Nhân vật chính trong Truyền kì mạn lục thường là

Từ đời Trần Hiến Tông có Lý Tế Xuyên viết Việt điện u linh rồi đến Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo được ví như một “Giấc mộng Nam Kha” thì tác phẩm đạt đến đỉnh cao ở thời kỳ này chính là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. 

Tác phẩm Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông

Thực trạng xã hội phong kiến từ thế kỉ XV đến thế kỷ XVII có sự suy thoái và chuyển biến ở nhiều khía cạnh, khuynh hướng sáng tác ở giai đoạn này tập trung chủ yếu vào phê phán và phản ánh hiện thực cuộc sống, thành tựu nổi bật nhất trong văn xuôi tự sự là thể loại truyện chí quái và truyền kỳ.

Từng trong chốn quan trường trên dưới một năm, vì sống ở thời kỳ Nho giáo chính thống lại chứng kiến thực trạng xã hội đang ngày càng suy tàn nên Nguyễn Dữ đã lui về ẩn cư nơi núi rừng, từ đó tác giả “trải mấy mươi năm, chân không bước đến thị thành” mà viết nên Truyền kỳ mạn lục

Ảnh bìa cuốn sách Truyền kỳ mạn lục

Vì sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là Truyền kỳ mạn lục nên chúng ta có thể xem tác phẩm này như một viên ngọc quý trong sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, thuộc thể loại tản văn, xen lẫn biền ngẫu và thơ ca, đại thần Vũ Khâm Lân nhà Lê trung hưng đã xem nó là một “thiên cổ kỳ bút”.

Truyền kỳ mạn lục gồm hai mươi truyện, tất cả đều nói lên được một thái độ chính trị và triết lý nhân sinh mà nhà văn muốn truyền tải ở cuối mỗi phần, trừ Chương mười chín: Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.

Bản chép tay Truyền kỳ mạn lục

Truyền kỳ mạn lục có nghĩa là sao chép tản mạn những chuyện lạ, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhiều nhân vật kết hợp với các bối cảnh khác nhau tuy nhiên, tất cả đều phản ánh đúng một phần bản chất của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Giống với tên gọi, Truyền kỳ mạn lục được lấy cốt truyện từ truyện dân gian và thần tích nhưng kết cấu của tác phẩm không hề trùng lặp mà có phần phức tạp cũng như phong phú hơn bao giờ hết.

Truyền kỳ mạn lục nguyên bản Hán Nôm

Tác phẩm có hai chương là Chương mười sáu: Chuyện người con gái Nam Xương và Chương tám: Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên đã được đưa vào giáo trình giảng dạy nhằm truyền tải những thông điệp, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

Truyền kì mạn lục làm sống lại những bản năng vốn có của con người

Tình yêu đôi lứa vốn dĩ không nhận được sự chấp thuận trong quan điểm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” nhưng khi đến với Chương ba: Chuyện cây gạo hay Chương năm: Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây thì nó mới được xem là sự bén rễ trong khuôn khổ Nho giáo lúc bấy giờ.

Nguyễn Dữ đã có sự kết hợp giữa thơ cùng với văn tự sự trong lối kể chuyện cũng như miêu tả những tình tiết nên đa phần tình yêu trong Truyền kỳ mạn lục đều mang âm hưởng đau thương và không thể buông xuôi.

“Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu

Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu.”

Nhà văn đã đánh thức bản năng tận sâu bên trong mỗi nhân vật nên Truyền kỳ mạn lục không chỉ là sự đơn giản, thuần khiết của tình yêu mà còn cho chúng ta thấy rõ được, những con người này luôn mang trên mình một trái tim táo bạo và mãnh liệt.

Ngòi bút ấy luôn có sự đồng điệu với số phận, cuộc đời con người, Nguyễn Dữ đã để họ sống đúng trong những cảm xúc chân thật nhất đồng thời đề cao tình yêu giữa người với người ở thời đại lúc bấy giờ.

