Mãu đánh giá chuẩn pht theo thông tư 14 2023 năm 2024

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010; Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tô chức tín dụng số 47/2010/QH12;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;

Căn cứ Nghị định số 46/202Ỉ/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về chế độ quan lý tài chính và đánh giá hiệu quả đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phu quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cùa Bộ Tài chỉnh;

Theo đề nghị cùa Cục trưởng Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quỵ định một số nội dung đặc thù về tài khoán kế toán, nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán; việc lập, trình bày Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất; một số nội dung về chứng từ kế toán và sổ kể toán của Ngân hàng Phát triền Việt Nam (sau đây gọi là NHPT).

2. Thông tư này không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của NHPT đối với ngân sách Nhà nước.

3. Những nội dung không hướng dẫn tại Thông tư này, NHPT thực hiện theo quy định tại:

  1. Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/ 2004 cua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng; Quyết định số 1146/2004/QD-NHNN ngày 10/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN; Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/03/2014 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN; Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ- NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung, một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thông tư số 27/2017/TT-NHNN ngày 31/12/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quvết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; và các văn bản khác sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản nêu trên (nếu có).
  1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán; và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản nêu trên (nếu có).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:

1. NHPT, các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT bao gồm: Trụ sở chính của NHPT (sau đây gọi là Trụ sở chính); các Phòng, Ban thuộc Trụ sở chính; Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị có thực hiện hạch toán kế toán.

2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện hạch toán kế toán và lập, trình bày Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất của NHPT.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định về tài khoản kế toán

1. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán và nội dung, kết cấu, phương pháp ghi chép một số tài khoản kế toán đặc thù của NHPT thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. NHPT được mở thêm các tài khoản từ cấp 2 trở đi đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý.

3. NHPT được vận dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và các văn bán sửa đổi bô sung Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN với những sửa đổi như sau:

  1. Sửa đổi tên một số tài khoản trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho NHPT như sau:
  • Sửa tên tài khoản cấp I “10- Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đá quý” thành “10- Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ”;
  • Sửa tên tài khoản cấp II “387- Tài sản thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng chờ xử lý” thành “387- Tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đã chuyển quyền sở hữu cho NHPT chờ xử lý”;
  • Sửa tên tài khoản cấp I “43- Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá” thành “43- NHPT phát hành giấy tờ có giá”;
  • Sửa tên các tài khoản cấp II “462- Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng” thành “462- Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên NHPT; “466- Các khoản phải trả từ các giao dịch nội bộ hệ thống tổ chức tín dụng” thành “466- Các khoản phải trả từ các giao dịch nội bộ hệ thống NHPT”;
  • Sửa tên tài khoản cấp III “4844- Quỹ thường Ban quản lý điều hành” thành “4844- Quỹ thưởng Người Quàn lý, Ban Kiểm soát”;
  • Sửa tên tài khoản cấp I “60- vốn của tổ chức tín dụng” thành “60- Vốn của NHPT”;
  • Sừa tên tài khoản cấp I “61- Quỹ của tổ chức tín dụng” thành “61- Quỹ cùa NHPT”;
  • Sửa tên tài khoản cấp I “69- Lợi nhuận chưa phân phối” thành “69- Kết quả hoạt động chưa phân phối”;
  • Sửa tên tài khoản cấp I “70- Thu nhập từ hoạt động tín dụng’’ thành “70- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ”;
  • Sửa tên tài khoản cấp I “80- Chi phí hoạt động tín dụng” thành “80- Chi phí hoạt động nghiệp vụ”;
  • Sửa tên các tài khoản cấp II “856- Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng” thành “856- Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên NHPT”; “857- Chi y tế cho cán bộ, nhân viên tô chức tín dụng” thành “857- Chỉ y tế cho cán bộ, nhân viên NHPT”; “859- Chi khác cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng” thành “859- Chi khác cho cán bộ, nhân viên NHPT”;
  • Sửa tên tài khoản cấp II “868- Chi về các hoạt động đoàn thể của tổ chức tín dụng” thành “868- Chi về các hoạt động đoàn thề cuả NHPT”;
  • Sửa tên tài khoản cấp III “8695- Chi phí cho việc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức tín dụng” thành “8695- Chi phí cho việc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra hoạt động của NHPT”;
  • Sửa tên tài khoản cấp I “88- Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng” thành “88- Chi phí dự phòng”;
  • Sửa tên tài khoản cấp I “96- Các giấy tờ có giá của tổ chức tín dựng phát hành” thành “96- Các giấy tờ có giá của NHPT phát hành”;
  • Sửa tên tài khoản cấp 11 “998- Tài sản, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng thế chấp, cầm cố” thành “998- Tài sản, giấy từ có giá cùa NHPT thế chấp, cầm cố.
  1. Nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của các tài khoản sửa đổi tên theo quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo hưứng dẫn tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN và các văn bản sửa đổi bổ sung Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN.

