Khám tay chân miệng ở đâu tốt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đoàn Thị Hồng Hạnh - Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Việc xét nghiệm tay chân miệng là yếu tố cần thiết để chẩn đoán tay chân miệng sớm và hạn chế xảy ra biến chứng như: Viêm màng não, liệt dây thần kinh, phù phổi cấp... dẫn đến tử vong.

Tay chân miệng là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do Coxsackie virus A16 và Entero virus EV71 gây ra.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng gồm: Tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mông, gối.

Con đường lây nhiễm của bệnh tay chân miệng chủ yếu là đường tiêu hoá và nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, Yếu hoặc liệt chi (liệt mềm cấp), liệt dây thần kinh sọ não, tăng huyết áp, tăng trương lực cơ, viêm cơ tim, phù phổi, trụy mạch,...

Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng thì việc xét nghiệm để chẩn đoán tay chân miệng là yếu tố cần thiết để phát hiện sớm và điều trị biến chứng vì hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị hỗ trợ.

Tay chân miệng là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

2.1. Chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm

Theo Tài liệu Số: 1003/QĐ-BYT Bộ Y tế Ban hành ngày 30/03/2012 về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay – chân – miệng, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tay chân miệng tương ứng như:

  • Xét nghiệm công thức máu. Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 hay đường huyết tăng > 160 mg% (8,9 mmol/L) thường liên quan đến biến chứng.
  • Xét nghiệm protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
  • Xét nghiệm đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi.
  • Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng như: Khí máu khi có suy hô hấp; troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc; dịch não tủy (chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc không loại trừ viêm màng não mủ; xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu thế).
  • Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân biệt gồm: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân.
  • Chụp cộng hưởng từ não: Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.

Chẩn đoán bệnh chân tay miệng dựa vào các xét nghiệm

Triệu chứng lâm sàng rõ ràng nhất của tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là các nốt phồng rộp trên da. Tuy nhiên, trước khi những nốt ban phỏng nước xuất hiện, trẻ sẽ bị đau họng, sốt và đau bụng. Sau đó một vài ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Miệng: Xuất hiện những đốm đỏ trên lưỡi và bên trong miệng của trẻ. những đốm này sẽ nhanh chóng chuyển thành mụn nước lớn, màu vàng xám có viền đỏ. Các bé mắc bệnh có thể kém ăn hoặc bỏ bú vì những mụn nước trong miệng gây sưng đau, khó chịu.
  • Tay và chân: Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ nổi trên ngón tay, lưng hoặc lòng bàn tay, lòng bàn chân của bé. Đốm nhỏ này sẽ gây đau và ngứa, sau đó chuyển thành những mụn nước có màu xám ở giữa.

Trên ngón, lòng bàn tay xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, do vậy để phòng chống bệnh, mọi người cần:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi nấu ăn, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh cho trẻ.
  • Vì bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống cần phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi đưa ra sử dụng...
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đặc biệt, nếu thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, cho trẻ nghỉ học và đưa trẻ đi khám ngay để có phương phác đồ điều trị phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Phát hiện bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

XEM THÊM:

Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập ở trường. Do đó trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Các bậc phụ huynh cần trang bị nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học và đúng cách. 

1Bước đầu hình thành văn hóa ăn uống

Ở tuổi này, trẻ đã biết nhiều hơn về môi trường xung quanh, biết quan sát những trẻ khác và người lớn, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Đây chính là giai đoạn khởi đầu trẻ học về văn hóa ăn uống, nhận biết thời điểm, nơi ăn, loại thức ăn, số lượng thức ăn sẽ được dùng mỗi lần... và hình thành dần thói quen, sở thích ăn uống của bản thân. Vì vậy, thói quen ăn uống của gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách này.

2Nhu cầu dinh dưỡng

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh không quá dư thừa chất dẫn đến béo phì, nhưng cũng không quá thiếu hụt làm trẻ bị suy dinh dưỡng . Vì vậy, bữa ăn của trẻ cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.

Nhu cầu năng lượng của trẻ trung bình 1.470 kcal/ ngày, mỗi ngày trẻ sẽ ăn khoảng 3-4 chén cơm, 100-120g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ...), 100-120g rau củ và khoảng 20ml dầu ăn để chế biến thức ăn và uống ít nhất khoảng 500ml sữa

Trẻ đã có thể có các bữa ăn gần giống với người lớn gồm 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Đặc biệt chú ý bữa ăn sáng là quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, giá trị của bữa ăn sáng chiếm 30-40% tổng năng lượng cả ngày. Thiếu ăn sáng có thể sẽ gây hậu quả bất lợi đến các hoạt động cơ thể và tinh thần của trẻ trong suốt buổi sáng. Đồng thời, ở lứa tuổi này, do mỗi bữa trẻ chỉ có thể ăn với số lượng thực phẩm vừa phải nên các bữa phụ là hết sức cần thiết, sẽ bổ sung một phần năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Ngoài những bữa ăn chính, để đảm bảo nhu cầu nên cho trẻ uống sữa vì trong sữa chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, lại tiện lợi, dễ sử dụng.

