Nếu bị cắt điện thì phải làm sao

Không đóng tiền điện thì bao nhiêu ngày bị cắt điện? Điện, nước là hàng hóa theo khung giá của nhà nước quy định. Khi không đóng tiền điện đúng ngày hay không đóng đủ tiền điện thì theo hóa đơn của Tổng công ty điện lực sẽ cắt điện hộ gia đình hay đơn vị đó.

Vậy Không đóng tiền điện thì bao nhiêu ngày bị cắt điện? Và việc mở điện lại có chịu thêm phí hay không? Sau đây là tất cả giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật điện lực 2004;

Luật điện lực sửa đổi 2012;

Quy định 8474/QĐ-BCT năm 2014.

Nội dung tư vấn

Quy định thanh toán tiền điện

Trước tiên để trả lời được thắc mắc không đóng tiền điện thì bao nhiêu ngày bị cắt điện? thì phải hiểu rõ quy định về thanh toán tiền điện, cũng như trường hợp ngừng cung cấp điện theo quy định pháp luật.

– Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

– Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.

– Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.

– Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.

– Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải.

Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện.

– Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.

– Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp; trừ trường hợp quy định. Bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng; hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng; hoặc các hình thức thông tin khác.

– Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố; do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người; trang thiết bị;

Hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.

Vậy khi không đóng tiền điện thì bao nhiêu ngày bị cắt điện? Sau đây là giải đáp

– Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.

– Khi cắt điện có phải báo trước hay không?

Trường hợp bên mua điện không thực hiện đúng thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện, cụ thể trường hợp sau:

  • Không đóng tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
  • Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện.

Theo Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định:

“Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày kể từ ngày thông báo lần đầu tiên; bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.”

Như vậy, nếu không đóng tiền điện và được thông báo 02 lần mà không thấy đóng thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo đầu tiên bên bán có quyền cắt điện theo quy định.

Bên cạnh, tiền điện phải đóng thì bên mua phải đóng thêm 01 khoản phí cấp điện lại theo quy định sau:

Đơn vị: 1.000 đồng

Từ 0,4 kV trở xuốngTrên 0,4 kV đến 35 kVTrên 35 kV
I. Mức chi phí ngừng và cấp điện cơ sở (M)81222344
II. Đồng bằng
1. Hộ sinh hoạt81222344
2. Đối tượng áp dụng khác (theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BCT)
a) Mức cơ bản (đến 5km)81222344
b) Trên 5km đến 10km93253392
c) Trên 10km đến 20km104284440
d) Trên 20km đến 30km115315489
đ) Trên 30km đến 50km127346537
e) Trên 50km138377585
III. Miền núi
1. Hộ sinh hoạt81222344
2. Đối tượng áp dụng khác (theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BCT)
a) Mức cơ bản (đến 5km)93255396
b) Trên 5km đến 10km106290451
c) Trên 10km đến 20km120326507
d) Trên 20km đến 30km133362562
đ) Trên 30km đến 50km146398617
e) Trên 50km159433673

Trên đây là giải đáp “Không đóng tiền điện thì bao nhiêu ngày bị cắt điện?”. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề điện lực hãy hiện hệ đến hotline 0833.102.102 để được hỗ trợ.

Bài viết bạn có thể quan tâm

Chủ trọ thu tiền điện cao có vi phạm pháp luật không?

Doanh nghiệp chế biến thủy sản có được giảm tiền điện khi dịch Covid-19?

Xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Mua bán điện với người nước ngoài theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Luật điện lực 2004 quy định Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:– Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;– Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật, quy trình, quy phạm quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;

– Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.

Điều kiện khách hàng sử dụng điện khu vực biên giới như thế nào?

Căn cứ Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới chỉ được mua điện trực tiếp với nước ngoài ở cấp điện áp 0,4 kV và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:– Là công dân Việt Nam;– Có quy mô công suất sử dụng điện dưới 10 kW và không đấu nối được vào hệ thống điện quốc gia hoặc lưới điện tại chỗ;– Toàn bộ phần lưới điện từ biên giới đến địa điểm sử dụng điện do bên mua điện đầu tư và quản lý vận hành;– Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện;

– Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hành vi trộm điện là gì?