Truyền kỳ mạn lục phản ánh hiện thực xã hội ở mọi góc nhìn

Đến với Chương mười hai: Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na, tác giả đã làm hiện lên một nhà vua dối trá, tính nhiều tham dục, quan lại thì tham lam, vàng bạc châu báu chất đống đầy rẫy trong nhà.

Hình ảnh Diêm Vương trong Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên

Chương tám: Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên xuất hiện các đền miếu gần quanh ăn của đút lót, không những thế Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào ở Chương mười cũng được Nguyễn Dữ mượn lời nhân vật để vẽ nên diện mạo của triều đình phong kiến lúc bấy giờ.

“Không nói theo danh, không xét theo thực, không trung với đấng quân thượng, lớn thì làm việc bán nước như Lưu Dự, nhỏ thì làm việc dối vua của Diên Linh.”

Thông qua các nhân vật, Nguyễn Dữ đã lấy Nho giáo để làm chuẩn mực cho việc trị quốc, bình thiên hạ đồng thời vạch trần bộ mặt của xã hội phong kiến bằng cách nói ẩn dụ để nhắc đến những vị vua nhà Lê thời suy vong như Lê Uy Mục hay Lê Tương Dực với lối sống dâm loạn, không còn quan tâm đến kỷ cương trật tự.

Tranh biếm hoa về vua Lê Uy Mục

Không chỉ dừng lại ở đó, các nhân vật trong mỗi chương còn đứng lên bảo vệ chính kiến của mình nhằm thể hiện rõ ràng mục đích sống không bị ràng buộc cũng như hướng đến việc giải phóng tâm hồn con người khỏi khuôn khổ Nho giáo lúc bấy giờ.

Chết là con đường cuối cùng mà Nguyễn Dữ dành cho nhân vật của mình

Trong Chương mười sáu: Chuyện người con gái Nam Xương, mẹ của Thúc Sinh qua đời vì tuổi già sức yếu đến cả Vũ Nương cũng phải trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang lấy cái chết để minh oan. 

Bản dịch Truyền kỳ mạn lục của Trúc Khê

Bên canh đó, ở Chuyện nghiệp oan của Đào thị ở Chương bảy Hàn Than đã nằm quằn quại chết trên giường cữ và ngay cả Thị Nghi cũng bị đánh một trận đau điếng đến chết đi rồi bị đem chôn ở bên cạnh làng. 

Con người ở giai đoạn lúc bấy giờ hay các nhân vật từ thực tế đến huyền ảo trong Truyền kỳ mạn lục đều có những lúc đấu tranh giành giật sự sống trong vũng lầy của cái chết nhưng sự bất lực và tuyệt vọng đã dồn họ vào ngưỡng buông xuôi.

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến đi vào Truyền kỳ mạn lục vẫn giữ nguyên hình thể của mình, họ không có quyền lựa chọn cho bản thân một hoàn cảnh hay cách sống nào khác mà những con người ấy luôn bị ràng buộc bởi luân lý Nho giáo trọng nam khinh nữ.

Truyền kỳ mạn lục là sự biến hóa với nhiều kiểu nhân vật kỳ ảo

Chúng ta bắt gặp nhân vật hóa kiếp người thành vật như Chương năm: Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương là hai hồn hoa của một triều đại đã suy tàn kể từ ngày quan Thái sư qua đời vẫn phòng thu khóa kín. Họ hóa thành mỹ nhân mà quyến rũ chàng thư sinh Hà Quân rồi nói rằng:

“Muốn làm những bông hoa hướng dương, để khỏi hoài phí mất xuân quang.”

Tương tự với Chương mười lăm: Trong Bữa tiệc đêm ở Đà Giang, cáo và vượn già biến hóa thành người giống đến nỗi Hồ Quý Ly trò chuyện cả đêm cũng không nhận ra, đến mãi sau này mới biết đó là cả hai hóa thành động vật mà đi mất. 

