Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 đến 1931

Nguyên nhân của phong trào cách mạng 1930 – 1931

  • Thứ nhất, phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như chính sách vơ vét, bóc lột dã man của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân Việt Nam vào con đường cùng cực. Đời sống của người dân khốn khổ, cơ cực.
  • Thứ hai, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của dân ta kết thúc, thực dân Pháp đã tiến hành “khủng bố trắng” cùng các chính sách dã man đối những người dân yêu nước. => Do đó, hai nguyên nhân trên đã làm cho mâu thuẫn xã hội giữa nhân dân ta với bọn đế quốc phong kiến càng trở nên quyết liệt và gay gắt hơn.
  • Thứ ba, đó là sự ảnh hưởng của phong trào Cách mạng Quốc tế đối với Việt Nam.
  • Thứ tư, trong thời điểm đó, Đảng cộng sản Việt Nam vừa được thành lập (đầu năm 1930) đã nhanh chóng nhận thấy và nắm bắt được tình hình, kịp thời lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh để chống lại bọn đế quốc và phong kiến đang hoành hành. Đây là nguyên nhân chính và cơ bản nhất, quyết định đến làn sóng cách mạng 1930 – 1931. Bởi lẽ, nếu như không có sự lãnh đạo của Đảng thì mâu thuẫn lúc đó dù gay gắt và căng thẳng tột cùng cũng chỉ dẫn đến những đấu tranh tự phát, nhỏ lẻ và không thể trở thành cao trào.
Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 đến 1931
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 nổ ra do nhiều nguyên nhân

1. Phong trào cách mạng 1930-1931

- Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt và phong trào cách mạng dâng cao, ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công- nông rộng khắp cả nước.

- Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế v.v; bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến,”, “Thả tù chính trị” v.v..

- Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Các nước đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

- Trong các tháng 6, 7, 8, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên phạm vi cả nước.

- Sang tháng 9-1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nông dân(có vũ trang tự vệ) với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế. Các cuộc đấu tranh này được công nhân ở Vinh-Bến Thủy hưởng ứng.

- Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930. Khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”,”Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”…..Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 kilômét tiến về thành phố Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại vài nơi để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm. Khi đến Vinh, con số lên tới gần 3 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4 kilômét. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Chúng cho máy bay ném bom xuống đoàn biểu tình làm 217 người chết, 125 người bị thương. Song, sự đàn áp dã man đó không ngăn được cuộc đấu tranh. Quần chúng kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh v.v..

- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều lí trưởng, chánh tỏng bỏ trốn.

- Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng quả chính quyền, gọi là “Xô viết”.

* Tóm tắt diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931:

– Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.

– Tháng 6,7,8: nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

– Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế. Dẫn đến kết quả hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.