Làm thẻ cccd gắn chip mất bao lâu

Cấp thẻ CCCD gắn chip trong vòng 8 ngày làm việc

(ĐCSVN) – Bạn đọc Lê Thị Phương Thảo, địa chỉ mail: hỏi: Việc tiếp nhận và xử lý thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD được quy định như nào? Thời gian thực hiện trong bao lâu?

Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hải Dương làm thủ tục cấp thẻ CCCD đối với người dân.
(Nguồn: TTXVN).

Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư số 60/2021/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2021 quy định thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD có nêu rõ về thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ được thực hiện trong vòng 8 ngày làm việc (Điều 11, Chương II, Thông tư số 60/2021/TT-BCA). Cụ thể như sau:

Điều 11. Thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Đối với hồ sơ do Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội:

a) Đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;

b) Đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, phải chuyển phát thẻ Căn cước công dân về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, theo nội dung của Thông tư nêu trên thì thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD tối đa trong 08 ngày làm việc (02 ngày để chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư; 03 - 04 ngày để Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính xử lý, phê duyệt, in thẻ và 02 ngày chuyển phát về nơi người dân làm thủ tục). Trường hợp công dân cần hỗ trợ, hướng dẫn có thể liên hệ cơ quan chuyên môn thực hiện (Công an) để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Cũng như Căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây, Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Nhưng cũng có trường hợp được cấp Căn cước công dân không có thời hạn. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn căn cước công dân có thời hạn bao lâu? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Căn cước công dân năm 2014

Điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014 chỉ rõ:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 (khi anh đang 21 tuổi); thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 (khi anh đủ 25 tuổi).

Tuy nhiên, nếu anh đi làm năm 2024 (khi anh đang 24 tuổi); thì thẻ căn cước của anh có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 (khi anh đủ 40 tuổi).

Trước đây, Chứng minh nhân dân được quy định có thời hạn sử dụng chỉ trong vòng 15 năm, kể từ ngày cấp mà không phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp (Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP). 

Như phân tích ở trên, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn sử dụng đến các mốc tuổi: đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Căn cước công dân có thời hạn bao lâu?

Khoản 2 Điều 21 của Luật Căn cước công dân quy định:

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo

Như vậy, có nghĩa, những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Lưu ý, những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip. 

(áp dụng với công dân từ đủ 14 tuổi chưa từng được cấp CMND và CCCD).Căn cứ: Luật Căn cước công dân, Thông tư 59/2021/TT-BCA, Thông tư 60/2021/TT-BCA.

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD

Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…).

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả

Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận CCCD tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Lệ phí: Miễn phí (khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân).

Thời hạn giải quyết

Tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Căn cước công dân có thời hạn bao lâu?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, bảo hộ logo công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm; bằng lái… thông qua chip điện tử gắn trên thẻ.

Thẻ căn cước công dân có hạn sử dụng đến khi nào?

Thường thì mỗi căn cước công dân có hạn từ 5-8 năm, bạn có thể xem phía dưới ảnh căn cước, dòng “có giá trị đến” để biết chính xác hạn sử dụng căn cước công dân của bạn nhé.

Có cần làm lại các giấy tờ khi đổi sang CCCD gắn chip?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Thực tế số định danh trên thẻ CCCD gắn chip với số định danh trên CCCD mã vạch là giống nhau do đó không cần phải đổi các giấy tờ liên quan.
Trong trường hợp người dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ căn cước 12 số để thuận tiện thì người dân nên đi làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định với từng loại giấy tờ cần thiết và quan trọng để đồng nhất.

Video liên quan

Chủ đề