Nội dung của bài Chị em tôi là gì

Soạn bài Chị em tôi trang 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1. Cô chị nói dối ba để đi đâu ?

Trả lời:

 Cô chị nói dối ba để đi đến rạp chiếu bóng thay vì đi học nhóm như đã nói với ba mình.

Câu 2. Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận ?

Trả lời:

Mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận vì cô thương ba và biết mình sai, đã phụ lòng tin của ba nhưng đã nói dối quá nhiều lần nên đã quen, thấy ân hận nhưng vẫn tặc lưỡi.

Câu 3. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?

Trả lời:

Để chị mình thôi nói dối, cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba là đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, làm bộ như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về. Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ. Khiến cô chị càng tức giận hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? E giả bộ ngây thơ hỏi: Hả, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà. Cô chị sững sờ vì đã bị lộ.

Câu 4. Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?

Trả lời:

Cách làm của cô em đã giúp được chị tỉnh ngộ vì cô em đã làm hệt như chị, nói dối hệt như chị khiến chị nhận ra lỗi của mình, biết mình đã là gương xấu cho em. Ba rõ mọi chuyện buồn rầu khuyên hai chị em ráng bảo ban nhau. Chính vẻ buồn rầu của ba đã khiến chị tỉnh ngộ.

Nội dung câu chuyện: Câu chuyện khuyên mọi người không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.

Kể lại bài Chị em tôi theo lời của cô con gái lớn.

Bài mẫu

Tôi vốn ham chơi hơn ham học nên thường nói dối ba để được đi chơi. Một hôm, tôi dắt chiếc xe đạp ra cửa rồi lễ phép chào ba:

-  Thưa ba, con đi học nhóm ạ!

Ba tôi mỉm cười, ân cần bảo:

- Ừ! Nhớ học xong, về nhà ngay con nhé!

Thế là tôi vù đến rạp chiếu bóng. Mấy cô bạn thân đã chờ sẵn ở đó. Chúng tôi mua vé vào xem phim Chúa tể rừng xanh.

Đang mải mê theo dõi thì chợt có ai đó lướt ngang qua, quệt nhẹ vào vai tôi. Tôi ngước nhìn và nhận ra đó chính là em gái mình. Rõ ràng lúc nãy nó xin phép ba đến trường tập văn nghệ cơ mà? Hừ! Con bé này ghê thật! Tức giận, tôi bỏ về trước sự ngạc nhiên của đám bạn.

Tôi về đến nhà được một lúc thì em tôi cũng về. Không kìm được tức giận, tôi liền mắng nó là dám nói dối ba. Tưởng nó sợ, ai dè nó thủng thẳng đáp:

-  Em đi tập văn nghệ.

-  Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

Tôi hét lên. Nó vẫn giả bộ ngây thơ:

-  Ủa? Sao chị biết? Sáng nay, chị đi học nhóm cơ mà?

Tôi sững sờ, đứng chết trân, chờ đợi cơn giận dữ của ba. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

-  Các con ráng bảo ban nhau mà học hành cho nên người.

Từ đó, tôi tự hứa với mình là không bao giờ nói dối nữa. Tôi bỏ hẳn những trò chơi vô bổ, cố gắng học hành chăm chỉ và kèm cặp thêm cho em. Kết quả học tập của chị em tôi khá lên từ đó.

Thỉnh thoảng nhắc lại chuyện cũ, hai chị em lại phá lên cười. Em tôi quả là thông minh. Nó đã dùng mưu kế để đưa tôi vào bẫy một cách nhẹ nhàng, khiến tôi tỉnh ngộ. Đúng là: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, phải không các bạn.

Giaibaitap.me

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Nội dung chính
Câu chuyện về hai chị em. Người chị hay nói dối bố là đi học nhóm, nhưng thực ra là đi xem chiếu bóng. Người em cố tình rủ bạn vào rạp chiếu bóng để khiến chị tỉnh ngộ. Người chị biết lỗi với bố, từ đó không bao giờ nói dối nữa.

