Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu năm 2024

Tôi đang chạy xe môtô thì bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ. Do không mang theo giấy tờ xe, tôi sợ bị thu xe nên bỏ chạy thì một đồng chí công an đuổi theo dùng súng điện ném vào người tôi nhưng tôi vẫn tiếp tục chạy. Sau đó, đồng chí công an ép tôi vào lề đường. Do phanh quá gấp nên tôi đã tông vào đuôi xe ô tô đậu bên đường. Kết quả tôi bị chấn thương ở đầu và đang điều trị ở bệnh viện. Trường hợp của tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 của Luật Giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ thì hiệu lệnh dừng phương tiện của Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:

- Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông.

- Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra.

- Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.

Khi có một trong các tín hiệu này, các phương tiện giao thông phải dừng xe theo hiệu lệnh.

Việc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013. Cụ thể:

- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (khoản 4, Điều 5).

- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (khoản 4, Điều 6).

- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (khoản 4, Điều 7).

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 01 tháng. Người điều khiển một trong những phương tiện trên mà gây tai nạn giao thông thì ngoài bị phạt tiền người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (khoản 9, Điều 7).

- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (khoản 3, Điều 8).

- Đối với người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng (khoản 1, Điều 9).

- Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (khoản 3, Điều 10).

Trường hợp của bạn, viêc không chấp hành hiệu lệnh thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạệchành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (đã được sửa đổi, bổ sung). Cụ thể, theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 171 thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Theo quy định tại Thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ công an, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của lực lượng CSGT. Cụ thể, CSGT được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp khác dù không nằm trên trường hợp trên CSGT vẫn có thể yêu cầu dừng xe như sau:

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Dừng xe trong trường hợp nhận được tin báo, phản ánh của cá nhân, tổ chức về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh tuần tra của CSGT

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh tuần tra của CSGT, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 3 -5 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông...

Cũng theo Khoản 9 Điều này: Phạt tiền từ 10 - 14 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Không chấp hành lệnh dừng xe thì bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.11 thg 6, 2020nullKhông chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông bị phạt như ...www.csgt.vn › tintuc › Khong-chap-hanh-hieu-lenh-cua-Canh-sat-giao-tho...null

Không chấp hành thời nồng độ cồn xe máy phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng. Your browser does not support the video tag.nullTừ chối đo nồng độ cồn, lái xe bị xử phạt như thế nào? - Báo Lao độnglaodong.vn › ban-tin › tu-choi-do-nong-do-con-lai-xe-bi-xu-phat-nhu-the-...null

Tôi không chấp hành phạt bao nhiêu?

Như vậy, đối với tội không chấp hành án thì mức án cao nhất lên đến 05 năm. Ngoài ra, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.nullTội không chấp hành án theo quy định của Bộ luật Hình sựthuvienphapluat.vn › banan › tin-tuc › toi-khong-chap-hanh-an-theo-quy-...null

Lỗi không chấp hành người thi hành công vụ phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với một trong những hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; tổ chức, xúi giục, giúp ...nullKhông chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn của CSGT có bị phạt tù?nld.com.vn › phap-luat › khong-chap-hanh-yeu-cau-do-nong-do-con-cua-...null