Plx đánh giá kém khả quan năm 2024

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị với 3 cổ phiếu DGW và 2 cổ phiếu dầu khí dựa trên đánh giá về triển vọng doanh nghiệp. Chứng khoánCổ phiếu đáng chú ý ngày 23/8: DGW, PLC (HN:), PLXBăng Băng • 22/08/2023 18:51Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị với 3 cổ phiếu DGW và 2 cổ phiếu dầu khí dựa trên đánh giá về triển vọng doanh nghiệp.

Chứng khoán Vietcap (VCSC (HM:)): Tăng giá mục tiêu cho DGW thêm 28%

VCSC dự phóng cổ phiếu CTCP Thế Giới Số (HM:) thêm 28% dù mã này đã tăng mạnh 60% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu của DGW cao hơn chủ yếu được thúc đẩy do mở rộng thời gian dự phóng từ năm 2027 đến năm 2028 của VCSC.

Với những thành công gần đây của DGW trong việc chiếm được các hợp đồng phân phối sản phẩm ngoài ICT (ví dụ: hàng tiêu dùng, thiết bị điện gia dụng và hàng tiêu dùng công nghiệp), nhóm phân tích lạc quan hơn về triển vọng đạt được doanh thu cao hơn và biên lợi nhuận ổn định hơn trong trung hạn và dài hạn của DGW.

CTCK kỳ vọng việc ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế vào Việt Nam sẽ thúc đẩy nhu cầu dành cho các nhà cung cấp dịch vụ mở rộng thị trường như DGW trong dài hạn. Trong trung hạn, VCSC cho rằng DGW sẽ là công ty được hưởng lợi đầu tiên từ sự phục hồi của ngành ICT được kỳ vọng trong giai đoạn 2024-2025.

Chứng khoán BIDV (HM:) (BSC) khuyến nghị mua PLC giá mục tiêu 38.400 đồng/cp

Trong quý 2/2023, doanh thu thuần của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HM:) (PLC) đạt 1.881 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ). Trong đó, doanh thu mảng nhựa đường đạt 950 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ), chiếm 50,5% tổng doanh thu; doanh mảng dầu mỡ nhờn đạt 433 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ); doanh mảng hóa chất đạt 492 tỷ đồng (giảm 25% so với cùng kỳ).

Theo BSC)”, doanh thu quý 2 của PLC kém khả quan so với cùng kỳ chủ yếu do giá bán bình quân các sản phẩm giảm từ 20%-25% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá các nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao (đặc biệt là mảng dầu mỡ nhờn tăng 15% so với cùng kỳ), khiến biên lợi nhuận gộp của PLC giảm xuống 13,6% (cùng kỳ đạt 15,3%). LNST của PLC trong quý II đạt 36 tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ).

Lũy kế 6 tháng/2023, DTT của PLC đạt 3.850 tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ) và LNST đạt 69 tỷ đồng (giảm 22% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 43% kế hoạch về doanh thu và 43% kế hoạch về lợi nhuận cả năm.

Chứng khoán Vietcombank (HM:) (VCBS) nâng khuyến nghị từ TRUNG LẬP lên MUA đối với cổ phiếu PLX

Động lực tăng giá gồm:

1Chính Phủ giảm thuế nhập khẩu và tăng chi phí kinh doanh định mức khi tính giá bán cơ sở xăng dầu.

Nguồn cung xăng dầu trong nước cơ bản ổn định, không còn nhiều rủi ro gián đoạn bất ngờ như cùng kỳ năm 2022.

Ngành hàng không Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2023 là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu Jet A1.

Thoái vốn thành công tại PGBank giúp nâng cao năng lực tài chính của công ty.

Kế hoạch đầu tư công vào cơ sở hạ tầng giao thông sẽ là động lực dẫn dắt chính cho mảng kinh doanh hóa dầu trong năm 2023.

6. Gia tăng kinh doanh các hoạt động phi xăng dầu trên mỗi cửa hàng xăng dầu.

Theo VCBS, PLX vẫn là cổ phiếu có cơ bản tốt được lựa chọn nhóm ngành xăng dầu và chúng tôi vẫn đánh giá triển vọng khả quan khi nguồn cung xăng dầu ổn định và thay đổi trong công thức điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức được điều chỉnh tăng sẽ hỗ trợ tăng lợi nhuận trên mỗi lít xăng, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp PLX trong năm 2023.

Vì vậy, VCBS vẫn giữ giá mục tiêu của PLX ở mức 45.780 đồng/cp như trong “Báo cáo ngành Xăng dầu 2H2023” vào ngày 01/08/2023. Với giá mục tiêu 45.780 đồng/cp – tương đương triển vọng tăng 21% so với giá hiện tại ngày 22/08/2023. Đồng thời, VCBS nâng khuyến nghị từ TRUNG LẬP lên MUA đối với cổ phiếu PLX.

Kết quả kinh doanh của PLX trong quý 1/2023 nhìn chung vẫn có được nhiều sự khả quan. Tuy doanh thu bán hàng chỉ tăng nhẹ 0,6% nhưng do tiết kiệm được chi phí giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp của quý vẫn tăng 28% so với cùng kỳ. Cộng với doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh đã bù đắp được cho sự tăng lên của các loại chi phí hoạt động còn lại. Vì vậy sau khi khấu trừ tất cả chi phí, Petrolimex đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng khá tích cực (+50,9%) so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, tình hình tài chính của PLX tiếp tục duy trì được sự ổn định. Cơ cấu tài chính đã trở nên cân bằng hơn khi Công ty đã tăng cường hoàn trả các khoản nợ chiếm dụng, phải trả người bán, giúp cho tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm còn 58,6%. Cơ cấu tài sản cũng khá vững chắc khi hàng tồn kho và tài sản cố định là các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, đồng thời các tài sản như tiền mặt, đầu tư tài chính ngắn hạn cũng có số dư cao giúp cho mặt thanh khoản của Công ty được đảm bảo


cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 của PLX

Về mặt kết quả kinh doanh

Theo báo cáo BCTC từ Petrolimex, có một số điểm nổi bật trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 4 và lũy kế cả năm 2022 như sau:

Plx đánh giá kém khả quan năm 2024
Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của PLX

  • Trong quý 4/2022, PLX thu về 78.383 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng khá mạnh gần 59% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, thu từ hoạt động tài chính của Công ty cũng tăng đột biến (+217%), chủ yếu nhờ lãi chênh lệch tỷ giá và thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng.
  • Về mặt chi phí, một số khoản đã có mức tăng mạnh khi so với cùng kỳ như giá vốn hàng bán tăng 60%, chi phí tài chính cũng tăng cao do ảnh hưởng của lãi tiền vay phải trả. Ở chiều ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp của PLX đã được tiết giảm 1,6% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ tất cả các loại chi phí, PLX ghi nhận lợi nhuận sau thế hợp nhất đạt 1.414 tỷ đồng, tăng đột biến 101,7% so với quý 4/2021.
  • Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh hai quý đầu năm chưa được tích cực nên khi tính lũy kế cả năm 2022, kết quả lợi nhuận của PLX vẫn có sự suy giảm đáng kể hơn 38,8% so với năm 2021. Sự sụt giảm này phần lớn đến từ việc chi phí đầu vào tăng mạnh khiên cho giá vốn hàng còn tăng mạnh hơn cả doanh thu cùng với tác động bất lợi của chi phí tài chính.

Tình hình tài chính

Plx đánh giá kém khả quan năm 2024
Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của PLX

Về mặt tài sản:

  • Tại thời điểm 31/12/2022, quy mô tổng tài sản hợp nhất của PLX đạt mức 73.811 tỷ đồng, tăng 13,9% so với mức đầu năm. Trong đó các khoản mục có mức tăng mạnh nhất là tiền và tương đương tiền (+87,5%), các khoản phải thu ngắn hạn với chủ yếu là phải thu khách hàng (tăng 57,7%) và hàng tồn kho (tăng gần 31%).
  • Cơ cấu tài sản của PLX nhìn chung là phù hợp với ngành nghề kinh doanh xăng dầu khi tài sản ngắn hạn chiếm phần nhiều với hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất 23,3% trong tổng tài sản. Đáng chú ý là Công ty cũng duy trì tỷ trọng cao đối với các tài sản có tính thanh khoản tốt như tiền mặt (15,7% tổng tài sản) và đầu tư tài chính ngắn hạn (9,6% tổng tài sản).

