Nội dung của kỹ năng nghe giảng là gì

Sau khi kết thúc mỗi tiết giảng, bạn nhận ra rằng mình chẳng nhớ điều gì? Có bao giờ bạn cảm thấy buồn ngủ trong mỗi tiết học? Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc với bạn, thì hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây để cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình. Lắng nghe là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong công việc và cuộc sống.

1/ Tập trung vào từ khóa

Thầy, cô giáo sẽ nhấn mạnh những từ khóa thậm chí viết lên bảng và gạch chân những khái niệm quan trọng mà bạn cần ghi nhớ.

2/ Chú ý ngôn ngữ cơ thể

Hãy chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ của giảng viên như nhíu mày, tạm dừng, ánh mắt… đây là những biểu hiện cho thấy thầy, cô giáo đang muốn nhấn mạnh những điểm mà bạn cần chú ý trong bài giảng.

3/ Chú ý những phản ứng của riêng bạn.

Khi giáo viên của bạn nói điều gì đó thú vị, gây tò mò, hay ngạc nhiên hãy chú ý gật đầu hoặc mỉm cười. Điều này giúp bạn chú ý hơn vào những điều thầy, cô giáo đang nói. Bạn vẫn đang phản ứng với bài giảng có nghĩa là bạn vẫn đang nghe giảng.

4/ Tránh đưa ra dự đoán

Nếu chúng ta nghĩ là biết những điều thầy, cô giáo sắp giảng tới, chúng ta sẽ dừng nghe giảng và bắt đầu lơ đãng.

5/ Tập trung vào lời nói chứ không phải là thầy, cô giáo

Đừng để bị phân tâm bởi ngoại hình của thầy cô giáo, hãy tập trung chú ý vào những gì họ đang muốn truyền đạt tới bạn.

6/ Đừng để bị cuốn vào một chi tiết

Đừng để tâm trí của bạn đi lang thang. Hãy gạt đi những suy nghĩ về đồ ăn, âm nhạc, hay mơ mộng ra khỏi đầu của bạn.

Khi bạn đang nghe giảng, bạn sẽ nghe thấy một vài từ mà bạn không hiểu. Đừng bỏ qua điều này, hãy viết ra và gạch chân. Bạn có thể giơ tay để trình bày những thắc mắc với giáo viên của mình.

Và nếu bạn nghe giảng kết hợp với ghi chép, bạn sẽ nhanh chóng mường tượng ra những gì đã diễn ra ở bài giảng trước hoặc bạn sẽ có những ý tưởng mới hơn về kiến thức sắp học. Vì vậy, bạn nên ghi chép những điểm cần chú ý sang lề vở, những gợi ý đó sẽ giúp bạn sau này.

Nếu một học sinh/sinh viên khác đặt một câu hỏi hãy ghi lại các câu hỏi và câu trả lời vào vở của bạn. Đây có thể là điều thầy cô sẽ hỏi trong bài kiểm tra.

Nếu giáo viên của bạn cho phép, hãy cố gắng ghi âm lại các bài giảng. Bạn có thể nghe/xem lại các bài giảng sau này khi bạn đang lái xe hoặc nghỉ ngơi.

Nghe là một quá trình tiếp thu tin chiếm tới 45% thời gian thức của người. Do đó cách nghe hợp lý sé giúp chúng ta tiếp thu được nhiều kiến thức trong thời gian quy định.

Người nghe là phải nắm được ý đồ của người giảng, ý chính của bài giảng, từ đó suy nghĩ về lập luận của người giảng và phát hiện những vấn đề mới trong khi nghe giảng, để đạt được điều này thì chỉ có cách duy nhất là phải tập trung chú ý vào bài giảng

Các kiến thức trong một bài, cũng như các bài trong một chương, là một chuỗi các chân lý, cái nọ nảy sinh từ cái kia. Có tập trung chú ý, ta sẽ lần từ khâu này sang khâu khác một cách dễ dàng. Nếu không tập trung, một vài khâu sẽ gián đoạn, phải tốn công và thì giờ mới nối lại được thành chuỗi cũ. Tập chung chú ý sẽ làm bài học dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

Tập trung chú ý còn giúp trí tưởng tượng phát triển và – điều quan trọng đối với thanh niên – là giúp việc loại bỏ ấn tượng mệt mỏi, không hứng thú của một tư duy vô trật tự, và vì thế sẽ kích thích tinh thần ham học hỏi, ưa sưu tầm kiến thức của mỗi người. Tập trung chú ý, ta sẽ thấy bài giảng nào cũng đầy lý thú.

Nghe giảng muốn có năng suất cao nhất về thu hoạch kiến thức, bộ não phải làm việc tích cực chứ không chỉ ghi nhận kiến thức một cách thụ động, thông qua việc thu âm cũng thụ động của cái tai.

Nhiều thí nghiệm đã cho thấy rằng nếu tập trung chú ý, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50 phần trăm.

Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết hợp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu, thì hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời, chú ý nghe thì quên ghi hay trái lại. Nhưng chỉ sau một thời gian tập luyện, ai cũng có thể kết hợp các khả năng này.

Khả năng tập trung không phải bẩm sinh. Thuộc tính của động vật là phân tán tư tưởng, con thú chỉ tập trung chú ý khi rình mồi hay lẩn tránh kẻ thù, tức là trong những tình huống nhất định. Tập trung chú ý theo ý muốn là bản lĩnh của con người, chỉ thành hình sau quá trình rèn luyện. Ở thiếu nhi, tư tưởng thực chất là phân tán. Vì vậy rèn luyện khả năng tập trung cần được quan tâm ngay từ tuổi vỡ lòng.

Trong trường, về mặt này có thể có hai loại học sinh: loại chăm chỉ, quen tập trung chú ý vào một việc nhất định đang phải làm và loại phân tán chú ý đồng thời vào nhiều vấn đề. Loại thứ nhất thường xuyên xếp hạng giỏi, còn loại thứ hai thường xếp hạng yếu.

Học sinh yếu cũng có hai loại, loại không chăm chỉ về bất cứ môn học gì và loại chỉ tập trung vào những môn mình thích. Nếu bạn thuộc loại thứ nhất, thì đây là một hiện tượng khá nguy hiểm, vì lúc ở nhà trường ta đã không chú ý tới học hành thí sau khi ra trường, cũng sẽ không chú ý tới bất cứ một công việc gì. Và tiền đồ của những người như thế không sáng sủa lắm, hoặc anh ta là kẻ ăn bám xã hội, hoặc là một người lao động không thể nào trở thành tiên tiến.

Ngay nếu thuộc loại học sinh thứ hai, ta cũng phải chú ý rèn luyện để có thể tập trung vào những môn học mình không thích. Không phải ai sau khi ra trường cũng chọn được việc làm phù hợp sở thích. Nếu thiếu thói quen tốt là tập trung chú ý vào mọi việc từ nhỏ tới lớn, từ việc lạ tới việc quen, anh cũng không thể trở thành người lao động tiến bộ trong nghề nghiệp của mình.

Hơn nữa, rèn luyện tập trung vào những môn không thích, ta sẽ đồng thời rèn luyện được nghi lực, chủ động tập trung khi cần thiết. Đây là khả năng quý báu giúp con người thành công trong mọi việc.