Kim cương Diamond là gì

Kiến thức tổng hợp về Kim Cương - Diamond

  • Người viết: lúc 08.04.2019
  • Tin tức

Mục lục

  1. Kim cương là gì? - Hiểu đúng về Kim cương
  2. Nguồn gốc, xuất xứ Kim cương
  3. Kim cương có mấy loại?
  4. Tiêu chuẩn 4C đánh giá chất lượng kim cương
  5. Cách phân biệt Kim cương tự nhiên và nhân tạo
  6. Cách bảo quản kim cương
  7. Kiểm định đá Kim cương
  8. Mua Kim cương ở đâu?
  9. Chiêm ngưỡng những viên Kim cương đấu giá đắt nhất thế giới


Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
    • 1.1 Sự hình thành
    • 1.2 Kim cương ở bề mặt Trái Đất
  • 2 Đặc tính địa chất
    • 2.1 Carat
    • 2.2 Độ trong
    • 2.3 Màu sắc
    • 2.4 Cắt sắt
      • 2.4.1 Hình dáng
      • 2.4.2 Chất lượng
  • 3 Tính chất
    • 3.1 Tính chất vật lý
      • 3.1.1 Cấu trúc tinh thể
      • 3.1.2 Độ cứng
      • 3.1.3 Độ giòn
      • 3.1.4 Màu sắc
      • 3.1.5 Độ bền nhiệt độ
    • 3.2 Phương diện điện từ
      • 3.2.1 Tính chất quang học
      • 3.2.2 Tính dẫn điện
      • 3.2.3 Tính dẫn nhiệt
  • 4 Khai thác và thị trường
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Đọc thêm
  • 8 Liên kết ngoài

Nguồn gốcSửa đổi

Sự hình thànhSửa đổi

Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F). Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.

  • Kim cương không có nguồn gốc từ bề mặt Trái đất. Thay vào đó chúng hình thành ở nhiệt độ cao và áp lực xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất khoảng 100 dặm bên dưới bề mặt của Trái đất.
  • Hầu hết những viên kim cương được phát hiện đã được chuyển đến bề mặt Trái đất do các vụ phun trào núi lửa từ sâu trong lòng đất. Những vụ phun trào này bắt đầu trong lớp phủ vỏ trái đất (mantle), và trên đường đi lên, chúng xé ra những mảnh đá lớp phủ đưa những viên kim cương lên bè.
  • Những khối này từ lớp phủ được gọi là xenoliths. Chúng chứa những viên kim cương được hình thành ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao của lớp phủ.
  • Người ta tìm kiếm kim cương bằng cách khai thác đá có chứa xenoliths hoặc bằng cách khai thác đất và trầm tích hình thành khi đá chứa kim cương cuốn trôi lên bề mặt trong quá trình lớp vỏ trái đất thay đổi theo thời gian[4].

Một số viên kim cương được cho là hình thành trong điều kiện nhiệt độ / áp suất cao của vùng hút chìm hoặc vị trí va chạm của tiểu lục địa. Một số được chuyển đến Trái đất trong các thiên thạch. Tuy nhiên, cho đến hiện nay không có mỏ kim cương thương mại nào được phát triển có nguồn gốc này.

Kim cương thiên nhiên

Qua những nghiên cứu tỉ lệ các đồng vị (giống như phương pháp xác định niên đại lịch sử bằng C-14) ngoại trừ việc sử dụng những đồng vị bền như C-12 và C-13, carbon trong kim cương có nguồn gốc từ những nguồn hữu cơ và vô cơ. Các nguồn vô cơ có sẵn ở lớp trung gian của Quả Đất còn các nguồn hữu cơ chính là các loại cây đã chết chìm xuống dưới mặt đất trước khi biến thành kim cương. Cả hai nguồn này có tỉ lệ 13C:12C khác nhau rất lớn. Kim cương được cho rằng đã hình thành trên mặt đất trước đây rất lâu, khoảng 1 tỉ năm đến 3,5 tỉ năm.

