1 na do tha bă ng bao nhiêu năm năm 2024

Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DO TUẦN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DO TUẦN theo từ điển Phật học như sau:

DO TUẦN; S. Yojanna

Một đơn vị đo chiều dài ở xứ Ấn Độ cổ đại. Một do tuần bằng 9216m ngày nay. Nhưng có nhiều cách tính khác.

Theo hai học giả hiện đại Fleet và Vost, thì một do tuần bằng 19, 5km. Có những cách tính khác: một do tuần bằng 14, 6km, bằng 7, 3km (sách Phật giáo) v.v… Như vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa nhất trí về chiều dài của một do tuần đích xác là bao nhiêu.

Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.

Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DO TUẦN tương ứng trong từ điển Phật học online:

Kinh điển Phật giáo có số lượng cực kỳ lớn, thậm chí xưa lấy 84000 để ước chừng tượng trưng về số lượng pháp uẩn. Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết ở trên giấy mực được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận. Phật tử theo các tông phái khác nhau đặt các bộ kinh, luận này ở những vị trí khác nhau. Họ cho rằng các bộ kinh, luận có tầm quan trọng khác nhau đối với họ và giữ thái độ khác nhau đối với kinh điển: từ tôn kính một loại kinh văn nhất định cho đến bác bỏ, xem thường một vài kinh văn nào đó, cho là ngụy tạo. Thế nên, các bộ kinh, luận khó có thể được gọi là Thánh kinh (Sacred scripture) với nghĩa được hiểu như thánh kinh của Kitô giáo hoặc các tôn giáo khác.

Kinh văn Phật giáo có thể chia ra hai loại dựa trên nguồn gốc hình thành kinh như loại tiêu chuẩn (hoặc chủ yếu, canonical) và loại ngoài tiêu chuẩn (hoặc thứ yếu, non-canonical). Thuộc về kinh văn tiêu chuẩn là các bài Kinh (經, sa. sūtra, pi. sutta), nguồn gốc tiếng Phạn, được chép lại lời dạy của chính vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni - "Phật lịch sử" ở đây được hiểu một cách chính xác hoặc như một ẩn dụ. Thuộc loại ngoài tiêu chuẩn là các bài luận giải những bộ kinh hoặc luận, cũng như những văn bản trích dẫn kinh, lịch sử hình thành kinh, văn phạm,... của các Đại sư, Luận sư.

Tuy nhiên cũng nên hiểu là cách chia loại như thế có phần tùy tiện và một vài kinh văn có thể được xếp vào một trong hai loại nêu trên, hoặc có thể được xếp vào nhiều hơn một trong những loại được kể bên dưới.

Kinh điển loại tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

1 na do tha bă ng bao nhiêu năm năm 2024
Tam tạng Pháp sư Huyền Trang vác trên lưng những bộ kinh và luận tiếng Phạn

Tuy có rất nhiều kinh văn loại tiêu chuẩn có nguồn gốc từ chính đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nhưng các trường phái Phật giáo lại thường không nhất trí với nhau về mặt thể loại tiêu chuẩn của từng kinh văn, và những lần duyệt văn bản của các Đại tạng kinh cho thấy rất nhiều khác biệt về số lượng và thể loại kinh văn[cần dẫn nguồn]. Nhìn chung, kinh văn được chia thành ba loại theo nội dung: Kinh (những bài thuyết pháp, sa. sūtra, pi. sutta), Luật (sa., pi. vinaya, viết về giới luật của Tăng-già) và Luận hoặc A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma, pi. abhidhamma, mang tính chất bàn luận, giải thích, phân tích các bài kinh, nói về các pháp). Ba loại kinh này được gọi chung là Tam tạng (sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka). Riêng Kinh tạng (sa. sūtrapiṭaka) và Luật tạng (sa. vinayapiṭaka) chứa đựng nhiều kinh văn khác nhau, gồm cả các bài giảng về các pháp, các bàn luận, giải thích về các giáo lý, kinh văn nói về vũ trụ, sự tiến hóa của vũ trụ, nói về tiền thân của Phật-đà (Bản sinh kinh), và các bảng liệt kê các pháp khác nhau.

Các kinh văn loại tiêu chuẩn của trường phái Thượng tọa bộ (pi. theravāda) và các trường phái Ni-ca-da (pi. nikāya) khác được tin tưởng là chép lại một cách chân xác chính lời dạy của Phật Thích-ca. Đại tạng kinh của Thượng tọa bộ còn được gọi là Đại tạng kinh Pali vì tạng kinh này được viết bằng tiếng Pali bao gồm khoảng 4 triệu chữ.

