Nêu các phương pháp sản xuất thức an vật nuôi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 107 sgk Công nghệ 7): Dựa vào các thành phần dinh dưỡng chủ yếu, em hãy phân loại và điền vào vở bài tập các loại thức ăn sau đây thuộc loại thức ăn nào.

    Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại
    Bột cá Hạ Long. 46% protein.
    Đậu tương. 36% protein.
    Khô dầu lạc. 40% protein.
    Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit.
    Rơm lúa. > 30% xơ.

    Trả lời:

    Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại
    Bột cá Hạ Long. 46% protein. Thức ăn giàu protein.
    Đậu tương. 36% protein. Thức ăn giàu protein.
    Khô dầu lạc. 40% protein. Thức ăn giàu protein.
    Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit. Thức ăn giàu gluxit.
    Rơm lúa. > 30% xơ. Thức ăn thô.

    (trang 108 sgk Công nghệ 7): Hãy đánh dấu (x) vào phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.

    1) Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc).

    2) Trồng nhiều ngô, khoai, sắn…

    3) Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.

    4) Trồng xen, tăng vụ… để có nhiều cây hạt họ đậu.

    Trả lời:

    Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là phương pháp: (1), (3), (4).

    (trang 109 sgk Công nghệ 7): Hãy điền vào bảng trong vở bài tập phương pháp sản xuất thức ăn thích hợp với các công việc (theo kí hiệu a, b, …):

    a) Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    b) Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương dể trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

    c) Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ.

    d) Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi

    Phương pháp sản xuất Kí hiệu
    Thức ăn giàu gluxit
    Thức ăn thô xanh

    Trả lời:

    Phương pháp sản xuất Kí hiệu
    Thức ăn giàu gluxit a
    Thức ăn thô xanh b, c

    Câu 1 trang 109 sgk Công nghệ 7: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?

    Lời giải:

    – Thức ăn giàu Protein là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 14% (bột cá hạ long, đậu tương, khô dầu lạc,…).

    – Thức ăn giàu Gluxit thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 50% (hạt ngô vàng,…).

    – Thức ăn thô là thức ăn có chứa hàm lượng xơ > 30% (rơm lúa,…).

    Câu 2 trang 109 sgk Công nghệ 7: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa phương em?

    Lời giải:

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:

    + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.

    + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.

    + Trồng xen canh, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit: Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    Bài 40. Sản xuất thức an vật nuôi – Câu 2 trang 109 SGK Công Nghệ 7 . Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa phương em ?

    Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa phương em ? 

    Nêu các phương pháp sản xuất thức an vật nuôi

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:

    + Nuôi trồng thủy hải sản.

    + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn từ động vật như giun đất, nhộng tằm.

    Quảng cáo

    + Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit:

    + Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Sản xuất thức ăn vật nuôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Công nghệ 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

    Bài: Sản xuất thức ăn vật nuôi

    • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
      • I. Phân loại thức ăn
      • II. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
      • III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh
    • B. Câu hỏi trắc nghiệm

    A. Lý thuyết & Nội dung bài học

    I. Phân loại thức ăn

    - Thức ăn có hàm lượng protein > 4%: giàu protein.

    - Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50%: giàu gluxit.

    - Thức ăn có hàm lượng xơ > 30%, thức ăn thô.

    Dựa vào thành phần dinh dưỡng chủ yếu, các loại thức ăn được phân loại như sau:

    Tên thức ănThành phần dinh dưỡng (%)Phân loại
    Bột cá Hạ Long46% proteinGiàu protein
    Đậu tương (hạt)36% proteinGiàu protein
    Khô dầu lạc40% proteinGiàu protein
    Hạt ngô vàng8,9% protein và 69% gluxitGiàu gluxit
    Rơm lúa> 30% xơThức ăn thô.

    II. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein

    Nêu các phương pháp sản xuất thức an vật nuôi

    Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc).

    III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh

    Hãy điền vào bảng sau (theo kí hiệu a, b, …) sao cho phương pháp sản xuất thức ăn thích hợp với các hoạt động sau:

    a) Luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    b) Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương, trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

    c) Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đậu.

    d) Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi.

    Phương pháp sản xuấtKí hiệu

    Thức ăn giàu gluxit

    Thức ăn thô xanh

    a, d

    b, c

    B. Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Rơm lúa là:

    A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid.

    Đáp án: A. Chất xơ.

    Giải thích: (Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Rơm lúa là: chất xơ (> 30%) – SGK trang 107)

    Câu 2: Dựa theo thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, thức ăn được phân loại thành mấy nhóm?

    A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

    Đáp án: B. 3

    Giải thích: (Dựa theo thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, thức ăn được phân loại thành 3 nhóm:

    - Thức ăn giàu protein

    - Thức ăn giàu gluxit

    - Thức ăn thô – SGK trang 107)

    Câu 3: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Khô dầu lạc (đậu phộng) là:

    A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid.

    Đáp án: B. Protein.

    Giải thích: (Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Khô dầu lạc (đậu phộng) là: Protein (40%) – SGK trang 107)

    Câu 4: Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng nào?

    A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid.

    Đáp án: C. Gluxit.

    Giải thích: (Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng: Gluxit (> 50%) – SGK trang 107)

    Câu 5: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là:

    A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid.

    Đáp án: B. Protein

    Giải thích: (Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là: protein (46%) – SGK trang 107)

    Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?

    A. Chế biến sản phẩm nghề cá.

    B. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn.

    C. Nuôi giun đất.

    D. Trồng nhiều cây họ Đậu.

    Đáp án: B. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn.

    Giải thích: (Trong các câu, câu không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein là: Trồng nhiều ngô, khoai, sắn – Hình 68 SGK trang 108)

    Câu 7: Trồng xen, tăng vụ … để có nhiều cây và hạt họ Đậu thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng gì?

    A. Chất xơ. B. Lipid. C. Gluxit. D. Protein

    Đáp án: D. Protein.

    Giải thích: (Trồng xen, tăng vụ … để có nhiều cây và hạt họ Đậu thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein – Hình 68 SGK trang 108)

    Câu 8: Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng gì?

    A. Chất xơ. B. Lipid. C. Gluxit. D. Protein.

    Đáp án: A. Chất xơ.

    Giải thích: (Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng: chất xơ – thuộc loại thức ăn thô xanh – SGK trang 109)

    Câu 9: Hạt Đậu có thể chế biến bằng nhiệt theo các phương pháp dưới đây, trừ:

    A. Rang. B. Hấp. C. Kho. D. Luộc.

    Đáp án: C. Kho.

    Giải thích: (Hạt Đậu có thể chế biến bằng nhiệt theo các phương pháp dưới đây, trừ: Kho – SGK trang 110)

    Câu 10: Trong quy trình chế biến bột ngô bằng men rượu, tỉ lệ bột : men rượu là:

    A. 100 phần bột : 5 phần men rượu.

    B. 100 phần bột : 3 phần men rượu.

    C. 50 phần bột : 4 phần men rượu .

    D. 100 phần bột : 4 phần men rượu.

    Đáp án: D. 100 phần bột : 4 phần men rượu.

    Giải thích: (Trong quy trình chế biến bột ngô bằng men rượu, tỉ lệ bột : men rượu là: 100 phần bột : 4 phần men rượu – SGK trang 112)

    Bài: Sản xuất thức ăn vật nuôi trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững là phân loại thức ăn, các phương pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi được giàu chất dinh dưỡng....

    Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Sản xuất thức ăn vật nuôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải Vở bài tập Công Nghệ 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.