Làm việc bao nhiêu ngày thì không phải đóng bhxh

Với các loại bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia. Vậy các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn bao lâu thì phải đóng bảo hiểm?

Hiện nay, khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể sẽ phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt bắt buộc gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nhiệp, bảo hiểm y tế.

1. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
[…]

Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.

Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:

- Người lao động: Đóng 8% tiền lương.

- Người sử dụng lao động:

+ Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.

+ Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Điều 43 Luật Việc làm 2013 đã ghi nhận về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

  1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  1. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
[…]

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, khi ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm, hằng tháng, các bên sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

- Người lao động đóng 1% tiền lương.

- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế?

Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 đã quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
  1. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Với quy định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ trở thành đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì các bên sẽ phải đóng bảo hiểm y tế.

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:

Hằng tháng, người lao động và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào? Người lao động đi làm không đủ tháng thì có đóng bảo hiểm xã hội tháng đó không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào trong tháng?

Theo hướng dẫn tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động đi làm tại doanh nghiệp hằng tháng sẽ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho cơ quan BHXH thông qua doanh nghiệp.

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, doanh nghiệp và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.

Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội linh hoạt:

- Đóng hằng tháng.

- Đóng 03 tháng/lần.

- Đóng 06 tháng/lần.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà doanh nghiệp lựa chọn.

Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào trong tháng? (Ảnh minh họa)

2. 1 tháng làm bao nhiêu ngày thì được công ty đóng BHXH?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về số ngày đi làm trong tháng được đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động chỉ cần ký hợp đồng lao động lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động thì đều được công ty đóng bảo hiểm do thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, nếu trong 01 tháng mà người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội (theo khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014).

Do đó, người lao động chỉ cần nghỉ không lương tối đa không quá 13 ngày làm việc thì đều sẽ được đóng bảo hiểm xã hội.

Thông thường, nếu đi làm đầy đủ, số ngày công mỗi tháng của người lao động dao động từ 22 đến 28 ngày công (tùy vào chế độ nghỉ của doanh nghiệp) nên chỉ cần làm việc khoảng 09 đến 15 ngày công trong tháng thì sẽ được công ty đóng bảo hiểm xã hội.

1 tháng đi làm mấy ngày thì được đóng bảo hiểm? (Ảnh minh họa)

3. Chậm đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt không?

Theo khoản 2 Điều 17 Luật BHXH năm 2014, hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm.

Căn cứ khoản 3 Điều 122 Luật này, trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như sau:

- Phải đóng đủ số tiền bảo hiểm chậm đóng.

- Bị xử phạt vi phạm hành chính:

Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp do chậm đóng tại thời điểm bị xử phạt nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Nộp thêm một khoản tiền lãi trên số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng.

Mức lãi suất được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.

Nếu doanh nghiệp không đóng tiền bảo hiểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì người có thẩm quyền có quyền yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền bảo hiểm chậm đóng và khoản tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại cho cơ quan BHXH.

Nghỉ không hưởng lương bao nhiêu ngày thì không đóng BHXH?

Căn cứ theo quy định, nếu người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, họ sẽ không đóng BHXH trong tháng đó.

Chậm đóng BHXH bao lâu thì bị phạt?

1. Chậm đóng BHXH, BHYT bao nhiêu ngày thì tính lãi chậm đóng? Theo khoản 1 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH, đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.

Ngày bao nhiêu công ty đóng bảo hiểm xã hội?

Thông thường, nếu đi làm đầy đủ, số ngày công mỗi tháng của người lao động dao động từ 22 đến 28 ngày công (tùy vào chế độ nghỉ của doanh nghiệp) nên chỉ cần làm việc khoảng 09 đến 15 ngày công trong tháng thì sẽ được công ty đóng bảo hiểm xã hội.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng BHXH hàng tháng như sau: Mức tiền đóng BHXH = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Chủ đề