Ngủ nhiều là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

SKĐS - Con trai tôi năm nay 21 tuổi. Cháu thường hay ngủ rất nhiều, ban ngày tôi thấy cháu ngủ rất nhiều, ban đêm cũng vậy. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi con trai tôi ngủ nhiều như vậy có phải là bị bệnh gì không?

Làm thế nào chữa cho hết chứng ngủ nhiều? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Lê Tùng Hiệu (Đà Nẵng)

Có nhiều nguyên nhân gây ra ngủ nhiều như suy hô hấp mạn tính, ngủ nhiều tiên phát và trầm cảm. Người lớn được coi là ngủ nhiều nếu mỗi ngày họ ngủ trên 10 giờ. Đêm ngủ tốt đầy đủ nhưng ban ngày lại ngủ thêm vài giờ. Nếu không được ngủ ngày thì họ rất mệt mỏi và buồn ngủ. Người ngủ nhiều sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến lao động và sinh hoạt của họ. Hơn nữa bệnh nhân ngủ nhiều thường chậm chạp, lờ đờ, chú ý và trí nhớ đều kém.

Với trầm cảm, hầu hết bệnh nhân bị mất ngủ, nhưng khoảng 5% số bệnh nhân lại ngủ nhiều. Những người này thường ăn nhiều nên họ thường béo phì. Ngoài ra họ còn có các triệu chứng khác của trầm cảm như mệt mỏi, mất hứng thú và sở thích, chán nản, bi quan...

Còn với bệnh ngủ nhiều tiên phát, bệnh nhân chỉ có triệu chứng ngủ quá nhiều (trên 10 giờ mỗi ngày) thường biểu hiện là một giấc ngủ kéo dài (đi ngủ rất sớm vào đầu tối, ngủ dậy rất muộn vào sáng hôm sau). Ngoài ra, họ không có triệu chứng gì khác.

Còn với ngủ nhiều do bệnh suy hô hấp mạn tính như phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính thì bệnh nhân ngủ nhiều do tình trạng não bị thiếu o xy mạn tính.

Như vậy, với bệnh nhân 21 tuổi này có 2 khả năng là trầm cảm và ngủ nhiều tiên phát. Bạn nên đưa con đi khám ở bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm để được xác định chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp. Cụ thể nếu là trầm cảm thì cần dùng thuốc chống trầm cảm. Nếu con bạn bị bệnh ngủ nhiều tiên phát thì phải điều trị bằng thuốc kích thần giải phóng dopamin ở não, khiến bệnh nhân giảm cảm giác buồn ngủ, từ đó sẽ ngủ ít đi. Thuốc có tác dụng phụ là hơi bồn chồn và khó ngủ thời gian đầu dùng thuốc.

Ngủ quá mức vô căn là tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức có hoặc không có thời gian ngủ dài; nó được phân biệt với ngủ rũ ở triệu chứng không mất trương lực cơ, ảo giác ngủ và bóng đè.

(Tiếp cận bệnh nhân có bệnh lý về nhịp thức ngủ)

Ngủ quá mức vô căn không phải là đặc trưng. Nguyên nhân được cho là do rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Buồn ngủ quá mức ban ngày là triệu chứng chính; thời gian ngủ có thể có hoặc không kéo dài.

Chẩn đoán chứng ngủ nhiều tự phát

  • Bệnh sử hoặc nhật ký ngủ
  • Test giấc ngủ

Trong ngủ nhiều tự phát với thời gian ngủ kéo dài, bệnh sử hoặc nhật ký ngủ cho thấy \> 10 giờ đêm; trong chứng ngủ nhiều tự phát mà không có thời gian ngủ kéo dài \> 6 giờ nhưng < 10 giờ. Trong cả hai trường hợp, điện não đồ cho thấy không có bằng chứng về các bất thường về giấc ngủ khác. Test đánh giá độ chậm vào giấc ngủ cho thấy độ trễ ngủ ngắn (< 8 phút) với ít hơn 2 khoảng thời gian ngủ REM. Thông thường, bệnh nhân mắc chứng ngủ nhiều tự phát gặp khó khăn khi thức dậy và khi thức giấc, họ trải qua một giai đoạn ngủ không yên với đặc điểm là buồn ngủ theo quán tính, giảm nhận thức và suy giảm khả năng vận động.