Câu 1 (trang 61 sgk Tiếng Việt 4) : Cô chị nói dôi ba đi đâu ?
Trả lời:
Cô chị nói dối ba là xin phép đi học nhóm

Câu 2 (trang 61 sgk Tiếng Việt 4) : Vì sao môi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận
Trả lời:
Vì cô chị cũng là một người con rất thương ba mình. Biết người ba tin tưởng ở con cái vậy mà cô chị thường xuyên nói dối. Như vậy là đã phụ lòng tin và tình thương của ba nên cô chị cảm thấy ân hận

Câu 3 (trang 61 sgk Tiếng Việt 4) : Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
Trả lời:Cô em muốn chọc tức chị để chị thôi nói dối

Cách chọc tức của người em cũng nhẹ nhàng mà hóm hỉnh. Khi biết chị mình hay nói dối với ba cô em cũng bắt chước cô chị. Vào rạp chiếu bóng giả vờ không thấy chị. Cô chị thấy em xin phép ba đi tập văn nghệ mà lại vào rạp chiếu bóng nên tức giận bỏ về. Về đến nhà cô chị mắng em, thì người em vẫn thủng thẳng trả lời là đi tập văn nghệ. Câu trả lời ấy làm người chị càng tức giận hơn. Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ? Cô em vẫn giả bộ ngây thơ trả lời lại : Ủa, chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà ! Cô chị sững sờ trước câu nói của người em. Vì chính chị mới là người đáng trách hay nói dối ba

Câu 4 (trang 61 sgk Tiếng Việt 4) : Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?
Trả lời:Cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ là vì : Chỉ ra được cái thói xấu của người chị. Nếu không thay đổi cô em cũng sẽ bắt chước theo thì thật là tai hại. Làm chị mà không gương mẫu, không làm cho ba mẹ vui, không làm điều tốt cho em mình noi theo thì không xứng đáng làm người con, người chị trong nhàNội dung : Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin và sự tín nhiệm của mọi người đối với mình

Soạn bài Tập đọc Chị em tôi, ngắn 2

Lời giải chi tiết

1. Cô chị nói dối ba để đi đâu?
Trả lời:
Cô chị xin phép ba đi học nhóm.

2. Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
Trả lời:
Mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận vì cô thương ba và biết mình sai, đã phụ lòng tin của ba nhưng đã nói dối quá nhiều lần nên đã quen, thấy ân hận nhưng vẫn tặc lưỡi.

3. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
Trả lời:
Để chị mình thôi nói dối, cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba là đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, làm bộ như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về. Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ. Khiến cô chị càng tức giận hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? E giả bộ ngây thơ hỏi: Hả, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà. Cô chị sững sờ vì đã bị lộ.

4. Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
Trả lời:
Cách làm của cô em đã giúp được chị tỉnh ngộ vì cô em đã làm hệt như chị, nói dối hệt như chị khiến chị thấy ra lỗi của mình, biết mình đã là gương xấu cho em. Ba rõ mọi chuyện buồn rầu khuyên hai chị em ráng bảo ban nhau. Chính vẻ buồn rầu của ba đã khiến chị tỉnh ngộ.

----------------------HẾT-------------------------

Để chủ động trong việc học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, các em có thể tham khảo nội dung Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng và bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện - những bài học quan trọng trong tuần 6 mà các em sẽ được học trong tiết học sắp tới.

Qua việc tóm tắt và hướng dẫn giải chi tiết, soạn bài Tập đọc Chị em tôi sẽ giúp các em củng cố kĩ năng đọc hiểu và biết cách tìm hiểu, khám phá ý nghĩa của câu chuyện Chị em tôi: Nói dối sẽ làm mất đi niềm tin và sự tin tưởng của người khác, vì vậy không nên nói dối trong bất kì hoàn cảnh nào.

Soạn bài Ôn tập giữa kì II (tiết 3) trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 117 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn bài Tập đọc: Trăng ơi... từ đâu đến? trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (tiết 5) trang 165 SGK Tiếng Việt 4 Soạn bài Tập đọc: Dòng sông mặc áo trang 118 SGK Tiếng Việt 4 Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức trang 109 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4

Học bài chị em tôi tiếng Việt lớp 4 các em phải đi trả lời các câu hỏi xoay quanh nội dung bài học, từ đó rút ra được ý nghĩa sau bài đọc này.

Đến với bài tập đọc chị em tôi tiếng Việt lớp 4, vuihoc.vn sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi của bài và cung cấp những nội dung quan trọng của bài.

1. Nội dung bài tập đọc "Chị em tôi"

Chị em tôi

Nội dung của bài Chị em tôi là gì

Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:

- Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.

Ba tôi mỉm cười:

- Ờ, nhớ về sớm nghe con!

Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận, nhưng đều tặc lưỡi cho qua.

Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đưa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về.

Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:

- Em đi tập văn nghệ.

- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

Nó cười giả bộ ngây thơ:

- Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo chị đi học nhóm mà!

Tôi sững sờ đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.

Từ đó tôi không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

Theo LIÊN HƯƠNG

2. Soạn bài "Chị em tôi" tiếng việt lớp 4

2.1. Cô chị xin phép ba đi đâu?

Trả lời: Cô chị xin phép ba đi học nhóm.

2.2. Cô bé có đi học thật không? Em đoán xem cô đi đâu?

Trả lời: Cô bé không đi học. Cô bé đã đi tới rạp chiếu bóng.

2.3. Cô chị đã nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?

Trả lời: Cô đã nói dối rất nhiều lần. Bởi mỗi lần nói dối cô đều rất lễ phép xin cha và mọi chuyện diễn ra đúng như cô mong muốn, không bị ai phát hiện. Nên hành động nói dối đó sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.

2.4. Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?

Trả lời: Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba đều rất ân hận nhưng rồi tặc lưỡi cho qua.

2.5. Vì sao cô chị lại cảm thấy ân hận?

Trả lời: Vì cô chị đã nói dối việc mình đi học nhóm để đi chơi. Nói dối là hành động không tốt ảnh hưởng xấu tới việc phát triển và hình thành tính cách của con người. Đặc biệt là nói dối cha mẹ để làm những chuyện sai trái, chưa được sự cho phép của người lớn.

2.6. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?

Trả lời: Cô em đã nói chuyện gặp chị ở rạp chiếu bóng trước mặt ba và ba cô đã biết được cô nói dối việc đi học nhóm.

2.7. Cô chị sẽ nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?

Trả lời: “Ngước nhìn ba tôi đợi một trận cuồng phong”. Cô nghĩ mình sẽ bị mắng và bị phạt rất nặng.

2.8. Thái độ của người cha lúc đó thế nào?

Trả lời: Người cha buồn rầu nói: Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.

2.9. Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?

Trả lời: Bởi cô em cũng nói dối ba như cách mà cô chị nói dối ba. Cô chị nhận thức được việc nói dối là không tốt và là tấm gương xấu cho em. Biết ba yêu thương, quan tâm hai chị em mà lại khiến ba buồn rầu. Chính là động lực giúp cô chị tỉnh ngộ.

3. Ý nghĩa của bài đọc "Chị em tôi"

Sau khi học bài đọc chị em tôi chúng ta rút ra được bài học: không được nói dối.

Nói dối là một tính xấu làm mất niềm tin, sự tin tưởng của những người thân quen dành cho chúng ta cũng như sự tôn trọng của chúng ta đến cho mọi người.

Hành động nói dối nếu không tự chấm dứt sớm sẽ để lại nhiều hệ quả xấu rất dễ có những lần nói dối tiếp theo. Là tấm gương xấu khi người khác nhìn vào.

Qua đó con cần rèn luyện đức tính trung thực, thật thà luôn vâng lời cha mẹ, thầy cô phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi.

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Nội dung của bài Chị em tôi là gì

Kết thúc bài tập đọc chị em tôi tiếng Việt lớp 4 này con cần rút ra được bài học: không được nói dối, cần rèn luyện đức tính thật thà. Bên cạnh đó để học tốt tiếng Việt con thường xuyên theo dõi vuihoc.vn nhé.

Giúp con nắm chắc công thức và các dạng toán khó phần Phân số, hình học... từ đó làm bài tập nhanh và chính xác. Mục tiêu điểm 10 môn Toán.

900.000

Chỉ còn 750.000

Chỉ còn 2 ngày