4. Đối với các tài khoản loại 7 – Thu nhập; loại 8 – Chi phí; tài khoản 39 – Lãi, phí phải thu; tài khoản 49 – Lãi, phí phải trả, NHPT thực hiện hạch toán theo quy định tại chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với NHPT.

Điều 4. Quy định về báo cáo tài chính.

1. Hệ thống báo cáo tài chính của NHPT gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

  1. Báo cáo tài chính năm của NHPT, bao gồm:
  • Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – NHPT
  • Báo cáo kết quả hoạt động Mẫu số B02 – NHPT
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – NHPT
  • Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04 – NHPT
  1. Báo cáo tài chính giữa niên độ của NHPT (dạng đầv đủ), bao gồm:
  • Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ Mẫu số B01a – NHPT
  • Báo cáo kết quả hoạt dộng giữa niên độ Mẫu số B02a – NHPT
  • Báo cáo lưu chuvển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B03a – NHPT
  • Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B04a – NHPT

2. Biểu mẫu báo cáo tài chính và hướng dẫn lập, trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của NHPT thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính:

  1. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ chuẩn mực kế toán, các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của NHPT.
  2. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
  3. Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
  4. Các chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính được sắp xếp theo tính thanh khoán giảm dần.
  5. Các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động được sap xêp theo từng hoạt động chiệp vụ, phù hợp giữa thu nhập và chi phí.

Điều 5. Quy định về báo cáo tài chính hợp nhất.

1. NHPT là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị. NHPT lập báo cáo tài chính hợp nhất theo năm.

2. Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm các báo cáo:

  • Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất Mẫu số B01 – NHPT/HN
  • Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất Mẫu số B02 – NHPT/HN
  • Báo cáo lun chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B03 – NHPT/HN
  • Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B04 – NHPT/HN

3. Biểu mẫu báo cáo tài chính hợp nhất cua NHPT thực hiện theo huớng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất của NHPT thực hiện theo quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.

Điều 6. Quy định về chứng từ kế toán.

1. NHPT được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của NHPT nhưng phaỉ đảm bảo đầy đủ nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), và đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.

2. NHPT áp dụng biểu mẫu các loại biên lai thu tiền, biểu mẫu chứng từ kế toán thuộc nội dung thu nộp Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.

Điều 7. Quy định về sổ kế toán.

1. NHPT xây dựng, thiết kế biểu mẫu số kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của NHPT phải đáp ứng được các yêu cầu của sổ kế toán theo quy định tại Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), và đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.

2. Tất cả các đơn vị thuộc, trực thuộc NHPT có thực hiện hạch toán kế toán phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Chuyển số dư trên tài khoán kế toán.

1. NHPT thực hiện chuyển đổi số dư trên các tài khoản đang phản ánh theo Chế độ kế toán của NHPT ban hành theo công văn số 15682/BTC-CĐKT ngàv 24/12/2008 của Bộ Tài chính về việc chấp thuận chế độ kế toán áp dụng đối với NHPT và các văn bản hướng dẫn bổ sung khác cho phù hợp với quy định của Thông tư này.

2. NHPT phải điều chỉnh lại các nội dung đang phản ánh trên các tài khoản liên quan theo quy định của Thông tư này và đảm bảo việc trình bày báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 9. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023. Khi lập và trình bày báo cáo tài chính năm 2023, NHPT phải trình bày lại thông tin so sánh cho phù hợp với các quy định tại Thông tư này và Thuyết minh lý do có sự thay đổi trong chế độ kế toán trên báo cáo tài chính theo hướng dẫn tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 – Thav đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

2. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHPT và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.