Các kinh văn loại tiêu chuẩn của các trường phái theo Đại thừa ra đời sau này cũng được tin tưởng là chép lại lời dạy của đức Phật, nhưng được lưu truyền một cách bí mật qua những linh vật như rồng (long 龍, sa. nāga) hoặc chép lời dạy trực tiếp của những vị Phật hoặc Bồ Tát khác. Khoảng 600 bộ kinh Đại thừa được truyền lại bằng tiếng Phạn hoặc trong những bản dịch tiếng Hán hoặc tiếng Tây Tạng. Đại tạng kinh Đại thừa đầy đủ nhất hiện nay có lẽ là phiên bản bằng tiếng Hán, mặc dù đây chỉ là bản dịch từ tiếng Phạn. Đại tạng này chứa đựng kinh văn của nhiều bộ phái truyền thống xưa (có 18 bộ phái).

Các bộ kinh Đại thừa sớm nhất được viết bằng tiếng Trung kì Ấn Nhã-lợi-an (en. Middle Indo-Aryan), sau được Phạn hóa vào thời vương triều Cấp-đa (sa. gupta), khi tiếng Phạn được xem là ngôn ngữ chính thức tại triều đình[cần dẫn nguồn]. Phần lớn kinh văn Đại thừa được viết với những nét văn hoa bắt chước tiếng Phạn cổ điển bằng Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit, BHS) đây là một dạng phương ngữ Trung kì Ấn Nhã-lợi-an. Một số kinh văn sau này, đặc biệt là những kinh văn có gốc từ đại học Phật giáo Na-lan-đà (sa. nālandā), được viết một cách văn hoa bằng Phạn ngữ thuần túy.

Với các trường phái Kim Cương thừa của Tây Tạng thì Đại tạng kinh Tây Tạng ngoài ba loại kinh văn Kinh, Luật và Luận còn chứa đựng các bộ Đát-đặc-la (sa. tantra) ghi những phép tu luyện bí mật và các bài chú giải về chúng.

Cách phân loại kinh văn theo ba cỗ xe (Tam thừa 三乘, sa. triyāna gồm Đại thừa, Tiểu thừa, và Kim cương thừa) truyền thống có thể làm lu mờ quá trình hình thành kinh văn. Ví dụ như có các kinh văn được gọi là "Tiền đại thừa" (proto-mahāyāna), ví như bài Vô Năng Thắng Quân kinh (sa. ajitasenasūtra), nhưng chúng hoàn toàn thiếu những yếu tố chủ yếu của kinh văn Đại thừa. Ngược lại, một số bài kinh văn hệ Pali của Thượng tọa bộ lại chứa đựng chính những tư tưởng sau này được xem là gắn liền với Đại thừa. Một số kinh văn Đại thừa khác - được xem là hiển giáo - lại thể hiện rõ ràng bản chất mật giáo Đát-đặc-la, đặc biệt là những bài kinh ngắn thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Nhưng cũng có kinh văn thuộc loại Đát-đặc-la lại xuất hiện rất sớm là Đại Tì-lô-giá-na thành Phật thần biến gia trì kinh (zh. 大毗盧遮那成佛神變加持經, sa. mahāvairocanābhisambodhitantra), thường được gọi tắt là Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocanasūtra).

Một số bài kinh Phật giáo qua quá trình mở rộng dần dần gần như trở thành một bộ kinh riêng, được gọi là kinh "phương đẳng" (方等) hoặc "phương quảng" (方廣, sa. vaipulya, pi. vipula) là những bộ kinh "rộng lớn bao quát". Như bộ Kim Quang Minh Tối Thắng Vương kinh (zh. 金光明最勝王經, sa. suvarṇaprabhāsottamasūtra) mà nội dung xoay quanh chương trung tâm là chương thứ ba của bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (zh. 大方廣佛華嚴經, sa. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra) - cũng được gọi tắt là kinh Hoa Nghiêm - được các nhà nghiên cứu cho là một trường hợp điển hình về một bộ kinh đã đào sâu và chắt lọc được nhiều đạo lý bao quát từ các bộ kinh khác nhau và nhiều phần trong bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh này vẫn được xem như một kinh văn độc lập, nhất là phần Hoa Nghiêm (sa. gaṇḍavyūha). Kinh Hoa Nghiêm và kinh Diệu Pháp Liên Hoa (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra) nhắc đến khái niệm Nhất thừa (zh. 一乘, sa. ekayāna), theo hai bộ kinh này thì nội dung của nó là sự tổng hợp và thống nhất tất cả những giáo lý có trước đó.