Về mặt nguồn vốn:

  • Tổng các khoản nợ phải trả của Petrolimex tại cuối quý 3 là 46.004 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,3% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, đang chú ý nhất là các khoản phải trả người bán cuối kỳ tăng khá mạnh hơn 51% so với đầu năm và chiếm đến 32,6% tổng nguồn vốn. Số dư vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm nhẹ 1,3% so với đầu năm và ở mức 14.034 tỷ đồng. Trong khi vay tài chính dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 1,1% trong cơ cấu vốn và đã giảm hơn 28% trong năm 2022.
  • Mức sử dụng đòn bẩy tài chính của Petrolimex đang tương đối cao khi nợ phải trả đang chiếm hơn 62% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty cũng chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nơ vay dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ khi công ty không có nhiều nhu cầu xây dựng, mua sắm tài sản cố định.

Tình hình dòng tiền

  • Tổng lưu chuyển tiền thuần trong năm 2022 của Petrolimex ở mức dương 5.422 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức âm 4.415 tỷ của cùng kỳ năm trước, điều này giúp cho lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng mạnh 87,5% so với thời điểm đầu năm.
  • Xét về cơ cấu, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khởi sắc, đóng góp 4.422 tỷ đồng so với mức âm 656 tỷ của năm 2021. Điều này là khá bất ngờ trong bối cảnh lợi nhuận kinh doanh của Công ty sụt giảm mạnh so với năm trước. Ngoài ra, hoạt động đầu tư trong năm 2022 cũng thu về 3.036 tỷ đồng cho PLX chủ yếu nhờ thu hồi các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Trong khi đó, hoạt động tài chính đã chi ròng 2.036 tỷ đồng để trả nợ gốc vay và trả cổ tức cho cổ đông.

Nhận xét

Hoạt động kinh doanh của Petrolimex trong quý 4/2022 có sự cải thiện một cách bất ngờ khi lợi nhuận trước thuế ghi nhận trong quý tăng mạnh gần 101,7% khi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể bù đắp được các kết quả kém tích cực của hai quý đầu năm nên PLX đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 đã giảm 38,8% so với năm 2021. Mặc dù doanh thu cả năm 2022 tăng khá tốt nhưng chi phí đầu vào tăng mạnh cùng ảnh hưởng tiêu cực từ chi phí tài chính đã bào mòn lợi nhuận của PLX. Biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 4,1%, giảm mạnh so với mức 7,5% của cùng kỳ, biên lợi nhuận ròng cũng rất mỏng với chỉ 0,63%.

Tuy kết quả kinh doanh chưa được tốt nhưng tình hình tài chính của PLX nhìn chung vẫn có được sự ổn định. Mặc dù công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, đặc biệt là các khoản vay, nợ ngắn hạn nhưng với số dư tiền mặt cao cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn nên các hệ số thanh toán trong ngắn hạn của PLX vẫn được đảm bảo.


cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 của PLX

Về mặt kết quả kinh doanh

Theo báo cáo KQKD từ Petrolimex, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

Plx đánh giá kém khả quan năm 2024

  • Trong quý 3/2022, PLX thu về 73.695 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng khá mạnh 112,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn hàng bán trong kỳ cũng tăng cao nên lợi nhập gộp của Doanh nghiệp tăng không quá mạnh với +37,7% so với quý 3/2021.
  • Thu từ hoạt động tài chính trong quý 3 đạt 279 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ, trong khi lãi từ các công ty liên doanh, liên kết tăng 95,9% và đạt 143 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính trong kỳ của của PLX tăng khá mạnh +49% so với cùng kỳ, chủ yếu do ảnh hưởng của lỗ chênh lệch tỷ giá.
  • Các chi phí hoạt động khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của PLX cũng có mức tăng đáng kể với lần lượt +25% và 31,5% so với cùng kỳ.
  • Sau khi tổng hợp các khoản doanh thu và chi phí, Petrolimex ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 313 tỷ đồng, tăng 179% so với cùng kỳ, kết quả tăng đột biến này một phần do mức nền so sánh của quý 3/2021 tương đối thấp do ảnh hưởng của dịch Covid. Ngoài ra, do kết quả của 2 quý đầu năm kém tích cực nên tính lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của PLX mới chỉ đạt 614 tỷ đồng, giảm hơn 79% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Các chỉ số về khả năng sinh lời của PLX nhìn chung là chưa tích cực và có sự suy giảm. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của 9 tháng đầu năm chỉ ở mức 3,56%, giảm so với mức 8,06% của cùng kỳ năm 2021, biên lợi nhuận ròng cũng sụt giảm mạnh, chỉ đạt 0,22% so với 2,01 trong cùng kỳ năm trước.

