn tìm hiểu kỹ hơn về dân vận có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm dân vận, công tác dân vận
  • 2. Chủ thể thực hiện công tác dân vận
  • 3. Khẩu hiệu của công tác dân vận
  • 4. Nhiệm vụ công tác dân vận
  • 5. Phương cách dân vận theo quan điểm của Bác

1. Khái niệm dân vận, công tác dân vận

Trước kia chủ tịch Hồ Chí Minh của ta có giải thích rằng: Dân vận là hoạt động thông qua hành động hoặc lời nói, chữ viết để vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào.

Từ việc vận động đó để đóng góp sức dân thành lực lượng nhân dân và từ lực lượng nhân dân thành lực lượng toàn dân, để cùng nhau tiếp sức, thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho.

Từ giải thích của chủ tịch về khái niệm dân vận từ đó chúng ta có thể đưa ra câu trả lời về Công tác dân vận là gì? Đó là việc chính quyền, đoàn thể những người có chức trách, nhiệm vụ được nhà nước tin tưởng giao phó thực hiện các nhiệm vụ về: khi dân có vấn đề chưa hiểu phải tìm mọi cách giải thích để dân hiểu rõ, nắm được thông tin và bản chất của vấn đề.

Trước những vấn đề phải có sự bàn bạc, lắng nghe, trao đổi hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân; khi thi hành công việc, nhiệm vụ phải theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích; khi thực hiện, thi hành xong cùng dân rút kinh nghiệm, đưa ra bài học để những lần sau cố gắng hoàn thành tốt hơn nữa.

2. Chủ thể thực hiện công tác dân vận

Trước kia theo Bác, đó là tất cả cán bộ chính quyền, tất cả các cán bộ đoàn thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân và những người này phải làm gương, phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm và học theo.

Ngày nay công tác dân vận có nhiều sự thay đổi hơn so với trước kia. Nếu trước kia dân vận nhiều khi là phải đến trực tiếp tại nhà để tuyên truyền, để giải thích cho từng hộ dân hiểu thì nay công tác dân vận trở nên đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

Thông qua sự phát triển của công cụ thông tin, truyền thông mạnh qua báo đài, ti vi, truyền thanh, mạng internet… thì thực sự việc truyền tải thông tin, chính sách, tuyên truyền, giáo dục của Đảng và nhà nước đến với nhân dân rất nhanh chóng.

Nhưng không phải vì thế mà ta quên đi tính chất của công tác dân vận về sự sâu sát, lắng nghe, bàn bạc, trao đổi cùng với người dân. Tùy theo mỗi đối tượng, tầng lớp mà từ đó Đảng, nhà nước sẽ có những biện pháp, cách thức khác nhau để phù hợp với nội dung truyền tải.

3. Khẩu hiệu của công tác dân vận

Khẩu hiệu trong công tác dân vận đến tận bây giờ vẫn được nhà nước ta áp dụng theo những đúc kết từ chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Đây là phương pháp dân vận rấ hiệu quả và bắt buộc những cán bộ dân vận phải nắm được và thực hiện đúng theo phương pháp về:

– Óc nghĩ: Người làm công tác dân vận phải có trí tuệ, phải biết tìm tòi để phân tích chính xác tình hình, cuộc sống của nhân dân và luôn tỉnh táo, biết suy nghĩ biết vận động sáng tạo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để mang lại hiệu quả dân vận.

– Mắt trông: Người thực hiện công tác dân vận điều quan trọng là phải biết quan sát mọi sự việc để từ đó hiểu bản chất, xác định được đúng, sai, để có thể tham mưu, đưa ra các giải pháp đúng đắn kịp thời xử lý, khắc phục tình trạng.

– Tai nghe: Người làm công tác dân vận phải nắm được các nguồn tin từ nhân dân, tức là phải biết nghe dân nói, từ đó hiểu những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân.

– Chân đi: Người làm công tác dân vận phải dành thời gian đi khảo sát tình hình thực tế, để lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nẩy sinh trong dân.

