Làm thế nào để tạo được một chương trình máy tính

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

Xây dựng chương trình là một nghệ thuật, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc của lập trình viên. Chính vì thế, cần có một quy trình khoa học cho vấn đề này. Để xây dựng hoàn chỉnh một chương trình thường trải qua các bước sau:

Hãy cùng mình duyệt qua các bước này. Chúng sẽ rất có ích cho các bạn đó.

Trước khi bắt đầu coding, bạn cần phát biểu chính xác bài toán, làm rõ những yêu cầu mà người dùng đòi hỏi. Sau đó, bạn cần đánh giá tính khả thi của bài toán, bài toán có đáng phải giải quyết hay không? Kết quả của quá trình này là dữ liệu đầu vào và đầu ra của bài toán:

    • Input: dữ liệu, giả thiết, số liệu đã có,…
    • Output: kết quả cần tìm, kết luận,…

Bước này cực kỳ quan trọng, bởi nhiều trường hợp xác định sai vấn đề dẫn đến việc tốn rất nhiều công sức để sửa chữa. Hơn nữa, bạn chắc chắn không muốn xây dựng một chương trình hoàn toàn không có tính khả thi, không một người dùng nào muốn sử dụng nó chứ.

Lựa chọn phương pháp giải bài toán

Một bài toán sẽ có nhiều cách giải khác nhau. Không phải cách nào cũng cho ra kết quả như nhau. Có cách cho ra đáp án hoàn toàn chính xác nhưng lại tốn quá nhiều thời gian để xử lý. Còn có cách đáp án không phải lúc nào cũng đúng nhưng lại thực thi rất nhanh.

Do đó, bạn cần chọn lựa cách nào phù hợp với yêu cầu bài toán đề ra, có khi cần kết hợp nhiều cách để giải quyết vấn đề. Hãy linh hoạt, đừng cứng nhắc nhé!

Hãy lựa chọn giải pháp phù hợp cho bài toán

Phải thú thật là việc xây dựng thuật toán cho một vấn đề thì không hề đơn giản. Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy rất bế tắc, cắn bút liên tục mà chẳng thể nào suy nghĩ ra được một ý tưởng nào ra trò.

Những có cũng có lúc một ý tưởng nào đó lóe lên trong đầu bạn, hãy sử dụng các phương pháp biểu diễn thuật toán để phát thảo lại ngay, kẻo quên nhé.

Lưu ý: Một thuật toán tốt thì phải rõ ràng, chính xác, thể hiện chi tiết từng bước và thứ tự thực hiện. Thuật toán này phải đáp ứng dữ liệu input và output đã xác định ở bước 1.

Xây dựng thuật toán

Bước này thì đúng chuyên môn của các bạn rồi đó. Hãy thực hiện bước này thật tốt nhé!

Việc đầu tiên là chọn cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình. Việc này dựa trên kinh nghiệm thực hiện các dự án mà bạn đã làm. Một lời khuyên ở đây là cấu trúc dữ liệu nên gọn nhẹ và đáp ứng được việc lưu trữ dữ liệu của bài toán.

Còn về ngôn ngữ lập trình nên sử dụng ngôn ngữ mà bạn thành thạo nhất. Vì đa số các ngôn ngữ hiện nay đều có thể giúp bạn hiện thực ý tưởng của mình (trừ một số trường hợp phải có ngôn ngữ riêng biệt).

Sau đó, bạn nên chia công việc lập trình ra nhiều task nhỏ rồi thực hiện theo lộ trình (schedule) đề ra. Hãy làm việc thật chăm chỉ đến khi nào chương trình hoàn thiện.

Cài đặt chương trình

Khi cài đặt chương trình, chúng ta không thể tránh khỏi sai sót. Các bạn hãy chạy thử chương trình và sửa các lỗi để hoàn thiện chương trình. Các 3 lỗi khi lập trình là:

    • Lỗi cú pháp: do bạn chưa nắm vững ngôn ngữ lập trình. Lỗi này sẽ có trình biên dịch phát hiện giúp bạn.
    • Lỗi logic: dẫn đến kết quả chạy chương trình bị sai. Thường do bạn cài đặt thuật toán sai hoặc bản thân thuật toán mà bạn đề xuất đã không đúng.
    • Lỗi runtime: gọi là lỗi thực thi, chỉ được phát hiện đến khi chạy chương trình. Lỗi này thường phát sinh do cách lưu trữ dữ liệu hoặc trường hợp ngoại lệ mà thuật toán không xử lý được hết.

Kỹ năng tìm lỗi và sửa lỗi cũng là những nghệ thuật mà các bạn phải rèn luyện.

Kiểm thử và sửa lỗi chương trình

Bước này có vẻ nhẹ nhàng nhỉ? Nhưng không, có nhiều bạn dành “cả tuổi thanh xuân”chỉ để sửa lỗi (fix bug) trong quá trình vận hành chương trình. Có những lỗi thật ngớ ngẫn (silly) lòi ra “thù lù” chỉ khi sử dụng mới biết.

Những lỗi này có thể do lúc lập trình ẩu tả quá hoặc do người dùng thực hiện các thao tác “vô lý, sai logic”,…Nhưng dù là gì đi nữa, hãy bình tĩnh, đừng đập máy tính nhé. Hãy tìm lỗi và fix bug thay thì than vãn.

Vận hành và bảo trì chương trình

Hy vọng bài này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về việc xây dựng một chương trình mà sau này các bạn phải làm thường xuyên. Chúc các bạn luôn vui và thành công!

Bài trước và bài sau trong môn học

Câu hỏi: Chương trình máy tính là gì?

Lời giải:

Chương trình máy tính là một tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Một máy tính đòi hỏi các chương trình phải hoạt động và thường thực hiện các lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.