Ngoài ra kim cương còn có thể được hình thành trong những hiện tượng có áp suất và nhiệt độ cao khác. Người ta có tìm thấy trong tâm thiên thạch những tinh thể kim cương có kích thước cực kì nhỏ sau khi chúng rơi xuống đất tạo nên một vùng có áp suất và nhiệt độ cao để phản ứng tạo kim cương xảy ra. Những hạt bụi kim cương được dùng trong khoa học hiện đại để xác định những nơi đã có thiên thạch rơi xuống.

Sự hình thành của kim cương tự nhiên đòi hỏi rất cụ thể điều kiện tiếp xúc với các vật liệu carbon chịu áp lực cao, dao động khoảng từ 4.41 đến 5.88 triệu tấn (4,5 và 6 GPa), nhưng ở một phạm vi nhiệt độ tương đối thấp giữa khoảng 900 và 1.300°C (1.650 và 2.370°F).

Kim cương nhân tạo được tổng hợp theo 2 phương pháp chính là phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT (High pressure High temperature) sử dụng nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao nhằm tái tạo môi trường giống như môi trường tái tạo kim cương trong lòng đất và phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD (Chemical Vapor Deposition) sử dụng sự bốc hơi hóa học của hợp chất khí Carbon dưới tác động của tia nhiệt plasma tạo sự phân chia phân tử khí cho đến khi chỉ còn lại nguyên tử C lắng tụ và phát triển trên mầm kim cương có sẵn, có kim loại đóng vai trò như một dung môi chất xúc tác như niken, coban, sắt và tùy theo mạng tinh thể cacbon bị thay thể bằng nguyên tố nào mà kim cương sẽ có màu đó, tạp chất thường gặp nhất trong kim cương là nitơ, một phần nhỏ nitơ trong tinh thể kim cương làm cho kim cương có màu vàng thậm chí màu nâu.

Kim cương ở bề mặt Trái ĐấtSửa đổi

Cấu trúc một núi lửa

Những hòn đá mang kim cương bị kéo lại gần đến nơi núi lửa phun do áp suất. Khi núi lửa phun, nham thạch phải đi qua vùng tạo ra kim cương 90 dặm (150km). Điều đó rất hiếm khi xảy ra. Ở dưới có những mạch nham thạch ngầm vận chuyển nham thạch và lưu giữ ở đó nhưng sẽ không trào ra khi núi lửa hoạt động. Những mạch chứa kim cương thường được tìm thấy ở những lục địa cổ bởi vì chúng chứa những mạch nham thạch cổ lâu nhất.

Các nhà địa chất học sử dụng các dấu hiệu sau để tìm những vùng có kim cương: những khoáng vật ở vùng đó thường chứa nhiều crôm hay titan, cũng rất thông dụng trong những mỏ đá quý có màu sáng.

Khi kim cương được các ống nham thạch đưa gần lên mặt đất, chúng có thể bị "rò rỉ" qua một khu vực lớn xung quanh. Một ống nham thạch được đánh giá là nguồn kim cương chính. Ngoài ra còn có thể kể đến một số viên kim cương rải rác do các nhân tố bên ngoài (môi trường, nguồn nước). Tuy nhiên, số lượng này cũng không lớn.

Kim cương còn có thể bị đưa lên mặt đất khi có sự đứt gãy các lục địa mặc dù điều này vẫn chưa được hiểu rõ ràng và hiếm xảy ra.

KIM CƯƠNG LÀ GÌ?

Nội Dung Bài Viết

  • Kim cươnglà một khoáng chất hiếm có độ cứng rất cao tạo thành bởi carbon và được hình thành sâu trong lòng đất. Mỗi nguyên tử cacbon trong viên kim cương được bao quanh bởi bốn nguyên tử cacbon khác và kết nối với chúng bằng liên kết cộng hóa trị mạnh – loại liên kết hóa học mạnh nhất.
  • Sự sắp xếp đơn giản, thống nhất, liên kết chặt chẽ này tạo ra một trong những hoạt chất bền và linh hoạt nhất được biết đến.
  • Kim Cương Được Hình Thành Như Thế Nào?
  • LỊCH SỬ CỦA KIM CƯƠNG
  • Đá Quý Kim cương so với Kim cương công nghiệp
  • Nếu nói đến “Kim Cương Là Gì”, bạn cũng phải biết 4C của Kim Cương là gì?
  • CLARITY (Độ sạch/độ tinh khiết)
  • COLOR (Màu sắc của kim cương)
  • CUT (Giác cắt/Vết Cắt)
  • CARAT (Cân nặng carat)
  • Hình Dạng Phổ Biến Của Kim Cương Là Gì?