– Miệng nói: Người cán bộ dân vận phải có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng theo đúng chủ trương của nhà nước.

– Tay làm: Người thực hiện công tác dân vận trước hết phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói thì tay làm để từ đó làm gương cho nhân dân học theo, tránh kiểu chỉ nói hay mà không làm thì chỉ là nói xuông, không có giá trị.

4. Nhiệm vụ công tác dân vận

Công tác dân vận ở thời kì nào cũng mang vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của cả một dân tộc, một đất nước. Bởi công tác Dân vận kém thì việc gì cũng kém còn Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công. Dân vận tốt thì giữa Đảng nhà nước và nhân dân mới có sự gắn kết, bền chặt, đồng lòng cùng chí hướng, đất nước mới giàu mạnh, phát triển được.

Để công tác dân vận thành công thì người thực hiện công tác dân vận phải luôn chú trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, động viên kịp thời, ban dân vận phải biết lắng nghe, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Đồng thời mỗi người thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận hay trong các hoạt động ứng xử, tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thì tất cả những người có chức trách nhiệm vụ cần thể hiện sự cầu thị, lắng nghe, tôn trọng, hiểu biết, chia sẻ…thì dân vận sẽ ngày càng khéo, sự đồng thuận ủng hộ chính quyền sẽ ngày càng cao.

5. Phương cách dân vận theo quan điểm của Bác

Theo Bác, việc đầu tiên của công tác dân vận là phải tìm mọi cách tuyên truyền, giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng, việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.

Lịch sử nhân loại từ công xã Pa-ri tới nay cho thấy, các cuộc cách mạng xã hội muốn giành được thắng lợi không thể do một nhóm người hay một cá nhân có thể thực hiện được, mà đòi hỏi phải do chính đảng có lý luận tiên phong lãnh đạo, phải biết tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục và vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Nhưng để quần chúng nhân dân có thể một lòng đi theo chính đảng, cùng chính đảng thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng thì họ cần phải thấy được quyền lợi của mình khi tham gia. Theo quan điểm của C. Mác: Tất cả những cái gì mà con người đấu tranh giành lấy đều phải dính liền với lợi ích của họ. Phát triển quan điểm này V.I.Lênin nhận định: Những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng một xu nhỏ, chừng nào người ta không biết kết hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của chính ngay những người đang tham gia cuộc đấu tranh kinh tế, chừng nào người ta không biết kết hợp những lý tưởng đó với những vấn đề chật hẹp và nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày của giai cấp ấy như vấn đề trả công lao động một cách công bằng.

Trong quan niệm của mình về dân vận, Hồ Chí Minh yêu cầu người làm dân vận phải giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu được việc đảng, đoàn thể, vận động họ làm là có lợi cho họ và là nhiệm vụ của họ, họ phải hăng say thực hiện. Mục đích của những người cộng sản chân chính vận động nhân dân làm cách mạng nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân. Song, để nhân dân có thể một lòng đi theo Đảng, khi mà những lợi ích đối với họ chưa có ngay trước mắt mà phải đương đầu với gian khổ, tù tội, hy sinh, mất mát thì cần phải dân vận để nhân dân hiểu, thấy được lợi ích lâu dài của sự hy sinh, gian khổ khi làm cách mạng mà dấn thân theo Đảng. Hiểu và thấy được lợi ích chính đáng mà họ được thụ hưởng khi cách mạng thành công thì chắc chắn họ sẽ nhất tề theo Đảng, xả thân vì sự nghiệp của họ, do họ và vì họ. Thực tế cách mạng nước ta hơn 80 năm dưới ngọn cờ của Đảng đã minh chứng, một khi đường lối đúng, dân vận khéo, cán bộ tận tụy, trong sáng vì dân vì nước nêu gương thì nhân dân theo Đảng, bảo vệ Đảng, cách mạng thành công.

Phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay có nhiều tấm gương tiêu biểu trong công tác vận động nhân dân tham gia tích cực xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Đồng thời, cũng có nhiều tấm gương nông dân hiến đất mở đường, làm trường… Kết quả đó trước hết là từ chủ trương đúng, người dân được tuyên truyền vận động nên họ hiểu và thấy được lợi ích cho cả chính mình (đường mở to, giá đất tăng cao hơn, đi lại thuận tiện hơn, làng xóm khang trang…). Và thực tế cũng minh chứng, nơi nào công tác dân vận không tốt thì gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tiếp theo, bất cứ việc gì cũng phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.

C. Mác đã căn dặn làm dân vận là phải dùng phương pháp nêu gương và giúp đỡ. Trong dân vận việc nêu gương, biểu dương những mô hình hay từ thực tiễn có tác dụng cổ vũ động viên rất lớn. Khi làm công tác vận động quần chúng không được dùng mệnh lệnh, áp đặt ý chí, phải biết lắng nghe kinh nghiệm trong dân, trí tuệ của dân, bàn bạc cùng nhân dân thực hiện nhiệm vụ.

V.I. Lênin rất coi trọng phương pháp thuyết phục, giáo dục và biểu dương nhân dân. Người đề ra nhiệm vụ hàng đầu đối với đảng cộng sản là phải thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình, khuyến khích mở rộng dân chủ, công khai làm cho người dân biết được công việc của đảng, của nhà nước, luôn biết lắng nghe và trân trọng ý kiến của người dân, coi đó là nguồn thông tin, kinh nghiệm quý báu để hình thành chính sách.

Quan điểm của Hồ Chí Minh trong công tác dân vận là phải lắng nghe và coi trọng ý kiến và kinh nghiệm của nhân dân. Đối với cán bộ dân vận nếu như không biết lắng nghe từ nhân dân, chỉ biết áp đặt, buộc họ phải làm theo một cách máy móc chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao. Người làm dân vận giỏi là phải biết biểu dương, khen thưởng kịp thời, chính xác những mô hình hay, những việc làm tốt, những giải pháp hiệu quả. Trên cơ sở đó nhân rộng, xã hội hóa những phương pháp, cách thức dẫn đến thành công. Khi xây dựng kế hoạch cần dân chủ rộng rãi bàn bạc với dân để dân cung cấp thực tiễn của địa phương, dân hiến kế, dân tham gia. Ý Đảng, lòng dân là nguyên nhân của mọi thành công.

Trong quá trình triển khai thực hiện công việc cần có sự theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích nhân dân thực hiện, việc xong cần phải cùng dân rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng. Người làm dân vận không nên mang tư tưởng làm cho xong việc, nghĩ rằng đây là việc của Đảng và của Nhà nước nên không cho dân tham gia hoặc mang tư tưởng đây là việc của dân nên do dân thực hiện tất cả. Thực tế công tác xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng cho thấy, điều tra cụ thể theo ý kiến nhân dân thì sáng tỏ nhiều vấn đề mà Đảng, chính quyền, các cơ quan pháp luật không nhìn thấu. Tai mắt nhân dân là thế. Để cho dân “mở miệng” ra như Bác dạy thì nhiều vấn đề sẽ sáng tỏ hơn.

Cuối cùng, dân vận là vận động lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào.

Quần chúng nhân dân có sức mạnh vô địch, tuy nhiên muốn nhân dân phát huy được sức mạnh đó thì họ cần phải đoàn kết lại. C. Mác đã từng kêu gọi “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Nhờ đoàn kết mà giai cấp công nhân đã giành được thắng lợi. Người khẳng định: Chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc cơ bản của thế giới đó chính là sự đoàn kết.

V.I. Lênin đã luôn khẳng định và đánh giá cao việc động viên và phát huy mọi lực lượng của quần chúng nhân dân. Người cảnh báo: Những ai chỉ trông vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản là những kẻ có tư tưởng hết sức ngây thơ.

Quan điểm của Bác trong công tác vận động quần chúng là “không để sót một người dân nào” vì mỗi người dân, mỗi tầng lớp xã hội đều giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc cách mạng, người làm dân vận khéo là phải biết vận động tất cả quần chúng nhân dân cùng tham gia các phong trào cách mạng.

Luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích)