Nhà báo phạm đoan trang là ai

Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Ngày 7/10, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội đã chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang (tại địa chỉ phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Phạm Thị Đoan Trang về tội: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang.

Nhà báo phạm đoan trang là ai
Đối tượng Phạm Thị Đoan Trang.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Phạm Thị Đoan Trang sinh ra trong một gia đình nền nếp, bố mẹ Trang đều là cán bộ nghỉ hưu, các anh trai của Trang đều là những người đang công tác tại các cơ quan Nhà nước. Bản thân Trang cũng được ăn học  đến nơi, đến chốn. 

Từ năm 1996-2000, Phạm Thị Đoan Trang học Đại học Ngoại thương Hà Nội. Từ năm 2000-2002, là phóng viên Báo điện tử Vnexpress; năm 2002-2004 là nhân viên Công ty quảng cáo HAKI Lê; năm 2002-2006, Trang là nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC; 2006-2008, là cộng tác viên Báo Vietnamnet. 

Tháng 3/2010 đến tháng 1/2013, Phạm Thị Đoan Trang là phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Đến tháng 1/2013, đối tượng xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên bị kỷ luật buộc thôi việc. Chính thời gian này, Phạm Thị Đoan Trang đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức  phản động lưu vong.

Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. 

Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Phạm Thị Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước. 

Trang cùng Trịnh Hội – đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là thuần phân tích hệ thống luật pháp các nước nhưng bạn đọc kiểu gì cũng sẽ nhìn vào nó có hơi hướng chống lại hệ thống luật pháp Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn  "kỹ năng", cách thức đối phó với cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,"Học chính sách công qua chuyện luật khu”... kích động lật đổ chế độ.

Từ tháng 8/2018 đến nay, Phạm Thị Đoan Trang huy động các đối tượng phản động của VOICE ở trong nước thành lập trang fanpage “Nhà xuất bản Tự do” nhằm xuất bản các đầu sách “nâng cao dân trí” cho giới Dân chủ Việt. Với sự tài trợ của VOICE, Phạm Thị Đoan Trang cùng đám đàn em trong nhóm “Green Trees” gồm: Cao Vĩnh Thịnh, Nguyễn Trường Thịnh, Trần Vũ Anh Bình, Hoàng Thành Nhân, Đặng Vũ Lượng, Nguyễn Đình Hà tổ chức in lậu hàng ngàn cuốn sách. 

Thủ đoạn phát tán sách bẩn của Phạm Thị Đoan Trang là chuyển tài liệu qua email cho các tổ chức phản động ở nước ngoài chế bản, lên market, sau đó chuyển lại cho đối tượng trong nước để in lậu, phát tán (chủ yếu qua không gian mạng). Các đối tượng như: Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, mẹ con Cấn Thị Thêu…, trở thành đầu mối tích cực tiêu thụ và rao bán sách cho Trang.

Chính bởi những hoạt động chống phá quyết liệt như trên, Phạm Thị Đoan Trang là một trong những đối tượng được các thế lực thù địch bên ngoài hậu thuẫn mạnh mẽ nhất. 

Năm 2017, NGO PIN của Séc, là một tổ chức luôn có cái nhìn thù địch với Việt Nam đã công khai trao tặng đối tượng cái gọi là giải thưởng nhân quyền Homo Homini; năm 2019 được Tổ chức phóng viên không biên giới – RSF đề cử giải thưởng tự do báo chí. 

Chính vì thế ngay sau khi Phạm Thị Đoan Trang bị bắt, các tổ chức mang danh nhân quyền, tự do này đã lập tức giở lại các chiêu bài cũ, kêu gào, lên tiếng đòi trả tự do cho đối tượng này.

Mai Anh

Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 14 tháng 12 đã tuyên án chín năm tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” đối với nhà báo Phạm Đoan Trang. 

Theo thông báo từ Luật sư Đặng Đình Mạnh, ở đầu phiên toà phía Viện Kiểm Sát đã đề nghị mức án từ bảy đến tám năm tù cho nhà báo Phạm Đoan Trang. Tuy nhiên, thẩm phán sau cùng đã đưa ra mức án chín năm, cao hơn so với mức mà Viện Kiểm Sát đề nghị.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do,  Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong số những luật sư bào chữa cho bà Phạm Đoan Trang, cho biết diễn biến và kết quả phiên toà, ông nói:

“Phiên toà diễn ra khá căng thẳng, cuối cùng thì hội đồng xét xử đã trở ra và tuyên bản án chín năm tù giam. Thậm chí là cao hơn mức mà vị đại diện Viện Kiểm Sát đề nghị. Họ đề nghị là bảy đến tám năm tù giam thôi, thế nhưng mà mức án lại cao hơn.

Chúng tôi khá bất ngờ trước kết quả xét xử này, chúng tôi nghĩ là cô Phạm Đoan Trang chắc chắn là sẽ kháng cáo.”

Về lý do mà hội đồng xét xử tuyên mức án nặng hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát, Luật sư Mạnh cho biết:

“Trong phần nhận định của họ thì họ cho rằng cái hành vi của cô Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, và như vậy là đưa đến kết quả là mức án cao.”