Mật tông tại Trung Hoa - còn được biết với tên Chân ngôn tông tại Nhật- thì phát triển một hệ thống kinh văn trên cơ sở cho rằng, các bộ kinh đầu tiên là lời của đức Phật Cồ-đàm, được thuyết giảng dưới dạng Hóa thân (zh. 化身, sa. nirmāṇakāya); bộ kinh thuộc hệ Nhất thừa được Phật thuyết dưới dạng Báo thân, và kinh văn của Mật giáo được truyền dưới dạng Pháp thân (xem thêm Tam thân).

Kinh điển loại ngoài tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kì đầu của Phật giáo, kinh văn ngoài tiêu chuẩn, hoặc bán tiêu chuẩn, đã đóng một vai trò quan trọng. Nhiều bộ luận quan trọng tồn tại trong Đại tạng kinh tiếng Pali, tiếng Tây Tạng, Trung Hoa và những ngôn ngữ Đông Á khác.

Kinh điển ngoài tiêu chuẩn tiêu biểu có thể kể đến là bộ Thanh tịnh đạo (pi. visuddhimagga), "con đường dẫn đến thanh tịnh" của đại sư Phật Âm (zh. 佛音, pi. buddhaghosa), một tác phẩm gần như bao gồm tất cả giáo lý của Thượng tọa bộ (pi. theravāda) với rất nhiều trích dẫn từ Đại tạng kinh Pali. Na-tiên tỉ-khâu kinh (zh. 那先比丘經, pi. milindapañhā), còn được gọi là Di-lan-đà vấn đạo kinh, là một kinh văn rất nổi tiếng, đúc kết giáo lý Thượng tọa bộ trong những câu hỏi đáp qua lại giữa Tỉ-khâu Na-tiên (zh. 那先, pi. nāgasena) với một ông vua người Hi Lạp tên là Di-lan-đà (zh. 彌蘭陀, pi. milinda, en. menander), cũng là một kinh văn ngoài tiêu chuẩn tiêu biểu khác.

Tác phẩm Đại thừa khởi tín luận (được những người hâm mộ xem là tác phẩm của Mã Minh) đã ảnh hưởng rất lớn đến giáo lý Đại thừa tại Đông Á, đã được chú giải rất nhiều qua các bài luận của nhiều vị đại sư Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bộ Nhập Bồ-đề hành luận của luận sư Tịch Thiên (zh. 寂天, sa. śāntideva) đã gây ảnh hưởng đến Đại thừa lẫn Kim cương thừa. Một tác phẩm khác của sư là Tập Bồ Tát học luận (sa. śikṣāsamuccaya) lưu lại nhiều trích dẫn từ kinh sách Phạn ngữ ngày nay chưa tìm ra. Pháp bảo đàn kinh (zh. 法寶壇經) có thể được xem là một tác phẩm bán tiêu chuẩn, và nó cũng là một trong những văn bản được gọi là "kinh" mặc dù không phải do Phật thuyết. Tuy nhiên, cách phân chia "kinh" hay không cũng chỉ là giả định: Trong nguyên văn Hán, bài viết về Lục tổ Huệ Năng được gọi là "kinh" (經), nhưng cách gọi này cũng được người Hoa dùng cho các tác phẩm cổ điển khác như Đạo Đức kinh (zh. 道德經) hoặc Thi kinh (zh. 詩經). Trong kinh Pháp bảo đàn, Huệ Năng trình bày cơ duyên ngộ đạo và nhận y bát cũng như giáo lý thiền. Truyền thống Thiền tông đặc biệt lập cơ sở trên những tác phẩm ngoài tiêu chuẩn ghi lại cuộc đời, cơ duyên hoằng hóa và pháp ngữ của các vị Tổ sư, được gọi là Ngữ lục. Một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Thiền gia là Bích nham lục (zh. 碧巖錄)

Phật giáo Tây Tạng lưu lại một loại kinh văn rất đặc thù, được gọi là Tàng lục (zh. 藏錄, bo. གཏེར་མ་) là những văn bản được tác phẩm, nhưng lại được chôn giấu để người đời sau tìm thấy ở một thời điểm nhất định. Liên Hoa Sinh đã viết, và giấu nhiều Tàng lục. Bộ Tàng lục nổi danh nhất có lẽ là bộ Tử thư (bo. བར་དོ་ཐོས་གྲོལ་). Người tìm được Tàng lục được gọi theo tiếng Tây Tạng là Tertön (bo. གཏེར་སྟོན་).