Chương trình máy tính thường được thể hiện ở 2 dạng: dạng thường thấy là chương trình có thể chạy được (có thể hình dung một file exe trên Windows là một thể hiện của dạng này), một dạng khác là mã nguồn chương trình. Khi chương trình ở dạng mã nguồn, con người có thể đọc và hiểu tính năng của nó một cách dễ dàng; các lập trình viên hay làm việc với chương trình máy tính ở dạng này.Mã nguồn chương trình có thể chuyển đổi sang chương trình có thể chạy được (bằng máy tính) bằng chương trình gọi là trình biên dịch. Về phương diện người dùng, máy tính ngày nay có thể chạy nhiều chương trình cùng lúc, quá trình này được gọi là đa tác vụ.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về máy tính và chương trình máy tính nhé

I. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc

- Khái niệm câu lệnh: là những chỉ dẫn, nhiệm vụ cần được thực hiện được đưa ra để ra lệnh cho máy tính làm việc.

- Khái niệm chương trình: là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu để thực hiện theo.

- Mục đích của việc viết chương trình: chương trình được tạo ra nhằm khai thác tốc độ và khả năng tính toán của máy tính để ứng dụng nó vào các bài toán trong cuộc sống, công việc, học tập. chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

- Máy tính thực hiện các câu lệnh 1 cách tuần tự, từ trên xuống dưới.

Ví dụ: Chương trình Rô-bốt nhặt rác sẽ có thể có cách lệnh được thực hiện từ trên xuống dưới như sau:

- Tiến 2 bước

- Quay trái, tiến 1 bước

- Nhặt rác

- Quay phải, tiến 3 bước

- Quay trái tiến 2 bước

- Bỏ rác vào thùng

II. Chức năng của chương trình máy tính

Chương trình máy tính có thể được phân loại theo các tuyến chức năng. Các loại chức năng chính là phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống. Hệ thống phần mềm bao gồm các hệ điều hành mà trong đó là sự tương tác giữa phần cứng với phần mềm máy tính.

Mục đích của hệ điều hành là cung cấp một môi trường trong đó các phần mềm ứng dụng thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả. Ngoài các hệ điều hành, phần mềm hệ thống bao gồm các chương trình nhúng, các chương trình khởi động và Microcode. Phần mềm ứng dụng được thiết kế cho người dùng cuối có một giao diện người dùng.

III. Phân loại phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính có thể phân loại tùy vào mục đích sử dụng gồm có 3 loại: Phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống và phần mềm độc hại.

1, Phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng là phần mềm dung hệ thống máy tính để thực hiện một tính năng đặc biệt hoặc cung cấp các tiện ích giải trí cho người dùng.

2, Phần mềm hệ thống

Phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế để thao tác trực tiếp trên phần cứng máy tính. Phần mềm hệ thống là nền tảng để những phần mềm ứng dụng có thể chạy được.

Hệ điều hành (Windows, Linux, MacOS) là ví dụ tiêu biểu cho nhóm phần mềm này. Hệ điều hành quản lý các tài nguyên hệ thống như CPU, RAM… và cung cấp những dịch vụ cần thiết để các phần mềm khác chạy trên nó. Ngày nay, hệ điều hành sau khi cài đặt thường được đính kèm thêm các phần mềm ứng dụng để tiện lợi hơn cho người dùng. Trên Windows, những phần mềm này gồm có Windows Explorer để quản lý thư mục, file; Task Manager để quản lý những tiến trình; Internet Explorer để duyệt web…

Quan trọng không kém gì hệ điều hành, driver được viết để điều khiển các thiết bị được gắn vào máy tính. Mỗi thiết bị cần ít nhất một driver tương ứng. Bởi vì một hệ điều hành cần tối thiểu một thiết bị nhập và một thiết bị xuất nên nó cần hơn một driver để có thể dùng được.

3, Phần mềm độc hại

Không phải phần mềm nào viết ra cũng đều có mục đích phục vụ người dùng. Một số người đã viết ra những phần mềm với mục đích ngược lại. Họ viết phần mềm để lấy cắp tài khoản, xâm nhập những thông tin nhạy cảm trên máy người khác hay đơn giản chỉ là chọc phá bạn bè. Những phần mềm này gọi là phần mềm độc hại (malware). Một vài ví dụ tiêu biểu của malware là virus, worm, trojan, spyware…

IV. Chương trình và ngôn ngữ lập trình

- Khái niệm ngôn ngữ máy: là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.

- Khái niệm ngôn ngữ lập trình: là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

- Ý nghĩa của ngôn ngữ lập trình: thay thế cho ngôn ngữ máy, bởi vì ngôn ngữ máy rất khó để sử dụng, ngôn ngữ lập trình thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con người hơn.

- Khái niệm chương trình dịch: Ngôn ngữ lập trình chỉ có con người hiểu được, để máy tính hiểu được thì phải dùng ngôn ngữ máy. Chương trình dịch là chương trình chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.

- 2 bước tạo ra chương trình máy tính:

+ Viết chương trình bằng 1 ngôn ngữ lập trình

+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được

- Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết nạp vào 1 phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

V. Chương trình máy tính được lưu trữ ở đâu

Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ có sẵn bên trong máy tính. Đĩa cứng có nhiệm vụ lưu trữ những chương trình, tài liệu và những thông tin khác có trong máy tính.

Ngoài ra, chương trình máy tính còn lưu trên đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin.

Dù bạn có phải là lập trình viên hay không, bạn đã làm việc với máy tính đồng nghĩa với việc bạn phải tiếp xúc với nhiều loại chương trình khác nhau. Hiểu rõ một chương trình là gì và cách phân loại chúng sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi làm việc.

Video liên quan

Chủ đề