Cũng theo luật sư bào chữa thì phía toà đã chỉ tuyên án dựa trên những thông tin và lập luận một chiều từ phía cơ quan công tố.

“Toà họ không chấp nhận bất kỳ quan điểm bào chữa nào của các luật sư cả, và họ hầu như là chấp nhận toàn bộ quan điểm của cơ quan công tố” - Luật sư Đặng Đình Mạnh nói.

Phiên xét xử ngày 14/12 là phiên tòa sơ thẩm, điều này có nghĩa là bà Phạm Đoan Trang có quyền kháng cáo lên toà phúc thẩm, và cũng theo như phía luật sư bào chữa thì gần như chắc chắn phía bị cáo sẽ kháng cáo.

Là nhà báo và blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Phạm Đoan Trang (43 tuổi) viết nhiều sách về nhân quyền, chính trị được xuất bản trong nước và nước ngoài.

Phạm Đoan Trang đã từng làm việc tại hai tờ báo chính thống là VietnamNet và Báo Pháp luật TP. HCM. Sau đó, bà trở thành nhà báo độc lập và đồng sáng lập báo Luật Khoa Tạp Chí.

Thông qua các hoạt động báo chí và nhân quyền, Phạm Đoan Trang đã nhận được các giải thưởng của các tổ chức quốc tế.

Bà được nhận Giải Nhân quyền Homo Homini từ tổ chức People In Need hồi năm 2018. Sau đó, được tổ chức Phóng Viên  Không Biên Giới RSF ở Pháp trao tặng giải Tự Do Báo Chí năm 2019. Vào năm 2020, bà được tổ chức Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao giải Prix Voltaire cho hoạt động xuất bản sách cùng với Nhà Xuất bản Tự do.

Bà bị bắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2020, ngay sau khi kết thúc phiên đối thoại nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế bao gồm Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International), đều đã lên tiếng phản đối việc bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang, và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà.

Phạm Đoan Trang là một trong những nhà hoạt động, bất đồng chính kiến được nhiều người cả trong nước và quốc tế biết đến. Các hoạt động đấu tranh cho dân chủ của bà như làm báo độc lập, dịch thuật, viết các báo cáo về tình hình chính trị, xã hội, nhân quyền và tham gia các cuộc vận động cho nhân quyền của Việt Nam…

Năm 2013 - 2014, Phạm Đoan Trang đã tham gia nhiều chuyến vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, cùng các nước như Mỹ, Canada, Châu Âu…

Năm 2014, bà Trang là đồng sáng lập trang Luật Khoa tạp chí, chuyên viết về luật, chính trị và nhân quyền.

Năm 2015, bà Trang về nước và từ đó bắt đầu viết nhiều cuốn sách, ấn phẩm như Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Toàn cảnh thảm hoạ môi trường biển Miền Trung, Báo cáo Đồng Tâm…

Tác động ra sao đến xã hội dân sự, nhân quyền Việt Nam?

Một số nhà hoạt động tại Việt Nam cho rằng, những cuốn sách, ấn phẩm của Đoan Trang giúp nâng cao hiểu biết cho nhiều người quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội trong nước, đồng thời góp phần mang câu chuyện nhân quyền Việt Nam ra Quốc tế.

Anh Nguyễn Đình Hà, từ Hà Nội, cho biết rất khó để đo lường mức ảnh hưởng do các công việc của bà Đoan Trang đến tình hình xã hội dân sự và nhân quyền Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận được rằng:

“Những việc làm đó có tác động đến những người quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội - nhân quyền tại Việt Nam, không phân biệt người Việt hay các tổ chức, cá nhân, chính giới nước ngoài. Chính điều này khiến ngành an ninh xác định chị Trang là một mối nguy hại với chính quyền.

Đối với người trong nước thì đó là kiến thức bình dân về chính trị, chính sách công, quyền công dân cơ bản,… và ẩn sâu trong đó là truyền cảm hứng: "Tôi làm được, bạn cũng có thể làm được”.

Đối với cá nhân, tổ chức, chính giới nước ngoài, chị Trang góp phần cung cấp thông tin về tình hình nhân quyền, các sự vụ nổi bật về dân chủ, nhân quyền ra bên ngoài, để họ có được cái nhìn tổng quan và chi tiết về những gì đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Từ đó có các hành động thiết thực giúp Việt Nam ngày một tiến bộ về dân chủ, nhân quyền.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Đức, đánh giá rằng những cuốn sách do Đoan Trang viết và xuất bản có nội dung dễ hiểu, dễ tiếp cận đối với tầng lớp bình dân Việt Nam. Và đó chính là thách thức đối với nhà cầm quyền Việt Nam:

“Trong suốt mười năm gần đây thì cô Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động nổi trội và gần như là mang tính chất thách thức đối với chính quyền. Cô viết sách và cùng với các thành viên khác trong Nhà xuất bản Tự do in rất nhiều cuốn sách trên khắp đất nước. Nó gần như là một sự thách thức đối với Chính quyền Việt Nam.