Tình hình tài chính

Plx đánh giá kém khả quan năm 2024

Về mặt tài sản

  • Tại thời điểm 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của PLX đạt mức 71.026 tỷ đồng, tăng 9,6% kể từ đầu năm. Trong đó, tăng mạnh nhất là các khoản đầu tư tài chính dài hạn, với +48% so với thời điểm đầu năm, chủ yếu là tăng các khoản đầu tư vào trái phiếu (đạt 4.200 tỷ đồng tại cuối quý 3).
  • Xét về cơ cấu tài sản, đầu tư tài chính dài hạn, phải thu khách hàng ngắn hạn cùng hàng tồn kho là các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của PLX.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng các khoản nợ phải trả của Petrolimex tại cuối quý 3 là 44.613 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,8% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản phải trả người bán cuối kỳ tăng khá mạnh với +48,9% so với đầu năm và chiếm đến hơn 33% tổng nguồn vốn. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm nhẹ 6,3% so với đầu năm và ở mức 13.329 tỷ đồng. Trong khi vay và nợ thuê tài chính dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 1,4% trong cơ cấu vốn.
  • Quy mô vốn chủ sở hữu của PLX tại ngày 30/9/2022 đạt 26.413 tỷ đồng, giảm 6,5% so với thời điểm đầu năm, chủ yếu do nguồn lợi nhuận chưa phân phối giảm mạnh.

Về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán

  • Mức sử dụng đòn bẩy tài chính của Petrolimex đang khá cao khi nợ phải trả đang chiếm gần 63% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty cũng chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nơ vay dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ khi công ty không có nhiều nhu cầu xây dụng, mua sắm tài sản cố định.
  • Về mức độ thanh khoản thì Công ty đang duy trì các hệ số thanh toán ngắn hạn ở mức khá đảm bảo. Ngoài ra, công ty đang nắm giữ lượng tiền mặt khá lớn cộng với các khoản đầu tư tài chính lớn với chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, nên không có gì đáng ngại về mặt thanh khoản cũng như khả năng trả nợ.

Tình hình dòng tiền

Tổng lưu chuyển tiền thuần ở mức dương 1.342 tỷ, cải thiện mạnh so với mức âm 4.221 tỷ của cùng kỳ năm trước, điều này giúp cho lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng đáng kể với hơn 22% so với thời điểm đầu năm.

Xét về cơ cấu, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khởi sắc, đóng góp 3.692 tỷ đồng so với mức âm 5.545 của cùng kỳ năm trước. Điều này là khá bất ngờ trong bối cảnh kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của PLX sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Còn lại, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính của Công ty đều mở mức âm trong 9 tháng đầu năm.

Nhận xét

Hoạt động kinh doanh của Petrolimex trong quý 3/2022 có phần được cải thiện khi lợi nhuận trước thuế ghi nhận trong quý tăng mạnh gần 180% khi so với cùng kỳ. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể bù đắp được các kết quả kém tích cực của hai quý trước nên lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của Công ty tiếp tục ghi nhận mức sụt giảm lớn (-79,2%) so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù doanh thu tăng khá tốt nhưng chi phí đầu vào tăng mạnh đã bào mòn lợi nhuận của PLX. Biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 3,56%, giảm mạnh so với mức 8,06% của cùng kỳ, biên lợi nhuận ròng cũng rất mỏng với chỉ 0,22%.

Tình hình tài chính của PLX nhìn chung là ổn định. Mặc dù công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, đặc biệt là các khoản vay, nợ ngắn hạn nhưng với số dư tiền mặt cao cộng tỷ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn nên các hệ số thanh toán trong ngắn hạn của PLX vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi trong 9 tháng đầu năm, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của PLX tăng mạnh, đặc biệt là các khoản đầu tư trái phiếu tăng 2.200 tỷ đồng so với đầu năm.