Căn cứ Luật điện lực 2004 quy định Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

5 trên 5 (1 Phiếu)

Nếu bị cắt điện thì phải làm sao

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết khách hàng sống trong vùng cách ly, khó tiếp cận với các hình thức thanh toán trực tuyến thì EVN sẽ không ngừng cung cấp điện, EVN sẽ thu tiền điện ngay sau khi hết cách ly - Ảnh: NGỌC HIỂN

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài viết Người dân miền Nam đang giãn cách đóng tiền điện thế nào? trong mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được các thắc mắc của bạn đọc liên quan đến việc đóng tiền điện trong mùa dịch.

Cụ thể, nhiều bạn đọc cho rằng đã nhận được thông báo nhắc nợ của các công ty điện lực, có thời hạn thanh toán, nếu không đóng sẽ ngừng cấp điện. Trong khi đó, không ít người dân sống trong vùng phong tỏa "nội bất xuất ngoại bất nhập", không thể ra ngoài đóng tiền điện hay với những người già, người chưa có điều kiện tiếp cận với các hình thức thanh toán trực tuyến thì có bị cúp điện?

Trong bối cảnh TP.HCM và các tỉnh áp dụng nghiêm các biện pháp chống dịch, phạt tiền người ra đường các trường hợp không cần thiết thì đây là vấn đề được không ít bạn đọc quan tâm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cho biết trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, tổng công ty khuyến khích khách hàng giao dịch trực tuyến với ngành điện, không đến trực tiếp các phòng giao dịch.

Tổng công ty gửi thông báo tiền điện, nhắc nợ qua các hình thức không tiếp xúc trực tiếp như nhắn tin, điện thoại, app EVNHCMC CSKH, đồng thời khuyến khích khách hàng thanh toán tiền điện đúng hạn qua các hình thức như chuyển khoản, trích nợ tự động, ví điện tử, website/ứng dụng EVNHCMC CSKH của tổng công ty, của các ngân hàng và đối tác thu hộ.

Ông Kiên cho hay nếu người dân sống trong vùng cách ly, phong tỏa hoặc những người chưa sử dụng các dịch vụ thanh toán online... đã nhận thông báo nhắc nợ thì tổng công ty vẫn rất chia sẻ với khó khăn của khách hàng và vẫn đảm bảo cung cấp điện ổn định.

Tương tự, đại diện Tổng công ty Điện lực Miền Nam cũng cho biết đơn vị này đã gửi văn bản đến các công ty thành viên tại 21 tỉnh, thành phía Nam về việc duy trì thu tiền điện, khuyến khích khách hàng thanh toán online.

Trong đó, tạm thời không ngừng cung cấp điện đối với khách hàng chậm trả, quá hạn và yêu cầu các đơn vị thống kê số lượng, khoanh vùng nợ, theo dõi và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ ngay sau đợt cách ly.

Sẽ thu tiền điện ngay sau đợt cách ly

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Quốc Hoan - phó ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho biết những năm qua EVN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán tiền điện và đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ.

Trong thời gian giãn cách xã hội, EVN cũng khuyến khích khách hàng trả tiền điện qua các kênh giao dịch trực tuyến và đã được khác hàng tích cực sử dụng trong thời gian qua. Tuy vậy, vẫn còn một số khách hàng sống trong vùng phong tỏa, cách ly, người già, người khó khăn trong việc tiếp cận các hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến... khó có thể trả tiền điện đúng kỳ hạn do việc đi lại bị hạn chế.

Do đó, ông Hoan cho biết từ năm 2020, EVN đã ban hành văn bản hướng dẫn đến các tổng công ty điện lực, theo đó nếu khách hàng sống trong vùng cách ly, khó tiếp cận với các hình thức thanh toán trực tuyến thì EVN chia sẻ với khó khăn của khách hàng và không ngừng cung cấp điện.

Với những khách hàng này, ông Hoan cho hay các đơn vị sẽ thống kê số lượng, theo dõi và thực hiện các biện pháp thu tiền điện ngay sau đợt cách ly. Như vậy, với người dân hiện đang bị phong tỏa, cách ly tại TP.HCM mà khó thanh toán trực tuyến thì ngành điện vẫn tạo điều kiện, sẽ thu tiền điện ngay sau thời điểm hết cách ly.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

NGỌC HIỂN