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng hình thù được biết đến nhiều nhất của cacbon còn lại là than chì. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo và có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn.

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng thù hình đặc trưng nhất của Carbon, dạng còn lại là than chì; là loại khoáng chất hiếm được hình thành sâu trong lòng đất và được biết đến nhiều nhất trong hệ thống kim loại, đá quý bởi vẻ đẹp lung linh, độ cứng cao và giá trị kinh tế mà nó đem lại.

Hơn nữa, khả năng quang học ở kim cương cực tốt do đó chúng được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong ngành kim hoàn đối với những viên kim cương chất liệu tốt.

Kim cương tiếng Anh là gì? Diamond – một loại khoáng chất sở hữu vẻ đẹp lung linh cùng những tính chất vật lý hoàn hảo.

Kim cương được đánh giá là một khoáng chất hiếm sở hữu những tính chất vật lý hoàn hảo đồng thời là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám bởi chúng có khả năng giữ bề mặt đánh bóng rất tốt trong một khoảng thời gian rất lâu.

“Kim cương” là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn có tên là “admas” ở Hy Lạp nghĩa là “không thể phá huỷ”. Từ xa xưa. những người cổ đại đã tìm ra được kim cương và biết sử dụng chúng để tạo ra những mũi khoan.

Đặc biệt, ở Ấn Độ cách đây khoảng 2500 năm thì kim cương đã được người dân sưu tầm như một loại đá quý và ứng dụng vào việc trang trí những biểu tượng tôn giáo của họ.

Xưởng kim hoàn làm trang sức kim cương thủ công.

Tuy nhiên, những viên kim cương trở nên phổ biến thực sự khi mà kỹ thuật cắt cũng như đánh bóng vào thế kỷ 19 đạt tới một trình độ mới, khi mà nền kinh tế xã hội thực sự phát triển, con người bắt đầu có của ăn của để.

Lúc này, những nhà kim hoàn bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này nhằm hướng người dùng đến nhu cầu làm đẹp của những đồ trang sức được làm từ kim cương.

Kim cương không màu (D, E, F)

Diamond Color D hay màu kim cương chất lượng cao nhất là nước màu D. Đây là viên kim cương trắng nhất, trong suốt và giá trị nhất. Trong bảng kim cương thì màu D, E, F là loại màu chất lượng cao nhất, đặc biệt là kim cương màu D.

Thường một viên kim cương màu D là cực kỳ quý hiếm và nó thể phát ra thứ ánh sáng rực rỡ đẹp mắt. Còn viên kim cương được xếp hạng màu E hoặc F là những viên kim cương chứa những vết màu rất nhỏ. Chúng có một mức độ sáng và lấp lánh cao toả ra làm bạn mê hoặc.

Kim cương Diamond là gì

Kim cương gần như không màu (G, H, I, J)

Trong bảng Diamond Color thì màu kim cương G, H, I, J có giá trị khá cao. Tuy chúng không được đánh giá cao bằng các màu kim cương không màu nhưng chúng cũng thuộc nhóm màu đáng chú ý. Trong đó kim cương màu G hoặc màu H mang lại một giá trị tuyệt vời.

Một viên kim cương mang màu I hoặc J nhìn thoáng qua có thể giống không màu. Tuy nhiên chúng lại chứa một chút màu sắc có thể phát hiện được cho dù bạn chưa qua đào tạo, chỉ cần quan sát kỹ là sẽ phát hiện được.

Kim cương Diamond là gì