Phương pháp đánh giá chất lượng thuốc bột năm 2024

I.Đại cương 1.Định nghĩa DĐVN II tập 3 quy định về thuốc bột như sau: " Bột là dạng thuốc rắn khô tơi để uống hoặc dùng ngoài được điều chế từ nhiều hoặc một loại bột thuốc có kích thước xác định bằng cách trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất ". Như vậy, cấu trúc cơ bản của thuốc bột là tiểu phân dược chất rắn đã được phân chia đến kích thước xác định (tức là bột thuốc). Trong thuốc bột kép, ngoài tiểu phân dược chất rắn, có thể dược chất lỏng hay mềm nhưng không dược vượt quá tỷ lệ cho phép gây ảnh hưởng đến thể chất khô tơi của thuốc bột. Trong y học cổ truyền thuóoc bột được gọi là " thuốc tan ". Thuốc bột là một trong các dạng thuốc được dùng sớm nhất trong bào chế. Nhưng gần đây do sự ra đời của nhiều dạng thuốc mới đi từ thuốc bột viên nén, nang cứng... nên việc sử dụng thuốc bột đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, về thực chất, cấu trúc của các dạng thuốc rắn (như viên nén, nang thuốc...) đều đi từ tiểu phân dược chát rắn. Do đó, hiện nay người ta nghiên cứu khá nhiều về bột thuốc để nâng cao SKD của các dạng thuốc rắn. 1.Phân loại 1.1.Dựa vào thành phần: Người ta chia thành 2 loại:-Thuốc bột đơn (Pulveres simplices): trong thành phần chỉ có một dược chất.-Thuốc bột kép (Pulveres compositi): trong thành phần có từ hai dược chất trở lên. Thí dụ: Lục nhất tán: Bột hoạt thạch 6 phần Bột cam thảo 1 phần Trộn thành bột kép đồng nhất. Trong thành phần của bột thuốc ngoài dược chất, còn có thể có tá dược. Trong thuốc bột thường gặp các loại tá dược sau:-Tá dược độn hay pha loãng: hay gặp trong bột nồng độ, dùng đẻ pha loãng các dược chất độc hay tác dụng mạnh. Trong đó hay dùng nhất là Lactose.-Tá dược hút: Dùng cho các bột kép có chất lỏng, mềm, háo ẩm tham gia vào thành phần của thuốc bột. Hay dùng các loại như calcicarbonat, magnesi carbornat, magnesi oxyd... Lượng dùng tùy theo tỷ lệ các chất lỏng, mềm có trong công thức thuốc bột.-Tá dược bao: Dùng để cách ly các dược chất tương kỵ trong bột kép. Thường dùng các bột trơ như magnesi oxyd, magnesi carbornat..., lượng dùng bằng một nửa cho đến đồng lượng với các chất cần bao.-Tá dược màu: thường dùng cho bột kép chứa các dược chất độc hay tác dụng mạnh, chiếm tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp bột kép, để kiểm tra sự phân tán đồng nhất của các dược chất này trong khối bột. Hay dùng nhất là đỏ carmin với tỷ lệ 25%-100% so với dược chất cần kiểm tra sự phân tán.-Tá dược điều hương vị: thường dùng bột đường, đường hóa học, các loại tinh dầu hoặc các chất thơm tổng hợp như với các dạng thuốc khác. 2.2. Dựa vào cách phân liều, đóng gói: có hai loại-Bột phân liều (Pulveres divisi): Là thuốc bột sau khi điều chế xong được chia sẵn thành liều một lần dùng-Bột không phân liều (Pulveres indivisi): Là thuốc bột sau khi bào chế xong, người bào chế đóng gói toàn bộ lượng thuốc bột vào dụng cụ thích hợp. Bột không phân liều thường là bột dùng ngoài được đựng trong các lọ rộng miệng. Bột không phân liều bào chế theo đơn, trong đơn thuốc không chỉ định phân liều mà thường ghi hướng dẫn cách dùng , cánh sử dụng.-Dựa vào kích thước tiểu phân (KTTP): DĐVN II, tập 3 chia thành 5 loại:

Page 117 - Kiểm nghiệm thuốc

  1. 117
``` Thuốc cốm. Sau khi hoà tan hay tạo thành hỗn dịch, chế phẩm thu được phải đáp
                 ứng các yêu cầu đối với sirô.
  1. Kiểm nghiệm các dạng thuốc rắn
                     3.1. Kiểm nghiệm thuốc bột
                           3.1.1. Khái niệm
                           Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có
                     chứa một hay nhiều loại dược chất. Ngoài dược chất, thuốc bột còn có thể thêm các
                     tá dược như tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá dược điều hương, vị, ...
                           Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để dùng ngoài.
                           3.1.2. Yêu cầu chất lượng và phương pháp thử
                           3.1.2.1. Tính chất
                                Bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất.
                           Cách thử: Trải một lượng bột vừa đủ thành một lớp mỏng trên một tờ giấy
                     trắng mịn. Quan sát màu sắc bằng mắt thường, dưới ánh sáng tự nhiên.
                           Số lượng đơn vị mẫu thử có thể từ 3 – 5 đơn vị.
                           Đánh giá: Chế phẩm đạt yêu cầu nếu đạt như mô tả.
                           3.1.2.2. Độ ẩm
                                Các thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá 9,0%, trừ chỉ dẫn
                     khác.
                                Cách thử:
    
    • Tùy theo từng chế phẩm mà có yêu cầu sử dụng phương pháp xác định
                       độ ẩm khác nhau như: Sấy trong tủ sấy ở áp suất thường, sấy ở áp suất giảm, làm
                       khô trong bình hút ẩm với những chất hút nước mạnh như acid sulfuric đậm đặc,
                       định lượng hàm lượng nước bằng thuốc thử Karl - Fisher.
                                  Khi tiến hành theo phương pháp làm khô dùng hộp lồng thủy tinh hoặc
                       chén cân có nắp mài làm bì đựng mẫu thử. Bì được làm khô trong 30 phút theo
                       phương pháp và điều kiện qui định của chuyên luận, để nguội trong bình hút ẩm,
                       sau đó cân xác định khối lượng. Cân ngay vào bì một khối lượng chính xác mẫu thử
                       theo  qui  định  trong  chuyên  luận.  Mẫu  thử  được  dàn  thành  lớp  mỏng  có  độ  dày
                       không quá 5 mm. Nếu mẫu thử có kích thước lớn thì nghiền nhanh trước khi cân.
                                                                 113
      
      `