Những chuyến vận động nhân quyền thì tương đối đem lại những hiệu quả trong việc vận động Quốc tế, làm cho các tổ chức Quốc tế cũng như chính phủ các nước hiểu rõ hơn về thực trạng nhân quyền Việt Nam.”

Hướng dẫn, truyền cảm hứng cho nhiều nhà hoạt động khác

Bên cạnh việc viết lách, Đoan Trang còn là người thầy, người hướng dẫn và là truyền cảm hứng, tiếp động lực để cho nhiều nhà hoạt động tiếp tục con đường đấu tranh cho dân chủ, dhân quyền ở Việt Nam.

Anh Nguyễn Đình Hà cho biết anh và Trang đã có khoảng thời gian tiếp xúc dài, cùng nhau trải qua nhiều sự kiện chính trị, xã hội ở Việt Nam:

 “Từ đó, tôi học hỏi được rất nhiều điều từ chị. Thứ nhất là trong nghề báo, tôi học được kỹ năng nghề.

Thứ hai, tôi và nhiều người khác được truyền cảm hứng bởi tinh thần dấn thân, khát vọng thay đổi và sự quyết liệt chống lại điều sai trái của chị Trang, thông qua các việc làm của chị.”

Cô Giang, một nhà hoạt động chuyên nghiên cứu về các chính sách công của Việt Nam chia sẻ với RFA rằng, lúc cô mới tốt nghiệp đại học ở Hà Nội thì có cơ hội gặp Đoan Trang. Nhờ vậy, cô Giang quyết định sẽ trở thành một nhà hoạt động, thay vì tìm cho mình một công việc hay cuộc sống ổn định:

“Chị Trang vừa là người thầy đầu tiên, vừa là người truyền cảm hứng để mình dấn thân hoạt động. Cũng nhờ chị Trang mà mình biết đến nhiều người khác mà trong số đó có cả những người đã ảnh hưởng đến tầm nhìn về con đường hoạt động của mình.

Nên có thể nói rằng nếu không có chị Trang thì mình đã không dấn thân hoạt động như hiện nay.”

Vừa viết, vừa trốn chạy

Theo trang Luật Khoa Tạp chí, bà Trang đã nhiều lần bị Chính quyền bắt giữ và đánh đập, thậm chí còn lấy hết giấy tờ tuỳ thân.

Bà Trang vừa viết sách, vừa cố gắng lẩn trốn sự truy lùng của công an trong tình trạng sức khoẻ suy yếu, không giấy tờ. Từ năm 2017, bà Đoan Trang đã sống ở ít nhất 60 chỗ ở khác nhau khắp Việt Nam.

Ông Hưng, người đã từng làm việc với Đoan Trang trong Nhà xuất bản Tự do nói rằng ông coi Trang vừa là thầy, vừa là đứa em trong nhà. Nhờ Trang mà ông hiểu được tầm quan trọng của truyền thông độc lập đối với một xã hội, đất nước:

“Trang là một người thầy của tôi về lĩnh vực truyền thông, báo chí. Bên cạnh đó, tôi vẫn luôn coi Trang là một đứa em, bởi vì nó rất hồn nhiên, vô tư. Cách nhìn về cuộc sống, xã hội rất là vô tư, hồn nhiên.

Trang có rất nhiều ảnh hưởng tới tôi trong con đường đấu tranh. Trong thời gian anh em làm việc với nhau, thực ra tất cả sự khó khăn của Trang trong khi viết sách tôi là người chứng kiến.

Tôi nghĩ Trang là người sinh ra để làm truyền thông. Trang dành cả tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của mình để làm truyền thông, hy sinh tất cả mọi thứ, từ tình cảm gia đình bạn bè.

Khi Trang ngồi trước những trang viết, tôi cảm nhận được là Trang viết với tâm trạng như là ngày mai mình không thể viết được nữa.

Rất nhiều lần tôi chứng kiến, đã từng có những lúc nửa đêm, hoặc là có những thời điểm mà đối với một người bình thường, đó là thời gian dành cho gia đình, cho người thân của mình, nhưng Trang thì phải trốn chạy.

Rất nhiều lần như thế, tôi phải hỗ trợ Trang trốn tránh. Trốn đi trong đêm nhiều lắm, và Trang luôn trong tư thế phải trốn đi bất kỳ lúc nào. Có những lần phải đi trong vòng tích tắc, có mỗi một bộ quần áo trong người. Vật quý nhất của Trang là cây đàn nhưng có những lần tôi hỗ trợ Trang trốn đi thậm chí còn không kịp mang theo cây đàn.”

Đêm ngày 6/10/2020, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt tại nơi bà đang ẩn náu ở quận Ba, TPHCM. Bà Trang bị chuyển ra Hà Nội và bị giam giữ trong tình trạng hoàn toàn tách biệt với bên ngoài, không được thăm nuôi và cũng không được gặp luật sư.

Hơn một năm sau ngày bị bắt, bà Trang lần đầu được tiếp xúc với luật sư bào chữa hôm 19/10/2021. Luật sư thông báo rằng sức khoẻ của bà bị sa sút nhiều trong thời gian bị giam giữ.

* Tên một số nhân vật được phỏng vấn trong bài viết được sửa đổi vì lý do an toàn