Điều trị chứng ngủ nhiều tự phát

  • Tương tự như ngủ rũ

Điều trị chứng ngủ nhiều vô căn tương tự như ; tức là, tình trạng này được điều trị bằng thuốc thúc đẩy sự tỉnh táo (ví dụ: modafinil; natri oxybate; một loại thuốc phối hợp có canxi, magiê, kali và natri

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ dẫn đến buồn ngủ là vấn đề rất dễ hiểu. Tuy nhiên, một số người ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Đây là tình trạng bất thường và có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn mệt mỏi và buồn ngủ trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể là do những nguyên nhân như sau:

- Giấc ngủ không chất lượng: Nếu bạn ngủ nhiều nhưng giấc ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc, rất khó đi vào giấc ngủ, gặp ác mộng khi ngủ,... thì dù giấc ngủ có kéo dài, cơ thể của bạn vẫn có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Ngủ nhiều là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

- Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng: Để cơ thể khỏe mạnh, đủ năng lượng cho mọi hoạt động thì cần duy trì chế độ ăn đa dạng dưỡng chất. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, thường xuyên bỏ bữa, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt năng lượng. Chính vì thế, cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống và luôn có cảm giác buồn ngủ mặc dù đã ngủ rất nhiều.

- Lười vận động: Vận động thể chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thường xuyên tập luyện giúp bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt, một số bài tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ còn giúp bạn ngủ sâu giấc hơn và những bài tập thể dục buổi sáng sẽ giúp bạn hưng phấn, tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.

Ngược lại, thói quen ít vận động lại khiến cho cơ thể có xu hướng muốn được nghỉ ngơi, thích ngủ nhiều hơn. Đây là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi nhiều người có thói quen lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,...

- Tập luyện sai cách: Nếu bạn tập thể dục đúng cách, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thực hiện những bài tập quá nặng, tập quá nhiều, có thể khiến cho cơ thể bị suy kiệt. Dù đã có một giấc ngủ kéo dài, cơ thể vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn và xảy ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.

Ngủ nhiều là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến buồn ngủ

- Căng thẳng kéo dài: Những người thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng rất dễ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc lúc nửa đêm,... Do đó, một giấc ngủ thực sự của họ lại không đáng kể và dẫn tới tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.

- Do bệnh lý: Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể là do bệnh lý. Đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất và cần được điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Một số bệnh khiến bạn dễ buồn ngủ dù đã ngủ rất nhiều có thể kể đến như bệnh về tuyến giáp, bệnh thiếu máu, bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn lo âu, bệnh trầm cảm,...

Ngủ nhiều là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể do bệnh lý

- Do đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ mạn tính:

+ Đối với mẹ bầu: Tình trạng ốm nghén, tiểu đêm hoặc do thai nhi ngày càng phát triển và lớn dần lên trong bụng mẹ,... khiến chị em dễ bị mệt mỏi và có xu hướng muốn nghỉ ngơi nhiều hơn, dễ bị buồn ngủ vào ban ngày.

+ Phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh hay phải đối mặt với những vấn đề như đổ mồ hôi vào ban đêm, thường xuyên bốc hỏa,... Những triệu chứng này dễ gây giảm chất lượng giấc ngủ và do đó, chị em ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.

- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị: Các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh nhưng lại có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó bao gồm tình trạng thường xuyên buồn ngủ.

2. Phải làm sao khi ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ?

Để khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì và thực hiện điều trị theo nguyên nhân. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

- Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng những cách sau:

+ Không nên ngủ vào ban ngày hoặc nếu có thì chỉ ngủ trong thời gian ngắn.

+ Không nên dùng những chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá,... để tránh dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm.