Xuất hiện ít hơn trong Truyền kỳ mạn lục là kiểu người hóa kiếp thần tiên và ngược lại. Thần tiên Giác Hương biến thành người trạc lối mười lăm, mười sáu tuổi lại ít tô điểm phấn son song làn da mặt hết sức mịn màng, tươi thắm.

Hình ảnh minh họa cho Chương sáu: Chuyện đối tụng ở long cung

Nhân vật trong tác phẩm cũng có khi là thần thánh biến thành người như trong Chương sáu: Chuyện đối tụng ở long cung, Thần Thuồng luồng đã hóa một người đàn ông với thân thể vạm vỡ, mũ đỏ mặt đen. Kiểu nhân vật hồn ma chiếm số đông trong các chương như Chương mười một: Chuyện yêu quái ở Xương Giang có hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ.

Tranh vẽ Chuyện yêu quái ở Xương Giang của nghệ sĩ Tú Na

Không những thế, Trung Ngộ và Nhị Khanh cũng hóa thành hồn ma dắt tay nhau đi dạo, khi thì hát, khi thì khóc vào những đêm tối trời trong Chương ba: Chuyện cây gạo.

Đến mãi sau này khi Đoàn Thị Điểm viết Truyền kỳ tân phả thì xét về mặt nghệ thuật cũng không thể sánh được với sức sống bền bỉ của Truyền kỳ mạn lục, đã có nhận xét cho rằng:

“Sau đoạn kết của 19 truyện còn lại đều có một lời bình ngắn gọn, đó chính là Nguyễn Dữ đã từ sau cánh màn chạy ra sân khấu để hiện thân thuyết pháp, biểu đạt tình cảm yêu ghét của mình.”

Thật vậy, Truyền kỳ mạn lục tuy mang cốt truyện cũ nhưng từ hình thức đến nội dung đều hoàn toàn có sự mới mẻ và phù hợp với hiện thực xã hội đương thời. Thông qua các nhân vật, Nguyễn Dữ đã bộc lộ được những quan điểm của mình trước cảnh loạn lạc cũng như suy thoái của hai vương triều là nhà Lê và đế chế nhà Mạc.

Truyền kỳ mạn lục mang trên mình ba hệ thống tam giáo là Nho giáo, Phật giáo và Lão Trang nên ngay từ lúc mở đầu đến khi kết thúc, các sự việc ở mỗi chương dường như đều có sự xâu chuỗi đồng thời kết nối lại tạo nên tư tưởng chính trong tác phẩm.

Đạo Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội đương thời

Tác giả Truyền kỳ mạn lục phản ánh một cách sâu sắc nhất phần thiện lương và trung thực của con người lúc bấy giờ, không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Dữ còn ca ngợi tình yêu của nhân dân, phẩm chất cũng như đức hạnh của họ.

Ở đó có con người, có thần tiên, vừa chân thực, vừa hư ảo nhưng khi ta đi qua những lớp xuyên mù khói trắng ấy thì sau đó là cả một thế giới chân thực được thêu dệt nên từ những chất liệu thô sơ nhất.

Truyền kỳ mạn lục do Bùi Xuân Trang dịch

Theo quan niệm vô thức cá nhân của Sigmund Freud thì tác phẩm văn học tựa như một giấc mơ giúp nhà văn thỏa mãn những ước muốn bản năng của mình nên Truyền kỳ mạn lục cũng thành công trong việc xây dựng giá trị nhân văn mang chất vàng mười cao cả.

Giống như Bồ Tùng Linh của nhà Đường Trung Quốc, Nguyễn Dữ muốn thông qua những câu chuyện tưởng như li kì không có thật để phản ánh và lên án một chế độ phong kiến còn tồn tại nhiều những bất công, qua đó bày tỏ niềm tin yêu vào những giá trị tốt đẹp của con người.

Minh Minh

Video liên quan

Chủ đề