3Thực phẩm và đồ uống cho trẻ mầm non cần tránh

a. Thực phẩm không tốt cho trẻ

Ở trẻ nhỏ, mọi thứ còn non nớt, nhất là với hệ tiêu hóa và đường ruột. Vậy nên chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không chất độc hại. Để tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, chúng ta nên tránh cũng như hạn chế những loại thực phẩm sau:

  • Cá biển như cá kiếm, cá mập…do chứa hàm lượng thủy ngân cao.
  • Đồ ngọt và nhiều thực phẩm có đường nếu trẻ ăn nhiều sẽ dễ tăng cân và bị hỏng răng. Đồ ngọt khiến răng trẻ nhanh hỏng
  • Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nếu lạm dụng nhiều sẽ khiến bé thừa cân.
  • Những món cứng, quá rắn ảnh hưởng đến răng của bé: hoa quả khô, các loại hạt, bánh kẹo cứng…Tốt nhất nên cho bé ăn đồ đã được thái nhỏ, nấu chín mềm.
  • Các món ăn đường phố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Đồ uống không “thân thiện” với trẻ mầm non

  • Thức uống có ga, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản cần hạn chế cho trẻ dùng.
  • Trà và cà phê nên tránh trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ mầm non. Bởi chúng sẽ làm giảm quá trình hấp thụ.
  • Lưu ý đối với nước ép hoa quả, các mẹ nên cân nhắc với lượng vừa phải. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều lần trong ngày. Bởi trong nước hoa quả có tính axit có thể phá hủy men răng sữa còn mỏng của bé.

Tuy rằng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần cân bằng và lựa chọn đầy đủ chất nhưng không có nghĩa là bạn quá khắt khe, quản lý nghiêm ngặt chuyện ăn uống của con. Đừng ép con ăn những món không thích! Hãy từ từ tạo hứng thú trong mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả lâu dài.

c. Vài điểm cần lưu ý

- Trẻ đã nhai được một số thức ăn cứng, vì vậy trẻ rất chán thức ăn mềm lỏng của tuổi nhũ nhi. Tuy nhiên, trẻ có khuynh hướng chọn thức ăn theo sở thích nên có thể không cân đối về dinh dưỡng, bạn cần giúp trẻ bổ sung thức ăn để vừa đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi vừa phù hợp sở thích của trẻ.

- Ở tuổi này rất dễ thiếu rau và trái cây trong khẩu phần của trẻ, trong khi thức ăn có đường thường lại quá nhiều. Vì vậy, cần khuyến khích trẻ ăn rau bằng nhiều cách như thay đổi cách chế biến, thêm màu sắc các món rau để trẻ thích thú và có thói quen ăn đủ rau xanh, quả chín.

- Tập trẻ thói quen chuẩn bị bàn ăn và ngồi cùng gia đình để trẻ cảm nhận không khí vui tươi, đầm ấm, giúp trẻ thích thú với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn, Không để trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, vì như vậy trẻ sẽ xao nhãng việc ăn và không có thói quen cảm nhận mùi vị thức ăn. Nên ăn uống vào những giờ nhất định để tạo phản xạ tiết nước bọt giúp tiêu hóa, hấp thụ tốt, trẻ ăn ngon miệng hơn. Không cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn sẽ gây ngang bụng, chán ăn, ăn không được nhiều, không đảm bảo dinh dưỡng.

- Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước bữa ăn và vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn.

- Một số trẻ ăn được nhiều hoặc đang ở trong tình trạng thừa cân nhưng không vì thế mà bạn hạn chế các nguồn dinh dưỡng đối với trẻ. Trẻ ở tuổi đang lớn và rất cần các dưỡng chất quan trọng giúp cho sự hoàn thiện và phát triển của cơ thể. Việc cân đối chế độ ăn uống phù hợp với trẻ là cực kỳ quan trọng. Phải tố chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và khuyến khích trẻ tăng cường vận động thể chất như tập thể dục, bơi lội, vui chơi chạy nhảy ngoài trời để giúp trẻ phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.

Video liên quan

Chủ đề