+ Trước giờ đi ngủ, có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi dạo bộ, tập yoga,... Những bài tập này có tác dụng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn

+ Vào bữa tối, không nên ăn quá no, không ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, không ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, những món ăn khó tiêu, đặc biệt lưu ý không nên ăn quá sát giờ đi ngủ.

+ Khi đã lên giường để đi ngủ thì không nên dùng điện thoại. Thay vì dùng điện thoại, bạn nên thư giãn bằng nhiều phương pháp khác như đọc sách, nghe nhạc,...

+ Phòng ngủ cần đảm bảo sạch sẽ, nhiệt độ vừa phải, không quá nóng và không quá lạnh, đảm bảo yên tĩnh và không quá nhiều ánh sáng.

+ Có thể dùng trà hoa cúc, trà gừng, trà hoa oải hương hay nước lá tía tô,... để giúp bạn có giấc ngủ chất lượng hơn.

- Bổ sung đủ dưỡng chất để giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, hạn chế tình trạng thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.

- Thường xuyên vận động, nhưng lưu ý không tập quá sức.

- Kiểm soát căng thẳng bằng nhiều biện pháp khác nhau như đi dạo, thiền định, làm những việc mình yêu thích, chẳng hạn như vẽ, may vá, trồng cây,... Trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.

Ngủ nhiều là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Cần đi khám nếu tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ kéo dài

- Đổi thuốc điều trị: Nếu loại thuốc đang dùng khiến bạn thường xuyên buồn ngủ và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn thì hãy nói với bác sĩ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về việc đổi loại thuốc điều trị phù hợp hơn.

Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là vấn đề bất thường, do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu đã áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm.

Mọi thắc mắc về sức khỏe cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Ngủ nhiều cơ triệu chứng gì không?

Biểu hiện của ngủ nhiều Khó thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa và khi tỉnh xuất hiện tình trạng mơ màng, bối rối hoặc kích động. Lo lắng, dễ cáu kỉnh. Giảm hoặc thiếu năng lượng hoạt động. Suy nghĩ chậm chạp, nói chậm, mất khả năng tập trung, gặp các vấn đề về trí nhớ.12 thg 4, 2024nullNgủ nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng buồn ngủ quá ...otiv.com.vn › Bệnh thần kinh não › Bệnh mất ngủnull

Hay buồn ngủ là triệu chứng của bệnh gì?

Trong thực tế, buồn ngủ nhiều hay buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể có nhiều nguyên nhân. Đa số các trường hợp buồn ngủ nhiều là thứ phát và thường liên quan đến khối u não, viêm não, tổn thương thực thể trong hệ thần kinh trung ương, bệnh Parkinson, chấn thương đầu và các loại rối loạn di truyền khác nhau.nullBuồn ngủ nhiều mệt mỏi là bệnh gì? - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Sống khỏenull

Tại sao không nên ngủ quá nhiều?

Khi ngủ quá nhiều, khiến cơ thể uể oải, trì trệ cả thể chất lẫn tinh thần. - Suy giảm trí nhớ: Khi ngủ quá nhiều cơ thể tiêu hao nhiều oxy, tổ chức não tạm thời thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ mất cân bằng hormone sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, mơ màng, nặng đầu và thiếu sức sống, khó tập trung.nullNgủ nhiều cũng gây hại cho sức khỏesuckhoedoisong.vn › ngu-nhieu-cung-gay-hai-cho-suc-khoe-1692305271...null

Người mệt mỏi uể oải buồn ngủ nên làm gì?

Ngủ đủ 7 đến 9 tiếng một đêm. ... .

Tránh xa giường ngủ khi làm việc. ... .

Đặt thời gian báo thức nhất quán giờ ngủ ... .

Chuyển dần sang giờ đi ngủ sớm hơn. ... .

Duy trì giờ ăn uống phù hợp, lành mạnh. ... .

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày có lợi cho giấc ngủ của bạn. ... .

Chỉ nên đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ ... .

Đừng ngủ trưa quá muộn..