Mối nguy hiêm của hóa chất trong quá trinh sảnxuất năm 2024

Các yếu tố nguy hiểm trong lao động

Các yếu tố nguy hiểm trong lao động là những yếu tố được nhận diện trong môi trường lao động. Các mối nguy này có thể gây chấn thương, bệnh tật nguy hiểm cho người lao động và làm thiệt hại về tài sản, môi trường. Một số ví dụ về các yếu tố nguy hiểm trong lao động như các bộ phận và cơ cấu chuyển động của máy thiết bị, nguy hiểm điện, nguy hiểm nổ, nguy hiểm nhiệt, nguy hiểm do hóa chất công nghiệp…

Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. (Theo điều 3 Luật số 84/2015/QH13). Cách nhận diện và đánh giá yếu tố nguy hiểm được quy định tại điều 5 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các yếu tố nguy hiểm trong lao động:

1. Các bộ phận truyền động, chuyển động: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như­: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goũng cú nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết;

2. Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn… tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ;

3. Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện..; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.

4. Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lở, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng….

5. Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn….

6. Nổ

– Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, bình chứa khí nén, khí thiên nhiên lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do thời gian sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.

– Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy hoại các công trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.

– Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.

– Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.

– Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ….

Việc nhận diện các yếu tố nguy hiểm trong lao động sẽ giúp nhận diện yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Điều này giúp tổ chức phòng chống tai nạn lao động và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp. Xác định các yếu tố nguy hiểm trong lao động cũng là bước quan trọng trong công tác bảo hộ lao động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể mở rộng diện các rủi ro bị loại trừ để thu hẹp phạm vi bảo hiểm, làm cho sản phẩm bảo hiểm phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của đối tượng bảo hiểm, hoặc để giảm bớt phí bảo hiểm cho phù hợp với khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm.Muốn được bảo hiểm thêm rủi ro loại trừ, người tham gia bảo hiểm cần được sự chấp nhận của doanh nghiệp bảo hiểm và phải trả thêm phí, và rủi ro loại trừ này trở thành rủi ro được bảo hiểm.

Đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất (hay nói rộng ra là phát thải chất ô nhiễm) về bản chất chính là công cụ để kiểm soát rủi ro do hóa chất (hay do chất ô nhiễm), bao hàm cả ý nghĩa kiểm soát ô nhiễm trong cả trường hợp phát thải hóa chất thông thường qua chất thải sản xuất, dịch vụ và phát thải hóa chất bất thường do sự cố.

Rủi ro nói chung xuất phát từ nguồn có thể gây rủi ro, tức là các nguồn nguy hiểm hay là các mối nguy hiểm. Các nguồn nguy hiểm có thể gây rủi ro sẽ phát sinh sự cố khi và chỉ khi khả năng xẩy ra sự cố là 100% (hay là xác suất xẩy ra là 1), Nhưng sự cố mặc dù đã xẩy ra nhưng chưa chắc đã gây nên hậu quả gì, có thể do sự cố xẩy ra ở quá xa các đối tượng nhạy cảm với mối nguy, hoặc cường độ các nguy hiểm là nhỏ so với đối tượng nhạy cảm; nghĩa là khi đó hậu quả là “0”. Trong trường hợp này “RỦI RO” được coi là “0” hay không có rủi ro mặc dù có mối nguy hiểm nhất định. trong trường hợp xác xuất sự cố thấp hơn 100%, các nguồn nguy hiểm có thể sẽ không bao giờ xảy ra sự cố.

Tuy nhiên, trên thực tế không thể chắc chắn là sự cố không xẩy ra, vì sự cố sẽ có thể xẩy ra trong một hoàn cảnh hay điều kiện nào đó. Việc xác định khả năng xẩy ra sự cố từ một nguồn nguy hiểm được gọi là ước định xác suất. Giá trị của xác suất là từ “0” (nghĩa khi hoàn toàn không thể xẩy ra, cho đến “1” nghĩa là chắc chắn sự cố sẽ xẩy ra. Giá trị càng gần với “1” bao nhiêu thì có nghĩa độ chắc chắn càng cao bấy nhiêu). Chính vì vậy ước định xác suất là một bài toán dự báo (cho phép có sai số) dựa trên các mô hình, số liệu thống kê và kinh nghiệm.

