Lỗi vô ý có mục đích và động cơ không năm 2024

Trong một vụ án hình sự, không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà cả dư luận xã hội cũng đều quan tâm đến câu hỏi: Động cơ gây án là gì? Biết chính xác động cơ gây án có thể trở thành tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ cho kẻ gây án, có thể nhận được sự tha thứ nhất định hoặc lên án quyết liệt từ phía dư luận xã hội.

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Để hiểu rõ hơn, trước hết cần phân biệt giữa động cơ phạm tội và động cơ của cách xử sự. Hành vi của con người trong trạng thái tâm lí bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định. Ngay cả trong trường hợp phạm tội với lỗi vô ý, hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ nhất định thúc đẩy. Tuy nhiên, ở các tội phạm vô ý chỉ có thể có động cơ của xử sự mà không có động cơ phạm tội vì người phạm tội với lỗi vô ý hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm, họ không nhận biết được hành vi của mình là hành vi phạm tội hoặc tin hành vi của mình không trở thành hành vi phạm tội.

Động cơ phạm tội có tính đặc trưng cho tội phạm nhất định và là dấu hiệu để phân biệt tội này với các tội khác hoặc với trường hợp không phải là tội phạm được mô tả trong CTTP như động cơ phòng vệ, động cơ bắt giữ người phạm tội… Động cơ phạm tội còn có thể được phản ánh trong các CTTP giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Cụ thể, đó chính là dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Ví dụ : giết người với động cơ đê hèn, “ đê hèn “ là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được phản ánh trong CTTP tăng nặng của tội giết người ( Căn cứ theo điểm q khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 ). Ngoài ra, động cơ phạm tội là yếu tối để Tòa án xem xét tình tiết tăng nặng hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt được quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội cố ý trực tiếp.

Khi một người phạm tội thực hiện tội phạm đều nhằm tới những mục đích nhất định nhưng chỉ có thể phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Bỡi lẽ, trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt những mục đích nhất định. Đối với trường hợp phạm tội khác, người phạm tội cũng có mục đích nhưng mục đích của người phạm tội chỉ vì hành vi khách quan của họ. Mục đích phạm tội phải được xem xét với hậu quả thiệt hại do người phạm tội gây ra. Hậu quả thiệt hại là hiện tượng khách quan có quan hệ với mục đích phạm tội. Mục đích phạm tội được đặt ra trước khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, mọi trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp đều phải có mục đích phạm tội kèm theo. Trên thực tế, hậu quả thiệt hại có thể xảy ra hay không xảy ra hay xảy ra ở mức độ nào là tủy thuộc vào khả năng chủ quan của người phạm tội và những điều kiện bên ngoài khác. Hậu quả thiệt hại xảy ra có thể thể hiện đầy đủ mục đích của người thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ thể hiện một phần mục đích đó.

Mục đích phạm tội không được phản ánh trong các cấu thành tội phạm. Đối với hầu hết cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả thiệt hại được mô tả đều thể hiện được mục đích phạm tội. Cụ thể, ví dụ trong tội phạm “ Giết người ” quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thể hiện rõ mục đích phạm tội của người phạm tôi. Tội phạm giết người là tội phạm cấu thành vật chất, và hậu quả chết người thể hiện được mục đích của người phạm tội. Đối với hầu hết các cấu thành tội phạm hình thức, việc mô tả hành vi phạm tội cũng thể hiện rõ mục đích phạm tội. Ví dụ: dấu hiệu hành vi khách quan dùng vũ lực giao cấu với người khác được cấu thành trong tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi bổ sung 2017, đã thể hiện rõ mục đích phạm tội của người phạm tội.

Việc xác định được động co và mục đích của người phạm tội là cơ sở để xác định chính xác trách nhiệm hình của họ trong từng trường hợp cụ thể. Từ đó, góp phần giúp việc thực hiện áp dụng pháp luật được đầy đủ, đúng người , đúng tội.

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Động cơ phạm tội thuộc về trạng thái tâm lý của người phạm tội, là động lực bên trong thôi thúc họ thực hiện tội phạm. Chỉ những tội có lỗi cố ý mới có động cơ phạm tội. Những tội phạm có lỗi vô ý không có động cơ phạm tội mà chỉ có thể có động cơ xử sự: Trong thực tế có một số động cơ phạm tội thường gặp như động cơ vụ lợi, động cơ đê hèn, động cơ cá nhân, động cơ do ghen tuông, động cơ do căm ghét, trả thù,...

Phân biệt động cơ phạm tội với động cơ của xứ sự:

Hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định. Trừ một số trường hợp phạm tội vô ý do cẩu thả, hành vi của con người mới không có động cơ rõ rệt. Những trường hợp còn lại (dù đó là tội phạm do cố ý hay vô ý do quá tự tin), hành vi của con người đều có những động cơ nhất định thúc đẩy. Nhưng trong các tội phạm có lỗi vô ý, chủ thể hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm nên không thể có động cơ phạm tội (không có “động lực hành thôi thúc họ thực hiện tội phạm”). Chính vì vậy, ở các tội vô ý không có động cơ phạm tội mà chỉ có thể có động cơ của xử sự.

/2019/11.8.2018/dong-co-pham-toi-la-gi.jpeg)

Dấu hiệu động cơ phạm tội có ý nghĩa trong việc định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt.

- Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu có ý nghĩa định tội trong mọi cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, một số tội phạm trong BLHS quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội thì người phạm tội bắt buộc phải có động cơ đó. Ví dụ: Một số tội phạm trong BLHS quy định dấu hiệu định tội là động cơ vì vụ lợi hay vì động cơ cá nhân khác thì người phạm tội bắt buộc phải có động cơ này (ví dụ các tội phạm được quy định tại các Điều 162, 177, 316, 357 BLHS).

- Một số tội phạm trong BLHS quy định động cơ là dấu hiệu định khung hình phạt. Ví dụ: Khoản 1 Điều 123 BLHS quy định “động cơ đê hèn” là dấu hiệu định khung hình phạt của tội giết người.

- Nếu động cơ phạm tội không được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt trong tội phạm cụ thể thì nó có thể trở thành tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: phạm tội vì động cơ đê hèn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 BLHS; động cơ phạm tội do phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 BLHS.