Việc xác định hậu quả của một sự cố khi sự cố chưa xẩy ra là dựa hoàn toàn trên các giả thiết, các giả thiết này dựa trên hoàn cảnh thực tế của khu vực có tồn tại các mối nguy hiểm, mối tương quan giữa mối nguy hiểm và các đối tượng nhạy cảm (con người, môi trường, địa hình, thời tiết, điều kiện xã hội…). Hoàn toàn có khả năng cùng một mối nguy hiểm, cùng 1 khả năng (xác suất) xẩy ra, nhưng hậu quả nếu như sự cố xẩy rư từ mối nguy hiểm đó là khác nhau nếu xem xét ở các khu vực khác nhau. Do đó việc ước định hậu quả của sự cố chính là quá trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá dựa trên các kịch bản (các giả định). Rủi ro do phát thải hóa chất được tính bằng tích số của tính nguy hiểm và mức độ tiếp xúc của đối tượng với hóa chất nguy hại.

Công thức tổng quát để xác định mức độ rủi ro:

RỦI RO = NGUY HIỂM x TIẾP XÚC

Trong đó, ý nghĩa của các tham số là:

Nguy hiểm (hazard) là một đặc trưng của hóa chất hay chất thải, gắn liền với tính chất hóa lý và độc tính hay độc tính sinh thái của hóa chất hay chất thải đó. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm còn được đặc trưng bởi khối lượng phát thải hóa chất.

Tiếp xúc hay phơi nhiễm (exposure) là phương thức và mức độ hóa chất hay chất thải gây ra các tác động đến môi trường hay các hệ sinh thái nói chung hay con người nói riêng. Tiếp xúc hay phơi nhiễm gây tác động cho môi trường và con người (sức khỏe/tính mạng) phụ thuộc vào nồng độ hóa chất hay chất thải và cường độ tiếp xúc tới đối tượng chịu rủi ro trong một đơn vị thời gian.

Nếu tính nguy hiểm (độ nguy hiểm và khối lượng) càng lớn thì rủi ro càng lớn, đồng thời tiếp xúc càng lớn (nồng độ hóa chất càng lớn và tổng thời gian tiếp xúc càng lớn) thì rủi ro càng lớn. Như vậy, phát thải hóa chất sẽ có rủi ro lớn khi hóa chất phát thải có độ nguy hiểm cao, khối lượng phát thải lớn), cường độ tiếp xúc với hóa chất cao, thời gian tiếp xúc dài, hay tần suất tiếp xúc với hóa chất phát thải lớn.

Hình 1. Sơ đồ quy trình đánh giá rủi ro

Quá trình đánh giá rủi ro tới sức khỏe con người đối với hóa chất độc hại thường được thực hiện theo 4 bước như sau:

1. Nhận diện nguy hiểm từ loại hình công nghiệp với đặc trưng phát thải hóa chất độc hại;

2. Đánh giá phát thải hóa chất độc hại;

3. Đánh giá liều phơi nhiễm gây rủi ro về sức khỏe con người và vi sinh vật của các hóa chất độc hại;

4. Đánh giá các yếu tố gây rủi ro.

Hiện nay có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá định lượng sự tiếp xúc với hóa chất của con người. Phương pháp trực tiếp bao gồm các phép đo sự tiếp xúc với hóa chất tại điểm tiếp xúc và thời điểm phát thải. Ngoài ra có các phương pháp gián tiếp liên quan đến việc ngoại suy các mức độ tiếp xúc từ các phép đo khác, sử dụng dữ liệu đã có ví dụ như nồng độ hóa chất trong máu, nước tiểu, tóc, hay trong các sinh vật, động vật cấp thấp ... rồi từ đó ước tính liều phơi nhiễm đến con người.

Theo Hướng dẫn kỹ thuật - Đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất nguy hại của một số ngành công nghiệp, Tổng Cục môi trường-2014